Các hoạt động thú vị để thúc đẩy kỹ năng nói của trẻ

Nói là một trong những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người đặc biệt với trẻ nhỏ. Để có được kỹ năng nói tốt thì cần phải có một quá trình học tập và rèn luyện lâu dài, quá trình này nên được bắt đầu ở trẻ càng sớm càng tốt.

1. Như thế nào được gọi là kỹ năng nói?

Nói là một hoạt động tạo ra âm thanh, âm thanh đó được sử dụng để trò chuyện, thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của một người. Nói là cách để một người truyền tải thông tin đến với một hoặc nhiều người khác. Một đứa trẻ học nói thường là điều không hề đơn giản, nhưng để trẻ học được đúng kỹ năng nói còn khó khăn hơn rất nhiều.

Kỹ năng nói là kỹ năng một người sử dụng lời nói để truyền tải thông tin một cách thuyết phục, khiến cho tất cả mọi người nghe sẽ chú ý lắng nghe và hiểu đúng những gì người nói đang trình bày.

Với cùng một nội dung, người có kỹ năng nói tốt có thể thu hút sự chú ý của mọi người. Nhưng cùng nội dung đó, được trình bày bởi một người không có kỹ năng nói tốt, mọi người sẽ không chú ý để lắng nghe và không có thông tin nào được họ tiếp nhận.

Muốn đạt được kỹ năng nói tốt, mọi người cần phải học tập và rèn luyện trong một thời gian dài. Quá trình học tập kỹ năng nói được bắt đầu càng sớm càng tốt, tốt nhất là ngay từ bé, khi trẻ học nói cần được hướng dẫn kỹ năng nói luôn.

Nói là cách để một người truyền tải thông tin đến với một hoặc nhiều người khác
Nói là cách để một người truyền tải thông tin đến với một hoặc nhiều người khác

2. Các hoạt động thú vị thúc đẩy kỹ năng nói của trẻ

Thúc đẩy kỹ năng nói của trẻ có nghĩa là không chỉ nghe những gì trẻ nói mà còn tham gia vào các cuộc trò chuyện thực sự với trẻ như: đặt câu hỏi, đưa ra nhận xét, tiếp tục trò chuyện và cho trẻ nhiều cơ hội để nói ra suy nghĩ của mình.

Dưới đây là một số trò chơi và hoạt động bạn có thể sử dụng để thúc đẩy kỹ năng nói của trẻ cũng như giúp trẻ nhanh biết nói. Bởi vì trẻ em học theo những cách khác nhau, các trò chơi được tổ chức theo cách học của trẻ và bạn có thể áp dụng nhiều cách học cho cùng một trẻ.

2.1. Dạy cho trẻ thiên về thính giác

  • Nói chuyện với trẻ bất cứ khi nào các bạn ở cùng nhau: bạn hãy kể cho trẻ nghe một câu chuyện thú vị mà bạn đã đọc trên báo. Hoặc mô tả một cuộc trò chuyện bạn đã có ở nơi làm việc với một người đồng nghiệp. Khi bạn đi mua sắm cùng trẻ, hãy mô tả những gì bạn đang mua cho trẻ nghe.

Tập thói quen kể lại những công việc hàng ngày. Ví dụ: nếu bạn đang giặt quần áo, bạn có thể nói, "Hãy để riêng những chiếc quần áo có màu ra khỏi những bộ đồ trắng, sau đó đổ bột giặt, cho quần áo vào, chọn chế độ giặt ..."

Trẻ có thể không chú ý, nhưng trẻ đang tiếp thu từ vựng và cấu trúc câu của bạn mà bạn không hề nhận ra. Đừng ngạc nhiên nếu bạn nghe thấy trẻ lặp lại điều gì đó mà bạn đã nói khi trẻ nói chuyện với người khác.

  • Đặt câu hỏi mở: nếu bạn hỏi trẻ một câu hỏi bao quát như "Con đã làm gì ở công viên?" bạn sẽ nhận được câu trả lời chi tiết hơn nhiều so với việc bạn hỏi câu hỏi có hoặc không như "Con có vui vẻ khi ở công viên không?". Nếu trẻ trả lời chậm, bạn hãy nói cụ thể chi tiết câu hỏi hơn để con có thể hiểu ý nghĩa câu.
  • Ghi âm trẻ hát một bài hát hoặc kể một câu chuyện: Trẻ sẽ thích nghe giọng nói của chính mình và sẽ ngạc nhiên cũng như bị cuốn hút bởi cách trẻ nói với người khác. Hãy giữ lấy những đoạn ghi âm đó, sau nhiều năm nữa bạn sẽ rất vui khi được nghe lại giọng nói của trẻ ở độ tuổi này.
  • Xem lại một câu chuyện cũ yêu thích: bạn hãy mang một trong những cuốn sách yêu thích nhất của trẻ ra và đọc lại nó một lần nữa, bạn có thể dừng lại ở những điểm chính để trẻ cung cấp các nội dung tiếp theo. Hoặc đọc câu chuyện và cố tình thay đổi các chi tiết chính để xem liệu trẻ có sửa "lỗi" của bạn hay không.
Cha mẹ hãy dành nhiều thời gian để thường xuyên nói chuyện với trẻ
Cha mẹ hãy dành nhiều thời gian để thường xuyên nói chuyện với trẻ

2.2. Dành cho trẻ yêu thích trực quan

Đối với những trẻ yêu thích sự trực quan, cha mẹ có thể tham khảo những cách dạy trẻ như:

  • Quay video trẻ đang xem sách hoặc kể một câu chuyện: để làm cho điều này thú vị hơn nữa, hãy để trẻ hóa trang thành một nhân vật và diễn một cảnh trong câu chuyện. Phát lại video và cùng xem với trẻ, yêu cầu trẻ nói về màn trình diễn của mình và khen ngợi khả năng nói của trẻ. Bạn không nên quan trọng hóa vấn đề trẻ phát âm đúng hay sai. Ý tưởng là để trẻ cảm thấy thoải mái khi nói trước mặt người khác chứ không phải chuẩn bị cho trẻ đến văn phòng công cộng.
  • Yêu cầu trẻ mô tả một buổi biểu diễn: trẻ em thích nói về những điều chúng biết và thích thú. Một trong những cách dễ nhất để bắt đầu cuộc trò chuyện là hỏi trẻ điều gì đang diễn ra trên chương trình truyền hình yêu thích của con. Có nhiều chương trình dành cho trẻ em nhưng lại được thiết kế để thu hút sự tham gia của các bậc phụ huynh. Hoạt động này không chỉ xây dựng kỹ năng nói mà còn khuyến khích trẻ nghĩ mình như một người đọc thực thụ ngay cả khi trẻ không thể nhận ra một từ.

2.3. Dành cho trẻ yêu thích thiên nhiên

Trẻ yêu thích và có niềm đam mê với thiên nhiên là một điều tuyệt vời mà cha mẹ nên tạo điều kiện để con được phát huy sở thích của chính mình.

  • Đi dạo ngoài thiên nhiên: bạn nên mang theo hộp hoặc lọ để trẻ có thể thu thập kho báu như những chiếc lông vũ, những hòn đá bất thường, những chiếc lá cây nhiều màu sắc. Khi bạn về đến nhà, hãy yêu cầu trẻ mô tả từng đồ vật trẻ thu nhật được cho cả gia đình nghe từ: màu sắc, hình dạng, kích thước, chức năng và nơi trẻ tìm thấy chúng. Hoặc để trẻ bắt đầu một bộ sưu tập về thiên nhiên.
  • Giờ kể chuyện gia đình: bạn có thể bắt đầu tự nghĩ ra một câu chuyện "Ngày xưa, có một con rồng nhỏ sống trong hang động trên một ngọn đồi lớn". Sau đó, một người khác tiếp tục câu chuyện và cứ thế, tất cả các thành viên sẽ tạo ra một câu chuyện vô cùng thú vị. Hãy để trẻ kêu vang bất cứ khi nào trẻ muốn và nếu trẻ không thể tự nghĩ ra cả đoạn chuyện, bạn hãy nhắc trẻ bằng những câu hỏi: Con rồng màu gì? Con rồng đó có anh chị em không? Viết ra hoặc ghi lại những gì mỗi người nói. Bên cạnh đó bạn có thể yêu cầu trẻ vẽ những bức tranh đi kèm với câu chuyện và sử dụng chúng để tạo thành một cuốn sách. Định kỳ, bạn có thể lôi cuốn sách ra và để trẻ kể lại câu chuyện cho bạn nghe.

Sự phát triển của mỗi trẻ là khác nhau, có những trẻ biết nói sớm khi hơn 1 tuổi nhưng cũng có trẻ chậm nói dù đã 2 tuổi. Vì thế, cha mẹ cần nhận diện vấn đề để lên kế hoạch nuôi dạy con sao cho phù hợp.

Nếu cha mẹ lo lắng về khả năng phát triển ngôn ngữ của bé hoặc con có dấu hiệu của trẻ chậm nói, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn về tình trạng cũng như hướng giải quyết.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có chức năng khám, tư vấn, điều trị ngoại trú các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần. Với trang thiết bị hiện đại, cùng đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ cùng sự cải thiện sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan