Chảy máu mũi ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trương Thành Tâm - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Chảy máu mũi là tình trạng sức khỏe thường gặp đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Khi gặp phải tình trạng này các bậc phụ huynh có xu hướng cầm máu bằng mọi cách tuy nhiên trong đa phần các trường hợp kỹ thuật cầm máu không đúng và không hiệu quả thậm chí có thể gây ra các biến chứng không đáng có cho trẻ.

1. Chảy máu mũi là bị gì?

Chảy máu mũi (hay còn gọi là chảy máu cam) là tình trạng chảy máu từ niêm mạc mũi trước hoặc chảy ra mũi sau xuống họng, xuất hiện thường xuyên ở trẻ nhi, đặc biệt là trẻ từ 3-8 tuổi. Do sự phân bố của hệ thống mạch máu trong mũi, đa số các trường hợp chảy máu mũi đều có điểm chảy ở phần trước của mũi trong khi đó chỉ có khoảng 10% là điểm chảy nằm sau. Chảy máu thường xảy ra vào buổi sáng hơn là các thời điểm khác trong ngày và thường xảy ra khi thời tiết trở nên lạnh và khô.

Nhổ nước bọt ra máu và bị chảy máu cam là triệu chứng của bệnh gì?
Chảy máu cam thường xảy ra vào buổi sáng

2. Tại sao chảy máu mũi thường xảy ra?

Việc xác định nguyên nhân chảy máu mũi không phải là việc đơn giản do có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng này, xuất hiện riêng rẽ hoặc đồng thời. Chấn thương là một trong những nguyên nhân chính gây chảy máu mũi, có thể do bị va chạm mạnh khi té ngã, đánh nhau hay đơn thuần chỉ do trẻ ngoáy mũi, xì mũi không đúng cách. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân có thể gây ra chảy máu mũi như:

  • Mạch máu quá nhạy cảm và có thể vỡ khi thời tiết hanh khô, khi sử dụng lò sưởi, máy điều hòa trong thời gian dài
  • Dị ứng, nhiễm trùng ở vùng mũi họng và xoang
  • Ngoáy mũi hay các loại chấn thương cục bộ khác
  • Xì mũi quá mạnh
  • Trẻ nhét dị vật vào mũi như hạt cườm, cục pin
  • Rặn mạnh khi đi ngoài phân bị táo bón
  • Vách ngăn mũi bị vẹo
  • Thở oxy qua ống thông mũi
  • Tác dụng phụ của các thuốc chống viêm, thuốc xịt mũi
  • Gãy xương mũi hay vỡ nền sọ
  • Bệnh lý rối loạn đông máu
  • Khối u lành tính hoặc ác tính.
Chảy máu cam ở trẻ và những điều cần biết
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chảy máu mũi ở trẻ

3. Xử trí trẻ em bị chảy máu mũi như thế nào?

Khi trẻ bị chảy máu mũi không nên cho trẻ nằm xuống giường hay ngửa cổ để cầm máu như cách mà mọi người hay làm vì vừa không mang lại hiệu quả cầm máu, vừa làm trẻ đi tiêu ra máu do nuốt phải máu chảy từ mũi xuống họng. Hơn nữa điều này còn khiến ta không thể đánh giá chính xác mức độc chảy máu để có hướng xử trí thích hợp và đưa trẻ đến bệnh viện. Cần trấn an, dỗ dành trẻ để tránh hoảng sợ và giúp trẻ hợp tác tốt hơn, sau khi trẻ đã bình tĩnh thì thực hiện các bước sau:

  • Yêu cầu trẻ xì mũi nhẹ nhàng để loại bỏ các cục máu đông đã hình thành bên trong mũi, bỏ qua giai đoạn này nếu trẻ quá nhỏ
  • Đặt trẻ ngồi thẳng, đầu và cổ hơi ngả về trước. Đây là tư thế giúp máu không bị chảy xuống họng, tránh gây nôn và tiêu chảy
  • Dùng ngón tay trỏ và ngón cái để bóp chặt hai bên cánh mũi (phần chóp mũi mềm) của trẻ, không bóp phần xương sống mũi vì làm vậy sẽ không giúp cầm máu, cũng không nên ấn một bên cánh mũi kể cả trong trường hợp máy chảy từ một bên
  • Bóp chặt cánh mũi trong 10 phút, không thả tay quá thường xuyên để kiểm tra xem máu ngừng chảy, máu cần thời gian để tạo cục máu đông do đó thả tay quá sớm hay thường xuyên sẽ khiến việc chảy máu kéo dài hơn.
trẻ chảy máu cam
Bóp chặt hai cánh mũi trẻ trong 10 phút để máu ngừng chảy
  • Có thể chườm lạnh hay đặt khăn mát lên vùng hốc mũi giúp mạch máu ở mũi co lại làm chậm quá trình chảy máu
  • Hướng dẫn trẻ nhổ máu tích tụ trong miệng
  • Cho trẻ uống nước mát để đỡ căng thẳng và tẩy bớt mùi máu trong miệng
  • Sau 10 phút kiểm tra xem máu ngừng chảy chưa.

Trong trường hợp máu không cầm được sau khi sơ cứu 20 phút, chảy máu tái đi tái lại, máu chảy nhanh hoặc mất nhiều máu (hơn một cốc đầy), trẻ cảm thấy yếu, mệt mỏi, chóng mặt thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được theo dõi đầy đủ và xử trí kịp thời.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

30.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan