Cách sử dụng sữa bột an toàn cho bé

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh Bảo Toàn - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Chuẩn bị sữa bột cho trẻ em không phải là điều gì đó quá khó khăn, nhưng điều quan trọng là bạn phải pha sữa bột với nước theo tỉ lệ chính xác để em bé nhận được lượng chất dinh dưỡng phù hợp.

Thực hiện biện pháp phòng ngừa để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh do thực phẩm gây ra cũng là rất quan trọng bởi vì trẻ em không có nhiều khả năng miễn dịch đối với vi trùng, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

1. Kiểm tra ngày hết hạn

Hội Thực phẩm và Dược Hoa Kỳ (FDA) yêu cầu các nhà sản xuất sữa bột phân tích từng lô hàng để xác minh mức độ dinh dưỡng và đóng dấu mỗi thùng hàng bằng một tem mác ngày "sử dụng bởi" - giống như những loại tem được tìm thấy trên sữa, trứng và những đồ dễ bị hỏng khác.

Nếu con bạn là một đứa trẻ lười ăn và không thích sữa, bạn thường chọn đại một loại sữa nào đó, tuy nhiên hãy dành ra một vài giây để kiểm tra lại hạn sử dụng để đảm bảo an toàn và chất lượng. Nếu bạn mua với số lượng lớn, hãy kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng cho bé.

Nếu bạn mới sinh em bé, để thiết lập thói quen ăn uống của trẻ, bạn cần mất một vài tháng. Bằng cách đó, bạn có thể xác định được nhu cầu của trẻ, đồng thời xác định được lượng sữa mà mẹ cần chuẩn bị cho bé.

Ngoài ra hãy chắc chắn hộp sữa không sứt mẻ bởi vì điều này có thể có nghĩa là lớp thiếc bên trong đã bị vỡ. Điều này làm cho chất lỏng tiếp xúc với thép, có khả năng gây rỉ sét và thậm chí là tạo ra một lỗ hổng, có thể làm hỏng sữa bên trong.

Nếu bạn vô tình mua phải sữa bột hết hạn, hãy trả lại hộp nguyên vẹn cho cửa hàng và đổi lấy một hộp sữa mới khác.

hạn sử dụng date sữa công thức
Người dùng cần kiểm tra ngày hết hạn trước khi mua và sử dụng

2. Bảo quản sữa ở nhiệt độ phù hợp

Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm suy giảm chất dinh dưỡng trong sữa bột, vì vậy cần bảo quản sữa bột ở nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ lưu trữ tối ưu là từ 13 đến 23 độ C, tuy nhiên cần chắc chắn rằng sữa được bảo quản dưới 35 độ và ở trên nhiệt độ đóng băng hoặc 0 độ.

Chọn tủ có nhiều ngăn hoặc kệ đặt cách xa bếp lò, lò nướng, ống dẫn nhiệt hoặc đường ống nước nóng. Đừng để hộp sữa tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và không đặt chúng trong tủ lạnh.

Bạn cần làm theo các hướng dẫn lưu trữ trên hộp sau khi mở hộp sữa lỏng. Hầu hết các nhà sản xuất khuyên bạn nên lưu trữ sữa trong lon, được bảo quản trong 24 đến 48 giờ.

Tốt nhất là không để sữa bột trong tủ lạnh hoặc một nơi ẩm ướt vì độ ẩm có thể làm cho bột bị kết thành cục, có thể dẫn đến sữa bị vón cục.

Sử dụng sữa bột trong vòng một tháng sau khi mở nắp.

3. Các bước chuẩn bị sữa bột cho trẻ

Để chuẩn bị sữa bột cho trẻ, cần thực hiện các bước sau:

3.1 Rửa sạch các dụng cụ của bạn

Chà bình sữa hay núm vú bằng bàn chải và nước xà phòng ấm rồi rửa sạch cũng có thể giết hết mầm bệnh. Một số chuyên gia khuyên nên khử trùng tất cả các bình sữa, núm vú, cốc, thìa. Một số người khác cho rằng điều này là không cần, trừ khi độ an toàn của nguồn nước trong khu vực nhà bạn có vấn đề. Còn những người khác khuyên nên khử trùng cả nguồn cung cấp thức ăn nếu bé nhỏ hơn 3 tháng tuổi.

Hãy hỏi bác sĩ xem có nên tiệt trùng bình sữa và nguồn nước trước khi sử dụng lần đầu tiên hay không và xin họ lời khuyên về cách tốt nhất để làm sạch nguồn cung cấp thức ăn cho con của bạn trong tương lai.

Bình sữa
Cần vệ sinh sạch sẽ và khử trùng dụng cụ pha sữa cho bé

Hãy luôn ghi nhớ rằng nhiệt có thể giải phóng các chất hóa học có hại như bisphenol A (BPA) từ một số loại nhựa. Nếu bạn sử dụng chai polycarbonate hoặc chai có đánh dấu số lượng tái chế 7 hoặc "PC" thì không được đun sôi chúng hoặc đặt chúng vào máy rửa bát hoặc lò vi sóng. Tốt hơn, nếu bạn có thể, hãy thay thế chai polycarbonate bằng những loại chai làm bằng vật liệu khác nhau, chẳng hạn như nhựa không chứa BPA, thủy tinh hoặc thép không gỉ.

Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) cho rằng chai nhựa không chứa BPA và chai làm bằng nhựa polyethylene và polypropylene là an toàn cho trẻ sơ sinh nhưng một số nghiên cứu cho thấy, bất kỳ loại nhựa nào cũng có thể bị hóa chất ngấm vào.

Nếu bạn thực sự quan tâm thì không nên để bất kỳ loại chai nhựa nào trong nước đun sôi, máy rửa chén, lò vi sóng hoặc bất kỳ thiết bị có sử dụng nhiệt vì nhiệt độ cao có thể tạo ra nhiều hóa chất độc hại từ ​​nhựa. Nên rửa chai nhựa bằng tay với nước xà phòng ấm, rồi rửa sạch. Hoặc sử dụng chai làm bằng thủy tinh hoặc thép không gỉ vì chúng được cho là an toàn để đặt trong máy rửa chén.

Bạn nên rửa bình đựng sữa ngay sau mỗi lần sử dụng để sữa bột không còn cơ hội bị khô và dính vào bên trong bình sữa. Tháo rời tất cả các bộ phận của bình sữa để các khu vực bề mặt bình được làm sạch tốt nhất.

Khi vệ sinh các dụng cụ, chỉ cần đặt các vật dụng này trong nước sôi khoảng năm phút. Bạn cũng có thể sử dụng một sản phẩm tiệt trùng khác. Ngoài ra, rửa núm vú với một hỗn hợp bao gồm một nửa nước với một nửa giấm có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của nấm.

Hãy để bình sữa và đồ dự trữ khô ráo trên giá đỡ hoặc sử dụng một chiếc khăn giấy nếu bạn cần chúng khô ngay. (Không sử dụng khăn lau bát đĩa vì chúng có thể chứa vi khuẩn.)

Nếu bạn đang sử dụng núm vú giả mà bạn được cho ở bệnh viện hoặc phòng khám thì những núm vú đó đều được bọc trong gói tiệt trùng và có thể sử dụng trực tiếp ngay sau khi bóc. Nhưng chúng chỉ được cho phép sử dụng một lần duy nhất nên hãy vứt đi sau khi sử dụng lần đầu tiên.

3.2 Rửa và lau khô phần đầu của hộp sữa trước khi mở nắp

Điều này loại bỏ bụi và chất lỏng có thể đã đổ lên hộp. Sử dụng một dụng cụ mở hộp sạch và rửa sạch nó trước khi sử dụng hàng ngày.

3.3 Rửa tay

Trước khi pha sữa, rửa tay bằng xà phòng và nước ấm ít nhất trong 20 giây. Lau khô tay bằng khăn giấy.

Dung dịch rửa tay sát khuẩn: Sau mấy phút thì an toàn?
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi pha sữa cho trẻ

3.4 Thực hiện theo các hướng dẫn chuẩn bị trên vỏ hộp một cách chính xác

Hướng dẫn pha trộn khác nhau tùy theo nhà sản xuất và tỷ lệ nước để pha sữa phụ thuộc vào việc sữa dạng bột hoặc dạng lỏng, vì vậy hãy đọc nhãn mác cẩn thận.

Thêm quá ít nước có thể làm thận của bé phải hoạt động nhiều và gây ra tình trạng mất nước. Thêm quá nhiều nước làm loãng các chất dinh dưỡng và calo trong sữa, có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và trẻ còi cọc, chậm lớn nếu việc đó diễn ra thường xuyên.

Để chính xác hơn, sử dụng một chiếc cốc đo tiêu chuẩn thay vì những dòng trên bình sữa của em bé.

3.5 Sử dụng nước sạch, an toàn

Nếu bạn đang sử dụng sữa dạng bột hoặc lỏng thì cần đảm bảo sữa được pha với nước sạch và an toàn. AAP cho biết sử dụng nước máy là tốt miễn là sở y tế địa phương đảm bảo đây là nguồn nước an toàn. Chạy nước máy trong một hoặc hai phút cho đến khi nó lạnh để giảm chì hoặc các chất ô nhiễm khác. Nếu bạn sử dụng giếng khoan thì nên dùng nước đã kiểm tra trước khi sử dụng nó để pha sữa cho bé.

Để khử trùng nước, Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ khuyến cáo để nước cho sôi nhẹ trong một phút, sau đó để cho nó nguội dần không quá 30 phút trước khi pha với sữa. (Đun sôi nước trong một thời gian dài có thể làm đọng khoáng sản và các tạp chất).

Lưu ý rằng nước đóng chai không nhất thiết đều là tiệt trùng và nước đó cũng không phải là được điều hành qua một bộ lọc. Bộ lọc (trong bình đựng nước hoặc vòi nước) mà không được thay đổi thường xuyên cũng có thể chứa vi khuẩn. Bạn có thể mua nước đóng chai tiệt trùng nhưng chắc chắn rằng các nhãn mác đó được chỉ định rõ ràng.

Đồng thời nói chuyện với bác sĩ về chất lượng nước trong khu vực của bạn. Hãy hỏi cô ấy liệu có cần thiết để đun sôi nước khi pha sữa cho bé hay không.

Các chuyên gia y tế nói rằng được sử dụng nước có chất fluoride để pha sữa. Nhưng hãy nhớ rằng những em bé uống sữa pha với nước có chất fluoride có nguy cơ nhiễm fluor. Tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nhưng nó có thể gây ra các đốm nhỏ màu trắng trên răng của bé mà hoàn toàn là thẩm mỹ. Nếu bạn quan tâm, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc nha sĩ của bé.

Lưu ý khi pha sữa công thức cho bé
Nên sử dụng nước sạch đảm bảo để pha sữa công thức cho trẻ

4. Sử dụng sữa trong vòng 24 giờ

Dựa vào việc em bé của bạn cần bao nhiêu sữa, hãy pha đủ lượng sữa mà bạn nghĩ rằng trẻ sẽ cần sử dụng trong vòng 24 giờ tới. Một khi bạn đã pha sữa bột hoặc sữa đậm đặc thì hãy để nó trong tủ lạnh ngay lập tức. Đừng để cho hộp sữa mát bên ngoài khi để trong tủ lạnh và sử dụng nó trong vòng 24 giờ.

Nếu em bé của bạn không uống hết một bình sữa trong vòng một giờ, hãy bỏ đi phần còn lại. Vi khuẩn từ miệng bé có thể thấm vào bình, làm ô nhiễm sữa và làm cho em bé bị ốm nếu sau đó sử dụng lại sữa đó tiếp.

Để tránh lãng phí và tiết kiệm thời gian, bạn nên sử dụng một lượng lớn sữa vào buổi sáng và chia nó thành 3 hay 4 chai nhỏ để vào tủ lạnh và có thể sử dụng trong suốt cả ngày.

Nhiệt độ phòng là môi trường hoàn hảo cho việc nhân giống vi khuẩn trong sữa, vì vậy hãy cho trẻ uống sữa ấm ngay lập tức. Không làm nóng quá thời gian và hãy bỏ hết bất cứ phần sữa thừa nào mà đã để ở nhiệt độ phòng trong một giờ hoặc nhiều hơn.

Nếu bạn ra ngoài và cần mang theo sữa của trẻ, hãy bọc bình sữa một cách cẩn thận, lý tưởng hơn nếu thêm một túi nước đá. Nếu không thể, hãy mang theo một sản phẩm khác tiện lợi hơn để sử dụng.

Các triệu chứng phổ biến nhất khi trẻ uống phải sữa không đảm bảo là nôn mửa và tiêu chảy. Nếu em bé của bạn có những triệu chứng này, hãy gọi bác sĩ của mình ngay lập tức. Các bệnh do thực phẩm gây ra có thể rất nghiêm trọng ở trẻ, dẫn đến tình trạng mất nước, suy thận và đôi khi, thậm chí khiến trẻ tử vong.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Giai đoạn trẻ ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan