"Hành trình" của cơn đau nửa đầu trong cơ thể bạn

Đau nửa đầu là một bệnh thần kinh có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Chứng đau nửa đầu thường được di truyền và ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Chẩn đoán đau nửa đầu được xác định dựa trên tiền sử lâm sàng, triệu chứng và loại trừ các nguyên nhân khác. Chứng đau nửa đầu có thể bắt đầu từ thời thơ ấu hoặc có thể không xảy ra cho đến khi trưởng thành sớm.

1. Triệu chứng

Đau nửa đầu thường bắt đầu ở thời thơ ấu, thanh thiếu niên hoặc giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành, “hành trình” của đau nửa đầu được tiến triển qua bốn giai đoạn: giai đoạn triệu chứng mơ hồ (prodrome), giai đoạn hào quang (aura), giai đoạn tấn công (attack) và giai đoạn sau cơn đau (post-drome). Tuy nhiên, không phải người bệnh bị đau nửa đầu nào cũng đều trải qua các giai đoạn giống nhau.

Giai đoạn triệu chứng mơ hồ (prodrome)

Diễn ra từ một hoặc hai ngày trước khi bị đau nửa đầu, người bệnh có thể nhận thấy những thay đổi rất khó để nhận ra và đây là dấu hiệu cảnh báo chứng đau nửa đầu thực sự sắp tới, bao gồm:

  • Táo bón
  • Tâm trạng thay đổi, từ trầm cảm sang hưng phấn
  • Thèm ăn
  • Cứng cổ
  • Khát nhiều và đi tiểu nhiều
  • Ngáp thường xuyên

Giai đoạn hào quang (aura)

Đối với một số người, hào quang có thể xảy ra trước hoặc trong khi đau nửa đầu, diễn ra do đảo ngược của hệ thống thần kinh. Mỗi triệu chứng kể trên thường bắt đầu dần dần, ban đầu chỉ trong vài phút và sau đó kéo dài trong vòng 20 đến 60 phút.

Ví dụ về chứng đau nửa đầu bao gồm:

  • Hiện tượng thị giác, chẳng hạn như nhìn thấy nhiều hình dạng, điểm sáng hoặc tia sáng
  • Mất thị lực
  • Cảm giác kim châm ở một cánh tay hoặc chân
  • Yếu hoặc tê ở mặt hoặc một bên của cơ thể
  • Nói khó
  • Nghe thấy tiếng ồn hoặc âm nhạc
  • Không thể kiểm soát giật hoặc chuyển động khác

Giai đoạn tấn công (attack)

Đau nửa đầu thường kéo dài từ bốn đến 72 giờ nếu không được điều trị và mức độ thường xuyên xảy ra đau nửa đầu khác nhau ở từng người bệnh, từ hiếm khi hoặc nhiều lần trong một tháng. Trong cơn đau nửa đầu, người bệnh có:

  • Đau nửa đầu bên trái phía trước, đau nửa đầu trái sau, đau thường ở một bên đầu, nhưng có thể ở cả hai bên
  • Đau nhói hoặc cảm giác đầu giật giật
  • Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và đôi khi nhạy cảm với mùi và chạm vào vật gì đó
  • Buồn nôn và nôn

Giai đoạn sau cơn đau (post-drome)

Sau cơn đau nửa đầu, người bệnh có thể cảm thấy kiệt sức, bối rối và mệt trong một ngày mà không làm được gì. Một số người bệnh khác lại cảm thấy phấn khởi sau con đau.

hanh-trinh-cua-con-dau-nua-dau-trong-co-ban-1
Cần đi khám khi nào?

Khi nào người bệnh cần đi khám bác sĩ?

Đau nửa đầu thường không được chẩn đoán và không được điều trị. Nếu người bệnh thường xuyên có các dấu hiệu và triệu chứng của chứng đau nửa đầu, hãy ghi chép lại các triệu chứng như thời gian xuất hiện của mỗi triệu chứng, có những triệu chứng nào và cách người bệnh điều trị triệu chứng này. Sau đó hãy đến gặp bác sĩ để khám về những cơn đau đầu này.

Ngay cả khi người bệnh có tiền sử đau đầu, hãy đi khám bác sĩ nếu kiểu đau đầu thay đổi hoặc xuất hiện đột nhiên và người bệnh cảm thấy các triệu chứng lần này khác với các triệu chứng đau đầu ở lần trước.

Đi khám ngay lập tức hoặc đến phòng cấp cứu nếu người bệnh có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào sau đây:

  • Cơn đau đầu đột ngột, dữ dội như sấm sét
  • Nhức đầu kèm theo sốt, cứng cổ, rối loạn tâm thần, co giật, nhìn đôi, yếu, tê hoặc khó nói
  • Đau đầu sau chấn thương ở đầu, đặc biệt nếu cơn đau đầu càng trở nên tồi tệ hơn
  • Nhức đầu mãn tính và nặng hơn sau khi ho, gắng sức, căng thẳng hoặc di chuyển đột ngột
  • Triệu chứng đau nửa đầu xuất hiện sau tuổi 50
hanh-trinh-cua-con-dau-nua-dau-trong-co-ban-2
Đau nửa đầu xuất hiện sau tuổi 50

2. Nguyên nhân

Hiện nay, các bác sĩ và các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được chính xác nguyên nhân của đau nửa đầu nhưng yếu tố di truyền và một số yếu tố môi trường có thể đóng vai trò nhất định trong khởi phát cơn đau nửa đầu. Hoặc do những thay đổi trong não và tương tác của nó với dây thần kinh sinh ba (trigeminal neuralgia) dẫn đến mất cân bằng hóa chất não, bao gồm serotonin, đây là chất giúp điều chỉnh cơn đau trong hệ thống thần kinh.

Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu vai trò của serotonin trong chứng đau nửa đầu. Bên cạnh đó, các chất dẫn truyền thần kinh khác cũng đóng một vai trò nhất định trong cơn đau nửa đầu, bao gồm peptide liên quan đến gen calcitonin (CGRP).

Có một số tác nhân khác gây đau nửa đầu, bao gồm:

  • Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ. Biến động estrogen trước hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh có thể gây ra đau đầu ở phụ nữ.
  • Thuốc nội tiết tố, như thuốc tránh thailiệu pháp thay thế hormone, có thể làm trầm trọng thêm chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy đau nửa đầu của họ xảy ra ít hơn khi dùng các loại thuốc này.
  • Đồ uống, bao gồm rượu, đặc biệt là rượu vang và sử dụng quá nhiều caffeine.
  • Căng thẳng tại nơi làm việc hoặc ở nhà có thể gây ra chứng đau nửa đầu.
  • Kích thích cảm giác. Dưới tác động của một số yếu tố kích thích như ánh sáng rực rỡ, chói lòa, ánh sáng mặt trời, âm thanh lớn, các mùi mạnh (nước hoa, sơn mỏng hơn và khói thuốc) có thể gây ra chứng đau nửa đầu ở một số người.
  • Thay đổi giấc ngủ. Mất ngủ, ngủ quá nhiều hoặc hiện tượng jet lag do thay đổi múi giờ xảy ra sau khi bay qua các quốc gia có múi giờ khác nhau có thể gây ra chứng đau nửa đầu.
  • Các yếu tố thể lực như hoạt động quá sức, bao gồm cả hoạt động tình dục, có thể gây ra chứng đau nửa đầu.
  • Thời tiết thay đổi hoặc thay đổi áp suất khí quyển.
  • Thuốc tránh thai và thuốc giãn mạch, như nitroglycerin, có thể làm nặng thêm chứng đau nửa đầu.
  • Phụ gia thực phẩm, bao gồm chất tạo ngọt aspartame và bột ngọt được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org, healthline.com, hopkinsmedicine.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

858 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan