Dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm biết đi

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác đã có kinh nghiệm 15 năm trong chẩn đoán & điều trị các bệnh lý Nhi khoa; từng có thời gian công tác tại khoa Nhi - Bệnh viện Đà Nẵng và Trung tâm Phụ Sản Nhi Đà Nẵng. Thế mạnh của bác là chẩn đoán và điều trị bệnh lý nhi; hồi sức, cấp cứu nhi.

Thông thường, sau khoảng 12 tháng tuổi, trẻ có thể đứng vững trên đôi chân mình và tập những bước đầu tiên. Tuy nhiên, cũng có những bé có sự phát triển vận động khá chậm, tới thời điểm được 18 tháng tuổi vẫn chưa biết đi. Hiện tượng này được gọi là trẻ chậm biết đi.

1. Sự phát triển vận động của trẻ từ 1 - 36 tháng tuổi

Một em bé khỏe mạnh sẽ có sự phát triển về vận động như sau:

  • Trẻ 1 tháng tuổi biết xoay đầu;
  • Bé 2 tháng tuổi có thể ngóc đầu lên và khi ngủ có thể duỗi 2 chân thoải mái;
  • Khi được 3 tháng tuổi, khi nằm sấp bé có thể chống được tay và lật người được, tay cầm nắm được đồ vật và thích đưa lên miệng để khám phá;
  • Bé 4 – 5 tháng tuổi biết trườn người về phía trước;
  • Khi được 6 tháng tuổi, trẻ có thể ngồi dựa, khi nằm sấp đã lật xoay người được;
  • Trẻ 7 – 9 tháng tuổi có thể ngồi vững, trườn bò nhanh, khi vịn tay vào giường, cạnh bàn, ghế có thể tự đứng và lần đi từng bước;
  • Trẻ 10 – 12 tháng có thể tập đi từng bước một, lần theo những vật mà bé vịn vào;
  • Bé 12 – 18 tháng tuổi đã biết đi, vịn để leo cầu thang và trèo lên ghế;
  • Bé 24 tháng tuổi có thể tự lên xuống cầu thang mà không cần dắt, có thể nhảy được trên một chân và biết đá bóng;
  • Trẻ 3 tuổi biết chạy nhảy, vui đùa.

2. Tình trạng chậm biết đi ở trẻ là gì?

Điều kiện để bé biết đi bao gồm: Bộ xương đủ cứng cáp, các cơ bắp, hệ thống thần kinh và bộ não phát triển bình thường. Thông thường, theo biểu đồ tăng trưởng, trẻ cần có từng nấc thang lớn lên theo trình tự để đạt tới mục tiêu cuối cùng là biết đi. Theo đó, bé 3 tháng tuổi cần biết lẫy để lật sấp cơ thể (luyện tập cứng cơ thân và cổ). Bé 6 – 8 tháng cần biết ngồi để tập cơ thân. Khi được 9 tháng tuổi, đứa bé phải biết bò để tập cơ đùi, đến 10 tháng tuổi bắt đầu tập đứng và đi. Đến 12 tháng tuổi, trẻ có khả năng đi lại khá thành thạo, tự đi một mình và tự ngồi xuống nghỉ ngơi. Các mốc thời gian ấn định như vậy dựa trên sự theo dõi của nhiều thế hệ. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào thể trạng của từng bé mà thời gian tập đi có thể xê dịch từ tháng thứ 10 tới tháng thứ 18.

Trẻ em
Trẻ 10 – 12 tháng có thể tập đi từng bước một, lần theo những vật mà bé vịn vào

Theo nghiên cứu, một đứa trẻ chỉ được coi là chậm biết đi khi đến hết thời điểm 18 tháng tuổi (1,5 tuổi) mà vẫn chưa biết đi. Trẻ 18 tháng chưa biết đi có thể đến từ nguyên nhân hệ thần kinh vận động chưa phát triển đến mức cần thiết để bé có thể bước đi ổn định.

3. Dấu hiệu trẻ chậm biết đi

Các chuyên gia y tế đều khuyên các bậc phụ huynh không nên đợi tới khi trẻ đủ 18 tháng tuổi mà chưa biết đi mới đưa bé đi khám, tìm nguyên nhân thực sự bên trong. Các bậc phụ huynh có thể tìm kiếm dấu hiệu nhận biết tình trạng trẻ chậm biết đi sớm hơn thời điểm 18 tháng tuổi để sớm can thiệp, mang lại hiệu quả như mong đợi.

Trẻ em
Hết 12 tháng bé không thể tự đứng một mình là biểu hiện cho thấy bé sắp rơi vào trạng thái chậm biết đi

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm biết đi là:

  • Bé chậm biết lẫy, ngồi, bò,... hơn so với thang đo phát triển vận động thông thường;
  • Hết 4 tháng tuổi em bé vẫn không thể nâng đầu tạo góc 45o so với mặt giường là dấu hiệu chứng tỏ tiến trình tập vận động của trẻ đã bị chậm ngay từ nấc thang đầu tiên. Lúc này, phụ huynh cần tiếp tục theo dõi bé;
  • Hết 6 tháng tuổi bé vẫn không biết duỗi tay ra phía trước với lấy đồ vật. Dấu hiệu này cho thấy cơ thân mình của em bé không khỏe như mong đợi, cảnh báo tình trạng chậm biết đi trong tương lai;
  • Hết 12 tháng bé không thể tự đứng một mình (ngồi và tự đứng lên mà không cần bố mẹ trợ giúp) là biểu hiện cho thấy bé sắp rơi vào trạng thái chậm biết đi.

Nếu bé có các dấu hiệu trên, phụ huynh nên đưa em bé đi khám sớm để kịp thời can thiệp, giúp tiến trình tập đi của trẻ trở lại bình thường. Cha mẹ có thể đưa trẻ đến bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được tư vấn và thăm khám. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên áp dụng một số phương pháp thay đổi thói quen lẫn cải thiện dinh dưỡng để hỗ trợ hệ răng của con phát triển tốt hơn.

Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

205.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan