Các dấu hiệu cảnh báo trẻ bị viêm phế quản phổi

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các Bác sĩ Nội trú Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Bệnh viêm phế quản phổi hay viêm phổi ở trẻ em là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp thường gặp, là nguyên nhân chính dẫn đến phải nhập viện do biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là gây tử vong. Cha mẹ cần nắm được những biểu hiện của viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ để có thái độ xử trí đúng cách sớm nhất cho trẻ.

1. Dấu hiệu của viêm phế quản phổi trẻ em

Viêm phế quản phổi trẻ em là bệnh nhiễm trùng phổi, khi tình trạng các túi khí bên trong phổi hay còn gọi là phế nang chứa nhiều mủ và các chất dịch khá, khiến phổi khó khăn trong việc trao đổi khí. Các vấn đề về hô hấp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các triệu chứng, dấu hiệu của viêm phế quản phổi bắt đầu từ nhẹ đến nặng. Tùy vào tình trạng, thể trạng của từng trẻ mà trẻ bị viêm phế quản phổi sẽ có các dấu hiệu điển hình như:

  • Thở nhanh: Chúng ta có thể đếm được nhịp thở của trẻ trong trọn một phút để xem trẻ có thở nhanh hay không. Gọi là thở nhanh khi:

+ Nhịp thở từ 60 lần/ 1 phút trở lên ở trẻ dưới 2 tháng.

+ Từ 50 lần /1 phút trở lên ở trẻ từ 2- 11 tháng.

+ Từ 40 lần /1 phút trở lên trẻ từ 12 th đến 5 tuổi.

  • Thở khò khè.
  • Thở rút lõm lồng ngực.
  • Ho.
  • Sốt cao hoặc hạ nhiệt độ.
  • Nghẹt mũi.
  • Cảm giác ớn lạnh.
  • Nôn, buồn nôn.
  • Ngực đau.
  • Bụng đau.
  • Trẻ ít hoạt động, lười hoạt động, thậm trí li bì, khó đánh thức.
  • Trẻ mất cảm giác thèm ăn, ăn kém, bị mất nước.
  • Có tím môi, móng tay, chân.

Khi trẻ đã có triệu chứng viêm phổi, cần được đưa đến Cơ sở Y tế thăm khám và điều trị ngay.

Trắc nghiệm: Nhận biết sớm dấu hiệu chậm phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ

Nếu 6 tuổi không biết đếm số, 7 tuổi vẫn chưa phân biệt được giữa thực tế và tưởng tượng thì có thể bé chậm phát triển thể chất và trí tuệ hơn so với bạn bè cùng lứa. Bạn đã nhận biết được các dấu hiệu bất thường sớm này chưa? Cùng làm nhanh bài trắc nghiệm sau để trang bị thêm kiến thức cho mình nhé!

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Ma Văn Thấm
Ma Văn Thấm
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Nhi
Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

2. Chăm sóc, phòng ngừa trẻ bị viêm phế quản phổi như thế nào?

Trẻ bị viêm phế quản phổi cần chăm sóc đúng cách và phòng ngừa bệnh cho trẻ như sau:

  • Cần đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ, cho trẻ uống đủ nước. Cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh. Bổ sung vitamin D, kẽm.
  • Đảm bảo nơi ở của trẻ phải thoáng mát, hợp vệ sinh.
  • Giữ gìn môi trường sống của trẻ không thuốc lá, khói bụi.
  • Tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch.
  • Thường xuyên vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý.
  • Giữ ấm về mùa đông, khi trời trở lạnh.
  • Rửa tay.
  • Phát hiện sớm và điều trị dứt điểm các bệnh về hô hấp cấp và mãn tính.
  • Biết khi nào cần đưa trẻ tái khám: Tái khám theo hẹn sau 2 ngày để đánh giá xem hiệu quả điều trị có tốt hay không hoặc khám lại ngay nếu thấy trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau: Thở khó khăn hơn (thở nhanh hơn, thở co lõm lồng ngực), trẻ không thể uống được nước, trẻ trở nên mệt hơn.
  • Tránh tiếp xúc với người bị viêm đường hô hấp cấp tính.
Ho là một triệu chứng điển hình của viêm phế quản phổi ở trẻ

3. Điều trị bệnh viêm phế quản phổi như thế nào?

Viêm phế quản phổi trẻ em phụ thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng của bệnh, mức độ nặng hay nhẹ bác sĩ sẽ có các hướng điều trị phù hợp. Những trường hợp viêm phế quản phổi nhẹ, chưa có biến chứng, thì cha mẹ hoàn toàn có thể chăm sóc tại nhà đúng cách theo sự tư vấn của bác sĩ. Theo đó, cha mẹ cần cho con ăn uống đủ chất, cho trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng thiếu nước. Phụ huynh cần làm thông mũi cho trẻ bằng cách nhỏ mũi 2-3 giọt nước muối sinh lý, dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt cần tránh trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi để hạn chế tình trạng bệnh nặng thêm.

Trẻ bị viêm phế quản phổi cần được bác sĩ chuyên khoa Nhi khám và điều trị

Lưu ý khi trẻ có các dấu hiệu sau thì cần cho trẻ đến bệnh viện:

  • Sốt cao hoặc hạ nhiệt độ.
  • Bú kém, bỏ ăn.
  • Thở rít, thở khò khè hoặc ngừng thở ở trẻ sơ sinh.
  • Ngủ li bì, tím tái, quấy khóc thậm chí là co giật,...

Tình trạng viêm phế quản phổi ở trẻ nhỏ không thể chủ quan trong phòng ngừa, điều trị khi có các triệu chứng. Cha mẹ cần chú ý các biểu hiện của con để nắm bắt tình trạng sức khỏe cụ thể để biết cách đối phó. Khi không thể tự chăm sóc con ở nhà thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để nhận được sự tư vấn, khám và định hướng điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.

Trẻ em ở bất kỳ giai đoạn nào cũng rất dễ mắc phải bệnh lý viêm phổi. Vì vậy, cha mẹ nên bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ có chứa thành phần lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất, đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi, cảm cúm ở trẻ.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

THÔNG PHẾ PHÚC HƯNG

  • Hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm đờm do viêm phế quản
  • Hỗ trợ giúp đường hô hấp thông thoáng
Thông phế Phúc Hưng

Thành phần: Cho 250ml chế phẩm

  • Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 20g
  • Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae chinensis): 20g
  • Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae): 20g
  • Cam thảo (Radix et rhizoma Glycyrrhyzae): 20g
  • Can khương (Zingiber officinalis Ross): 20g
  • Bối mẫu (Bulbus Fritillariae): 20g
  • Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne): 20g
  • Cát cánh (Radix Platycodi): 15g
  • Lá táo (Zizyphus mauritiana Lamk): 30g
  • Tế tân (Radix et rhizoma Asari): 6g
  • Tá dược vừa đủ 250ml.

Công dụng

  • Hỗ trợ giảm ho, giảm đờm, giảm đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản.
  • Giúp đường hô hấp thông thoáng.

Cách dùng - Liều dùng

Ngày uống 2 - 3 lần
- Từ 3 – 6 tuổi: Mỗi lần 15ml.
- Từ 6 – 14 tuổi: Mỗi lần 20 ml.
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn: Mỗi lần 25 ml.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Không dùng cho người có mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm:

CÔNG TY TNHH ĐÔNG DƯỢC PHÚC HƯNG

Số 96 -98 Nguyễn Viết Xuân, Phường Quang Trung, Quận Hà Đông, TP Hà Nội

Liên hệ: 1800 5454 35 – Zalo 0916 561 338

Website: www.benhhen.vn

Chi tiết về sản phẩm: https://phuchung.vn/chi-tiet/tpbvsk-thong-phe-phuc-hung.html

(Số GPĐKQC: 1969/2022/XNQC-ATTP)

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe