Bệnh teo ruột non ở trẻ sơ sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Văn Trọng - Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Nhi, phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ - Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Bệnh teo ruột non bẩm sinh là dị tật ống tiêu hoá và cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây tắc ruột ở trẻ sơ sinh, bệnh nhi cần phải phẫu thuật cấp cứu nếu không trẻ có thể bị tử vong hay để lại các biến chứng nặng liên quan đến dinh dưỡng, phát triển thể chất và chất lượng cuộc sống sau này.

1. Triệu chứng của bệnh teo ruột non

Bệnh teo ruột non (tiếng Anh là Intestinal atresia) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả tắc nghẽn hoàn toàn hoặc tắc nghẽn bất cứ vị trí nào trong ruột non. Mặc dù bệnh lý này có thể xảy ra đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa, nhưng ruột non thường là vị trí thường hay xảy ra nhất.

Tần số, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán ở mỗi bệnh nhi sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí đường ruột bị teo.

Ruột non được chia thành ba phần chính: tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng. Teo ruột bẩm sinh thường được phân loại dựa theo vị trí bị teo, tắc hoặc hẹp. Ví dụ, tắc tá tràng bẩm sinh, tắc hỗng tràng bẩm sinh và tắc hồi tràng bẩm sinh.

Tắc tá tràng bẩm sinh có thể đi kèm với dị tật đường ruột, thoát vị hoặc khiếm khuyết thành bụng bóp nghẹt ruột non và làm gián đoạn lượng máu cung cấp cho ruột. Khoảng một nửa số trẻ sơ sinh bị tắc tá tràng sinh non và hơn 30 phần trăm mắc hội chứng Down. Từ 50 đến 75% trẻ có những bất thường ảnh hưởng đến các bộ phận khác của hệ thống tiêu hóa, tim hoặc thận.

Nếu trẻ sơ sinh mắc bệnh teo ruột non và dẫn tới tắc ruột, thì các triệu chứng sẽ được phát hiện trong vòng một hoặc hai ngày sau khi sinh như:

  • Trẻ không chịu bú
  • Trẻ bị nôn
  • Bụng trẻ phình to
Trẻ nôn trớ buổi đêm
Một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ teo ruột nôn là trẻ bị nôn

2. Nguyên nhân của teo ruột non

Các chuyên gia tin rằng nguyên nhân của bệnh teo ruột non là do nguồn cung cấp máu đến ruột của thai nhi không đủ trong quá trình phát triển. Bệnh này có xu hướng liên quan đến di truyền, mặc dù nguyên nhân di truyền cụ thể vẫn chưa các nhà khoa học chứng minh đầy đủ.

3. Chẩn đoán teo ruột non

Để chẩn đoán teo ruột non, bước đầu tiên, bác sĩ cần thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán để phát hiện nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng trên của trẻ sơ sinh. Nếu nghi ngờ tắc ruột sau khi sinh ra, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán tìm vị trí tắc, bao gồm:

  • Chụp X-quang ổ bụng hoặc siêu âm bụng.
  • Chụp X-quang đường tiêu hóa dưới có cản quang: gồm trực tràng, ruột già và phần dưới của ruột non. Bác sĩ sẽ sử dụng một chất tương phản tia X được đưa vào trực tràng dưới dạng thuốc xổ để bao phủ bên trong ruột. Sau đó, trẻ sẽ được chụp X-quang. Trên hình ảnh X-quang này sẽ cho thấy các khu vực hẹp, vật cản, chiều rộng của ruột và các vấn đề khác.
  • Chụp X-quang đường tiêu hóa trên có cản quang: Bác sĩ sẽ sử dụng dung dịch barium được đưa vào cơ thể trẻ bằng đường uống hoặc đặt ống sonde qua miệng hoặc mũi để đưa dung dịch này vào dạ dày. Sau đó, trẻ được chụp X-quang để đánh giá các cơ quan tiêu hóa.

Các bác sĩ cũng có thể thực hiện các nghiên cứu hình ảnh về tim và thận của con bạn để kiểm tra các bất thường đôi khi đi kèm với tắc nghẽn đường ruột.

X- quang tắc ruột
Chụp X - quang ổ bụng sẽ chẩn đoán được bệnh teo ruột non

4. Điều trị teo ruột non

Phẫu thuật thường là lựa chọn duy nhất để điều trị teo ruột non cũng như tắc nghẽn đường ruột. Trong khi phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật sẽ phải mở bụng và loại bỏ phần ruột bị bệnh lý như hoại tử, giãn. Đồng thời, bác sĩ sẽ cố gắng giữ càng nhiều ruột khỏe mạnh càng tốt và sau đó, bác sĩ sẽ kết nối lại ruột của trẻ.

Sau phẫu thuật, trẻ sẽ được nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch cho đến khi bác sĩ cho phép trẻ ăn bằng đường miệng. Tuy nhiên, quá trình này sẽ diễn ra từ từ, bằng cách giảm lượng dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch và tăng dần cho bú và cuối cùng là bú hoàn toàn.

Bệnh teo ruột non ở trẻ sơ sinh có thể phòng tránh được nếu như trong quá trình mang thai, thai phụ được chăm sóc tốt, bổ sung đủ sắt. Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:

  • Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao
  • Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
  • Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
  • Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Childrenshospital.org; Cincinnatichildrens.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan