Ánh nắng mặt trời ảnh hưởng đến da như thế nào?

Da hấp thụ ánh sáng mặt trời để giúp sản xuất vitamin D và cần thiết cho xương. Tuy nhiên, tia uv của ánh nắng mặt trời cũng có thể gây ra tổn thương cho da, làm cháy, sạm và giảm độ đàn hồi, dẫn đến lão hóa sớm nếu không biết cách chăm sóc.

1. Bản chất của ánh nắng mặt trời

Ánh nắng mặt trời có nhiều tác động xấu đến làn da, có thể dẫn đến lão hóa, ung thư và một loạt các bệnh liên quan khác. Tiếp xúc với tia cực tím (tia UV) sẽ gây ra khoảng 90% các triệu chứng tổn thương da.

Thành phần chủ yếu của ánh nắng mặt trờitia UV, được chia thành các loại dựa trên bước sóng tương đối của chúng (được đo bằng nanomet, hoặc nm):

  • Bức xạ UVC (100 đến 290 nm);
  • Bức xạ UVB (290 đến 320 nm);
  • Bức xạ UVA (320 đến 400 nm);

Trong đó, tia UVC có bước sóng ngắn nhất và gần như bị hấp thụ hoàn toàn bởi tầng ôzôn. Như vậy, loại tia uv này không thực sự ảnh hưởng đến da. Tuy nhiên, bức xạ UVC vẫn có thể được tìm thấy từ các nguồn nhân tạo như đèn hồ quang thủy ngân và đèn diệt khuẩn.

Còn lại là bức xạ UVB, không dễ xuyên qua kính nhưng vẫn gây ảnh hưởng đến lớp ngoài cùng của da (biểu bì) và là nguyên nhân chính gây cháy nắng. Cường độ cao nhất của tia UVB là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, khi ánh sáng mặt trời sáng nhất. Đồng thời cũng gay gắt hơn trong những tháng mùa hè, chiếm khoảng 70% mức độ phơi nhiễm tia UVB hàng năm của một người.

Ngược lại, bức xạ UVA, không lọc được bằng kính, từng được cho là chỉ có tác dụng nhỏ trên da nhưng các nghiên cứu ngày nay đã chỉ ra rằng tia UVA là nhân tố chính gây hại cho da vì có khả năng đi sâu vào da hơn UVB.

2. Ảnh hưởng trên da do tia UVA và UVB

Cả bức xạ UVA và UVB đều có thể gây ra rất nhiều bất thường liên quan đến da, bao gồm: Hình thành nếp nhăn, rối loạn liên quan đến lão hóa, ung thư da và suy giảm khả năng miễn dịch đối với nhiễm trùng. Đồng thời, tia UV còn chứa đựng các giả thiết có khả năng phân hủy collagen và hình thành các gốc tự do, làm cản trở quá trình sửa chữa DNA ở cấp độ phân tử.

Bức xạ UV là làm tăng số lượng nốt ruồi trên các vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đây cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến sự phát triển của các tổn thương tiền ác tính được gọi là dày sừng actinic. Dày sừng hoạt tính được coi là tiền ung thư vì cứ 100 người thì có một người phát triển thành ung thư biểu mô tế bào vảy, thường gặp trên mặt, tai và mu bàn tay.

Tiếp xúc với tia cực tím cũng có thể gây ra dày sừng tiết bã nhờn, xuất hiện giống như những tổn thương giống mụn cơm "mắc kẹt" trên da. Không giống như dày sừng hoạt tính, dày sừng tiết bã không có khuynh hướng phát triển thành ác tính.

Thường xuyên tiếp xúc với tia UV là nguyên nhân chính gây ung thư da
Thường xuyên tiếp xúc với tia UV là nguyên nhân chính gây ung thư da

3. Phân hủy sợi collagen và xuất hiện các gốc tự do

Bức xạ tia cực tím có thể khiến các cấu trúc collagen bị phá vỡ với tốc độ cao hơn quá trình lão hóa da bình thường. Cơ chế giúp tia UV thực hiện được điều này là thâm nhập vào lớp giữa của da (hạ bì), gây ra sự tích tụ bất thường của elastin, làm phá vỡ collagen. Khi kéo dài thời gian tiếp xúc, quá trình này bị đẩy nhanh, dẫn đến hình thành nếp nhăn và làn da mau chóng bị chảy xệ.

Tia UV cũng là một yếu tố kích thích hình thành các gốc tự do. Bởi vì các điện tử được tìm thấy theo từng cặp, phân tử trong gốc tự do phải tìm kiếm điện tử bị thiếu từ các phân tử khác, gây ra một chuỗi phản ứng làm hỏng tế bào ở cấp độ phân tử. Các gốc tự do làm tăng số lượng các enzym phân hủy collagen, gián tiếp thay đổi vật chất di truyền của tế bào theo hướng ác tính.

4. Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch

Hệ thống miễn dịch có nhiệm vụ làm “lá chắn”, chống các tác nhân gây nhiễm trùng và cả những tế bào lạ, bất thường dù của chính cơ thể, bao gồm cả ung thư. Hàng rào bảo vệ miễn dịch này bao gồm các tế bào bạch cầu chuyên biệt được gọi là tế bào lympho T và tế bào da được gọi là Langerhans. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá mức, một số hóa chất được giải phóng có tác dụng tích cực ngăn chặn các tế bào này, làm suy giảm khả năng phản ứng miễn dịch toàn thân.

Tuyến phòng thủ miễn dịch cuối cùng của cơ thể là apoptosis hay quá trình tự chế của tế bào. Theo đó, các tế bào bị tổn thương nghiêm trọng sẽ tự bị giết và chúng không thể trở thành ung thư. (Đây là một trong những lý do tại sao da bị bong tróc ra sau khi bị cháy nắng.) Trong khi quá trình này vẫn chưa được hiểu đầy đủ, việc tiếp xúc với tia cực tím quá mức dường như ngăn chặn quá trình apoptosis, tạo cơ hội cho các tế bào tiền ung thư trở thành ác tính.

Năng lượng từ tia UV khi tác động trong thời gian dài sẽ làm thay đổi cấu trúc da
Tia UV nếu tác động trong thời gian dài sẽ làm thay đổi cấu trúc của da

5. Tổn thương da do tiếp xúc ánh nắng

Năng lượng từ tia UV khi tác động trong thời gian dài sẽ làm thay đổi cấu trúc da, dẫn đến là hiện tượng đàn hồi do năng lượng mặt trời. Hệ quả là da nhăn thô và sạm. Năng lượng từ ánh nắng mặt trời cũng có thể khiến thành mạch máu mỏng hơn, dẫn đến dễ bị bầm tím và nổi gân nhện trên bề mặt.

Cho đến nay, những thay đổi tăng sắc tố do ánh nắng mặt trời gây ra phổ biến nhất là tàn nhang. Tàn nhang được hình thành khi các tế bào sản xuất sắc tố của da (tế bào hắc tố) bị tổn thương, dẫn đến các nốt tàn nhang to ra. Một loại khác là các đốm đồi mồi, thường xuất hiện trên mu bàn tay, ngực, vai, cánh tay và lưng trên thường thấy ở người lớn tuổi. Các đốm tăng sắc tố này hoàn toàn không liên quan đến tuổi tác như vẫn thường ngộ nhận mà là hậu quả của tổn thương da do ánh nắng mặt trời.

Ngược lại, tiếp xúc với tia UV lâu dài cũng có thể dẫn đến sự xuất hiện của các đốm trắng trên chân, tay và cánh tay do năng lượng bức xạ mặt trời gây phá hủy các tế bào hắc tố trong da.

6. Ung thư da và u hắc tố

Khả năng gây ung thư da của ánh nắng mặt trời đã được biết đến từ lâu. 3 loại ung thư da thường gặp trên lâm sàng là ung thư tế bào hắc tố, ung thư biểu mô tế bào đáyung thư biểu mô tế bào vảy.

Trong đó, u tế bào hắc tố ác tính là loại gây chết người nhiều nhất trong 3 loại vì khả năng di căn mạnh mẽ hơn. Ngược lại, ung thư biểu mô tế bào đáy có tần suất gặp cao nhất nhưng thường lan rộng tại chỗ thay vì di căn. Còn lại ung thư biểu mô tế bào vảy là loại phổ biến thứ 2 và di căn nhanh, mặc dù không phổ biến như u tế bào hắc tố ác tính.

Tóm lại, ánh nắng mặt trời có nhiều công dụng đối với sức khỏe nếu mỗi người có biện pháp bảo vệ, chăm sóc da thích hợp khỏi sự phơi nhiễm quá mức. Thường xuyên tiếp xúc với tia UV trong nhiều năm là nguyên nhân chính gây ung thư da. Vì vậy, mọi người đều có thể tự bảo vệ mình bằng các biện pháp đơn giản như che đậy các vùng da nhạy cảm, bôi kem chống nắng, tránh ra ngoài khi ánh nắng mặt trời chiếu mạnh,...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

26.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan