Cho trẻ bú đêm: Những điều cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Hồ Thị Hồng Tho - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác sĩ đã có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhi khoa, sơ sinh.

Nhiều bà mẹ thường lo lắng con mình đói, nên thường đánh thức trẻ dậy buổi đêm để cho bú. Tuy nhiên đó là quan điểm sai lầm, các bà mẹ cần tìm hiểu những điều cần biết khi cho trẻ bú đêm.

1. Trẻ bú đêm có tốt không?

Các bà mẹ đã sai lầm khi đánh thức con dậy ban đêm để cho bú. Nhiều ông bố bà mẹ hàng đêm cứ đánh thức trẻ dậy để cho bú do sợ con ngủ một mạch tới sáng thì sẽ bị đói, bị hạ đường huyết và sợ không lớn. Nhiều bà mẹ thì muốn con mình mập mạp mũm mĩm dễ cưng nên cũng cố gắng đánh thức để cho em bé bú thêm vài lần nữa ở buổi đêm.

Trên thực tế, trẻ bú đêm nhiều sẽ mập tuy nhiên có những nguy cơ kèm theo:

  • Tăng nguy cơ hít sặc vì em bé bú tư thế nằm hoặc bú xong lại nằm ngay dễ có nguy cơ trào ngược và hít vào phổi
  • Khó ngủ hơn: Khi các bà mẹ cứ bị đánh thức trẻ dậy để cho bú, khi em bé bú căng bụng thì sẽ khiến cho em bé khó ngủ thêm được nữa
  • Tăng nguy cơ sâu răng

Và quan trọng nhất là nếu em bé không được ngủ thẳng giấc ít nhất từ 10 giờ đêm tới 2 giờ sáng thì trẻ sẽ kém chiều cao và trí thông minh. Do vào thời điểm từ 10 giờ đêm tới 2 giờ sáng là lúc hormone tăng trưởng tiết ra mạnh mẽ nhất. Nếu cứ bị đánh thức trẻ vào thời điểm này có thể làm cho em bé lùn và kém thông minh hơn.

2. Có nên cho trẻ bú sữa đêm?

2.1 Giai đoạn sơ sinh

Cho trẻ bú đêm: Những điều cần biết
Trong giai đoạn sơ sinh em bé cần được ngủ đủ 10 tiếng

Giai đoạn sơ sinh là giai đoạn trong 28 ngày đầu đời, không nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú đêm vì em bé trong đang trong giai đoạn thích nghi nên ngủ rất nhiều. Em bé cần được ngủ đủ 10 tiếng, vì thức giấc vào ban đêm có thể làm cho trẻ kém phát triển chiều cao và trí thông minh. Mặt khác, trong giai đoạn sơ sinh, gan đã tích trữ kha khá lượng đường để sử dụng vào ban đêm cho nên không việc phải đánh thức trẻ dậy là không cần thiết.

2.2 Giai đoạn sau sơ sinh

Ngoài giai đoạn sơ sinh thì các bà mẹ cần đánh thức trẻ dậy để bú mỗi 2-3 giờ đồng hồ. Nếu để em bé ngủ một mạch quá lâu dễ có nguy cơ hạ đường huyết hoặc vàng da do bú mẹ không đủ. Tuy nhiên, các bà mẹ cần lưu ý cho trẻ bú đủ, không bú quá no vì sẽ khiến cho trẻ khó đi vào giấc ngủ. Hãy nhớ vệ sinh răng miệng cho trẻ sau mỗi lần bú để giảm nguy cơ sau răng.

Trong giai đoạn sơ sinh em bé cần được ngủ đủ 10 tiếng. Do đó không nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú đêm vì có thể làm cho em bé kém phát triển chiều cao và trí thông minh.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

108.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan