Hướng dẫn người bệnh chuẩn bị phẫu thuật Kỳ 2: Ngày phẫu thuật

Tài liệu được viết bởi Điều dưỡng Susana Gabriel Garcia – Đơn nguyên Phòng mổ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Trong ngày phẫu thuật, người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước phẫu thuật cũng như thực hiện đầy đủ các chỉ dẫn như: ngừng sử dụng thuốc, chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ y tế....

Chương III: Ngày phẫu thuật

1. Nhịn ăn

Quý khách cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước phẫu thuật. Quý khách có thể uống nước cho đến lúc trước 2 tiếng phẫu thuật. Không được hút thuốc. Được phép uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ với một ngụm nước.

Tại sao phải nhịn ăn trước phẫu thuật?

Nhịn ăn giúp phòng ngừa việc hít các vật thể lạ, chất nôn vào đường thở. Điều này có thể rất nguy hiểm. Cơ thể chúng ta có cơ chế rất hiệu quả phòng ngừa đó, nhưng nó sẽ không hoạt động khi chúng ta hôn mê. Vì vậy, việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ gây mê là rất quan trọng.

Nếu quý khách mới ăn và phải phẫu thuật cấp cứu thì bác sĩ gây mê sẽ đánh giá nguy cơ hít các vật thể lạ khi hôn mê. Kể cả nếu bạn được gây tê vùng (xem phần gây mê trang tiếp theo) việc tuân thủ các hướng dẫn nhịn ăn cũng rất quan trọng vì có thể quý khách có thể phải gây mê toàn thân.

2. Thuốc

Không uống bất kỳ loại thuốc nào trừ khi được chỉ định bởi bác sĩ. Một vài bệnh nhân có thể được phép uống thuốc cùng với một ngụm nước vào ngày phẫu thuật.

Dị ứng thuốc
Không uống bất kỳ loại thuốc nào trừ khi được chỉ định bởi bác sĩ

Phần IV: Nhập viện

Nếu quý khách đã đặt lịch hẹn, quý khách có thể đến thẳng khoa Ngoại. Điều dưỡng sẽ hỗ trợ quá trình nhập viện của quý khách. Trong trường hợp không đặt lịch hẹn mổ, bạn có thể đến phòng khám của bệnh viện để kiểm tra và đặt hẹn.

Các đồ dùng bạn cần mang?

  • Thẻ Vingroup, CMT hoặc hộ chiếu.
  • Tờ form bảo hiểm nếu được yêu cầu. Bảo hiểm xã hội hoặc bảo hiểm tư nhân (nếu có) (Cần được trình trong vòng 24 giờ sau nhập viện)
  • Mang theo bản sao các kết quả xét nghiệm và film XQ, siêu âm, nội soi hoặc các kết quả khác.
  • Hộp đựng kính, lọ đựng răng giả hoặc máy trợ thính nếu có thể.
  • Các món đồ ưa thích như: Ipod, sách, đồ chơi...

Ghi chú: Tất cả các loại thuốc mà quý khách mang từ nhà cần phải được kiểm tra bởi bác sĩ tại bệnh viện Vinmec.

Phần V: Bộ phận chăm sóc

Quý khách sẽ được dẫn thẳng tới khoa phẫu thuật, một điều dưỡng sẽ tiếp đón và chuẩn bị cho quý khách trước phẫu thuật thông qua việc hỏi một số câu hỏi. Sau khi đo huyết áp, mạch, nhịp thở và nhiệt độ, điều dưỡng sẽ đảm bảo tất cả các thông tin cần thiết đã có trong hồ sơ bệnh án của quý khách.

Trước khi vào trong phòng mổ, điều dưỡng sẽ xác nhận lại danh tính của quý khách và sẽ yêu cầu quý khách tháo răng giả và máy trợ thính, nếu cần thiết. Điều dưỡng sẽ nhắc quý khách tắm trước phẫu thuật. Quý khách sẽ mặc áo choàng của bệnh viện và sau đó sẽ đi cùng với điều dưỡng vào phòng mổ.

Phần VI: Phòng mổ

Một người nhà của bạn có thể đi cùng tới cửa ra vào của phòng mổ, nếu quý khách muốn. Trong trường hợp trẻ em thì mẹ hoặc bố có thể đi cùng để xác nhận tất cả các thông tin bên trong khu vực tiếp đón.

Một điều dưỡng phòng mổ sẽ một lần nữa xác nhận lại danh tính và hồ sơ y tế của quý khách. Nếu quý khách có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngại hỏi điều dưỡng.

Khi ở trong phòng mổ, quý khách sẽ được giúp đỡ để di chuyển từ xe cáng sang bàn mổ. Phòng mổ được duy trì ở nhiệt độ mát, và có bao gồm một vài dụng cụ phẫu thuật và chiếu sáng đặc biệt.

Thông thường mọi người trong phòng mổ sẽ bao gồm phẫu thuật viên, một phẫu thuật viên hỗ trợ nếu cần thiết, bác sĩ gây mê, các điều dưỡng, cũng như một hoặc vài nhân viên khác. Quý khách sẽ được gây mê toàn thân khi bác sĩ phẫu thuật đến.

Các chỉ số sinh tồn như huyết áp, nhịp tim, độ oxy, và nhịp thở sẽ được đo xuyên suốt buổi phẫu thuật. Một thành viên của đội gây mê sẽ sắp xếp truyền dịch tĩnh mạch và thực hiện thuốc và đo độ bão hòa oxy cho quý khách.

Phần VII: Gây mê

Quý khách sẽ cần gây mê cho việc phẫu thuật. Việc gây mê sẽ được thực hiện bởi bác sĩ gây mê. Bác sĩ gây mê sẽ trao đổi thông tin gây mê phù hợp nhất với quý khách, dựa theo các vấn đề ưu tiên cũng như tình trạng sức khỏe, tuổi và loại phẫu thuật mà quý khách sẽ được thực hiện.

Có 3 loại gây mê cơ bản:

  • Gây mê toàn thân: Gây mê toàn thân thích hợp với hầu hết các ca phẫu thuật. Việc này giúp cho quý khách mất hoàn toàn nhận thức, cử động và cảm giác đau đớn.
  • Gây mê từng vùng: Gây mê tùng vùng bao gồm: Gây tê ngoài màng cứng, gây tê tủy sống, khối tĩnh mạch của chi trên và chi dưới. Nó chỉ gây mê một phần của cơ thể (như cánh tay, chân) và quý khách vẫn sẽ tỉnh táo.
  • Gây mê tại chỗ: Gây mê tại chỗ được chỉ định bởi phẫu thuật viên hoặc bác sĩ gây mê. Phần được phẫu thuật sẽ chịu ảnh hưởng bởi liều tiêm gây mê tại chỗ.
  • An thần: Việc chỉ định dùng thuốc an thần để tạo ra tình trạng thoải mái hoặc chìm vào giấc ngủ. Nó có thể được kết hợp với gây mê vùng hoặc tại chỗ.

Bác sĩ gây mê tại Vinmec sẽ thực hiện gây mê cùng với điều dưỡng gây mê. Hai điều dưỡng sẽ kiểm tra thuốc an thần trước khi sử dụng cho quý khách để ngăn ngừa bất cứ những tai biến nào.

Mục tiêu là để không có bất cứ tai biến nào.

Các biến chứng nguy hiểm như co giật, tê liệt, tử vong, v.v. là cực kỳ hiếm. Sau khi gây mê toàn thân, quý khách có thể bị buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chóng mặt, đau họng, đau cơ, ... Sau khi gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tủy sống, huyết áp có thể giảm và trong 1% trường hợp, bệnh nhân có thể bị đau đầu trong những ngày sau phẫu thuật . Nếu quý khách vẫn còn thắc mắc, đừng ngần ngại trao đổi với bác sĩ gây mê vào buổi sáng của cuộc phẫu thuật để cùng xử lý.

Gây mê
Gây mê toàn thân thích hợp với hầu hết các ca phẫu thuật. Nếu có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình gây mê bạn có thể trao đổi với bác sĩ để cùng xử lý

Phần VIII: Phòng hồi tỉnh

Sau ca phẫu thuật, quý khách sẽ được đưa đến phòng hồi tỉnh. Quý khách sẽ được kiểm tra huyết áp, mạch, nhịp thở và theo dõi liên tục cho đến khi tình trạng quý khách được ổn định.

Quý khách sẽ được thở mặt nạ oxy qua miệng và mũi. Họng quý khách sẽ hơi đau.

Nếu quý khách cảm thấy lạnh, buồn nôn, hoặc đau xin báo ngay cho điều dưỡng. Điều dưỡng sẽ đưa cho quý khách chăn ấm và thực hiện thuốc cho tình trạng buồn nôn và đau của quý khách.

Khi quý khách đã hoàn toàn tỉnh , cơn đau được kiểm soát và tình trạng quý khác đã ổn định, điều dưỡng từ phòng hồi tỉnh sẽ cung cấp thông tin liên quan đến ca phẫu thuật của quý khách cho điều dưỡng khoa Ngoại. Sau đó quý khách sẽ được chuyển về khoa Ngoại với điều dưỡng đó và thành viên trong gia đình (nếu có).

Quay lại phòng bệnh của quý khách

Điều dưỡng sẽ giúp quý khách ổn định trên giường bệnh. Điều dưỡng sẽ đo các chỉ số sinh tồn (huyết áp, mạch, nhịp thở và mức oxy và nhiệt độ) và kiểm tra vết mổ, dịch truyền, dẫn lưu,..

Thời gian thăm người bệnh

Thời gian thăm người bệnh: 11h30 sáng- 13h00 chiều và 16h30-21h00 vào buổi tối.

Quý khách yêu cầu thẻ khách hàng tại quầy lobby ở tầng 1.

Mọi thông tin xin liên hệ Hotline các bệnh viện:

  1. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City: (+84) 2439743556
  2. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park: (+84) 2836221166 hoặc (+84) 2836221188
  3. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng: (+84) 2363711111
  4. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang: (+84) 2583900168
  5. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng (+84) 2257309888
  6. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long: (+84) 2033828188
  7. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc : (+84) 297398558

Mời quý khách tiếp tục theo dõi các phần tiếp theo của Tài liệu Hướng dẫn người bệnh chuẩn bị phẫu thuật:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Nhiễm trùng vết mổ phải làm sao
    Phân loại nhiễm khuẩn vết mổ

    Hàng năm, số người bệnh mắc nhiễm trùng vết mổ nông, sâu ước tính khoảng 2 triệu người. Đây là loại nhiễm khuẩn thường gặp nhất, với số lượng lớn nhất trong các loại nhiễm khuẩn bệnh viện và cách ...

    Đọc thêm
  • co-can-cao-long-vung-chuan-bi-phau-thuat
    Có cần cạo lông vùng chuẩn bị phẫu thuật?

    Phẫu thuật là một can thiệp điều trị đặc biệt trên người bệnh, yêu cầu sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ nhiều phía để đạt thành công cao nhất. Trong đó, vai trò từ chính bệnh nhân cũng góp phần ...

    Đọc thêm
  • Vết mổ lấy thai
    Dự phòng nhiễm khuẩn vết mổ

    Nhiễm khuẩn vết mổ là một trong những nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp. Theo nghiên cứu tại các nước phát triển, có khoảng 5% bệnh nhân phẫu thuật mắc nhiễm khuẩn vết mổ. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm ...

    Đọc thêm
  • Mổ nội soi điều trị ruột đôi
    Chảy máu sau mổ: Khi nào nguy hiểm?

    Phẫu thuật là một trong những biện pháp ngoại khoa được áp dụng để điều trị hiệu quả một số bệnh lý. Tuy nhiên, đây là biện pháp can thiệp có xâm lấn nên bệnh nhân thường gặp phải rất ...

    Đọc thêm
  • Vết mổ
    Sử dụng kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn vết mổ

    Nhiễm trùng vết mổ được xem là một nhiễm trùng bệnh viện rất phổ biến hiện nay, xảy ra sau khi bệnh nhân trải qua một cuộc phẫu thuật để điều trị một bệnh lý nào đó. Nhiễm trùng vết ...

    Đọc thêm