Những điều bạn cần biết về dầu Lanolin

Dầu lanolin là một chất sáp có nguồn gốc từ cừu. Đặc tính dưỡng ẩm, làm mềm da, khiến dầu này trở thành một thành phần hiệu quả trong việc chống khô da và tóc. Lanolin cũng được sử dụng như một loại kem dưỡng ẩm cho môi hoặc đầu ngực bị nứt nẻ.

1. Dầu lanolin là gì?

Dầu lanolin (Lanolin oil) là một loại dầu được chiết xuất từ da cừu, nó tương tự như những chất được tiết ra từ tuyến bã trên da của chúng ta. Tuy nhiên, nó không giống hẳn chất được tiết ra từ tuyến bã của người, vì không chứa chất béo trung tính.

Loại dầu này có tác dụng điều hòa và giúp bảo vệ lông cừu. Nhờ đặc tính trên mà dầu lanolin ngày nay được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm mỹ phẩm, chăm sóc da và tóc của con người.

Dầu lanolin được chiết xuất bằng cách đưa lông cừu qua máy ly tâm để tách dầu khỏi các hóa chất và mảnh vụn khác. Quy trình thực hiện sau khi cừu được xén lông nên việc chiết xuất lanolin không gây hại cho cừu. Loại dầu này được dùng nhiều trong các loại son dưỡng môi, kem dưỡng da...

2. Lợi ích của dầu lanolin

Nhờ đặc tính dưỡng da mà dầu lanolin được sử dụng như một chất làm mềm, dịu da, tránh tình trạng khô da và mất nước của cho da.

Theo một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lanolin có thể làm giảm lượng nước mất qua da từ 20 đến 30 phần trăm. Cho nên chúng rất có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, giảm cảm giác khô ráp hay da bị bong tróc.

3. Một số ứng dụng của dầu lanolin

Lanolin có tác dụng như chất làm mềm và dưỡng ẩm, làm chậm sự mất nước trên da. Một số ứng dụng đơn giản được sử dụng dầu lanolin có thể áp dụng như:

  • Sử dụng dầu lanolin với nếp nhăn trên mặt

Nhiều sản phẩm được quảng cáo vì lợi ích chống lão hóa do có chứa dầu lanolin hoặc rượu lanolin. Điều này có thể khiến người mua tin rằng dầu lanolin có khả năng chống lại nếp nhăn.

Mặc dù có rất ít bằng chứng khoa học cho thấy trường hợp này xảy ra, nhưng lanolin có thể giữ gấp đôi trọng lượng trong nước. Điều này làm làn da căng mọng, giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn.

Dầu lanolin có công dụng trong việc chống lại nếp nhăn
Dầu lanolin có công dụng trong việc chống lại nếp nhăn

  • Dùng dầu lanolin cho tóc

Nhờ chất làm mềm, giữ ẩm của dầu lanolin, nên chúng có thể là cách rất tốt để chống lại tình trạng khô khi thoa lên tóc ướt hoặc ẩm. Dầu Lanolin thường dính hơn các loại dầu khác và gội bằng dầu gội hay giấm táo có thể làm sạch, giúp loại bỏ triệt để dầu trên tóc.

  • Dưỡng môi

Nghiên cứu chỉ ra rằng, kem lanolin tỏ ra hiệu quả ở những người bị khô môi do tác dụng phụ của hóa trị.

Lanolin có thể xuyên qua hàng rào bảo vệ môi, thay vì các thành phần khác chỉ cung cấp độ ẩm cho lớp trên cùng của môi. Nó thường được coi là an toàn cho trẻ sơ sinh bị nứt nẻ môi.

  • Dầu lanolin cho tình trạng núm vú bị nứt

Lanolin được khuyên dùng để phục hồi độ ẩm và làm dịu núm vú bị nứt nẻ ở những người đang cho con bú.

Những người đang tích cực cho con bú nên tìm kiếm lanolin 100% nguyên chất và tinh chế. Lanolin không được tinh chế có thể gây ra phản ứng dị ứng khi trẻ ăn phải nó.

4. Một số tác dụng phụ và cách phòng ngừa khi sử dụng dầu lanolin

Dầu lanolin có thể rất hiệu quả đối với những người không bị dị ứng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, một số ít người có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Dị ứng dầu lanolin: Loại dầu này có thể gây ra tình trạng dị ứng khi tiếp xúc với da của một số người. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, có khoảng 1,7% số người sử dụng lanolin gây ra phản ứng dị ứng. Một số triệu chứng dị ứng có thể gồm: Sưng vị trí bôi của như mắt, môi, miệng, phát ban trên da... Phòng ngừa tình trạng dị ứng bằng cách kiểm tra thành phần của sản phẩm chứa dầu lanolin, nếu có thì không nên sử dụng.
  • Ngộ độc dầu lanolin: Tình trạng ngộ độc có thể xảy ra khi chẳng may ăn phải loại dầu này. Nhất là khi dùng son dưỡng môi cần chú ý cẩn thận để không nuốt phải quá nhiều dầu. Một số biểu hiện của tình trạng ngộ độc như tiêu chảy, phát ban, sưng đỏ da, nôn... Phòng tránh bằng cách không sử dụng quá nhiều trên những vùng có nguy cơ nuốt phải như môi, tránh xa tầm với của trẻ để tránh trẻ ăn phải loại dầu này.
Dầu lanolin có thể gây tình trạng đau bụng khi bị ngộ độc
Dầu lanolin có thể gây tình trạng đau bụng khi bị ngộ độc

Dầu lanolin có nhiều trong các sản phẩm dưỡng ẩm, có tác dụng dưỡng ẩm tốt. Tuy nhiên một số người sử dụng sẽ gây ra chứng dị ứng hay chẳng may nuốt quá nhiều gây ngộ độc. Nếu có dấu h

iệu bất thường khi sử dụng dầu lanolin thì cần dừng ngay lập tức và có thể đến bệnh viện để được kiểm tra.

Tốt nhất để đạt được hiệu quả cao, trước khi sử dụng bạn nên tìm hiểu kỹ cũng như xem loại da của mình có phù hợp khi dùng dầu Lanolin hay không?

Nếu cần tư vấn hoặc tham khảo thêm thông tin về làm đẹp, sức khỏe, khách hàng có thể truy cập website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để có thêm nhiều kiến thức hữu ích khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

21.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan