Đề phòng thiếu máu não ở trẻ em

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Thiếu máu là tình trạng khối lượng hồng cầu dưới giới hạn bình thường, không chỉ gặp ở người lớn mà đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này làm cho con mệt mỏi, quấy khóc và suy yếu. Tuy nhiên cha mẹ không cần quá lo lắng bởi thiếu máu não có thể phát hiện và điều trị cho con khá dễ dàng. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về bệnh thiếu máu não ở trẻ và cách đề phòng thiếu máu não ở trẻ em.

1. Thiếu máu não ở trẻ là gì?

Thiếu máu là tình trạng cơ thể không có đủ lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố (hemoglobin) để đưa oxy đến các tế bào khác trong cơ thể, trong đó não. Hemoglobin là một protein có chứa sắt nằm ở trong tế bào hồng cầu. Hemoglobin có chức năng vận chuyển oxy tới các mô để nuôi cơ thể. Các tế bào trong cơ thể cần oxy để tồn tại.

Vì vậy, trẻ nhỏ có thể bị thiếu máu não do các nguyên nhân sau đây:

  • Cơ thể bé không sản sinh ra đủ số lượng hồng cầu.
  • Cơ thể bé bị mất quá nhiều hồng cầu, có thể do chảy máu quá nhiều
  • Trẻ không có đủ huyết sắc tố trong hồng cầu. Huyết sắc tố là một sắc tố đặc biệt trong cấu tạo hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến tất cả các tế bào trong cơ thể và giúp mang đi các chất thải (CO2).

Trẻ được chẩn đoán bị thiếu máu khi lượng hemoglobin trong hồng cầu ở dưới giới hạn sau:

  • Trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi: Hemoglobin dưới 110 g/l
  • Trẻ từ 6 tuổi đến 14 tuổi: Hemoglobin dưới 120 g/l
Đề phòng thiếu máu não ở trẻ em
Thiếu máu là tình trạng cơ thể không có đủ lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố

2. Triệu chứng khi trẻ bị thiếu máu não

  • Da nhợt nhạt, xanh xao hoặc tái
  • Đường viền mí mắt và lớp da dưới móng ít hồng hơn so với bình thường
  • Trẻ hay quấy khóc
  • Sức khỏe hơi yếu nên hay mệt
  • Tay chân sưng phù

3. Thiếu máu não ở trẻ em có nguy hiểm không?

Thiếu máu là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nguyên nhân chủ yếu là do trong chế độ dinh dưỡng thiếu sắt, cung cấp đủ nhu cầu sắt cho sự phát triển của trẻ.

Thiếu máu làm ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan vì vậy ảnh hưởng tới sự phát triển cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ

Nhu cầu oxy của não rất lớn, chiếm tới 20% trong toàn cơ thể. Khi bị thiếu máu, máu không đủ cung cấp oxy cho não sẽ làm tổn thương hệ thống thần kinh, khiến trẻ bị:

  • Đau đầu, hay bị hoa mắt chóng mặt, ù tai
  • Có thể bị ngất khi bất ngờ thay đổi tư thế
  • Giảm khả năng tư duy và nhận thức của trẻ
  • Kém tập trung, hay quên, hay ngủ gật, ảnh hưởng tới học tập

Thiếu máu ảnh hưởng tới thể chất như:

  • Trẻ mệt mỏi, lờ đờ do thiếu năng lượng
  • Trẻ hoạt động ít hơn. Trẻ nhỏ bị chậm hoặc ngừng tăng cân
  • Nếu thiếu máu ở mức độ nhiều, trẻ có thể bị kiệt sức
  • Hô hấp kém, hay thở nông, thở dốc
  • Trẻ bị thiếu máu có nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng hơn.
Đề phòng thiếu máu não ở trẻ em
Thiếu máu sẽ khiến trẻ bị đau đầu, hoa mắt chóng mặt hoặc ù tai

4. Điều trị thiếu máu ở trẻ em

Cần xác định rõ nguyên nhân gây thiếu máu để có phương pháp điều trị cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để được khám, chẩn đoán, sử dụng thuốc điều trị.

Nếu trẻ bị thiếu máu não là do thiếu hụt chất sắt, con sẽ được kê thuốc có chứa chất sắt.

Hiện nay thuốc sắt có nhiều dạng, trong đó phổ biến là dạng nước nhỏ giọt dành cho trẻ nhỏ, và dạng lỏng hoặc dạng viên cho trẻ lớn hơn.

Bác sĩ nhi khoa sẽ quyết định cho trẻ dùng thuốc bổ sung chất sắt trong bao lâu bằng cách kiểm tra lượng máu thường xuyên.

Che mẹ không được tự ý cho trẻ ngừng uống thuốc nếu không có chỉ định định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị.

5. Đề phòng thiếu máu não ở trẻ em

Thiếu máu chủ yếu do cơ thể bị thiếu hụt chất sắt, vì vậy cha mẹ có thể phòng ngừa trẻ bị thiếu máu não bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng cho trẻ hàng ngày, đảm bảo trẻ có chế độ ăn uống đầy đủ chất bằng cách thực hiện các chỉ dẫn sau:

Không cho trẻ uống sữa bò cho đến khi bé hơn 12 tháng tuổi. Nếu bé bú sữa mẹ, mẹ nên cho bé ăn các thức ăn có thêm chất sắt như cốm cereal khi bắt đầu tập cho bé ăn thức ăn dạng rắn.

Nếu bé bú sữa bột công thức, hãy lựa chọn các sản phẩm sữa bột có bổ sung chất sắt.

  • Bảo đảm trẻ lớn hơn có chế độ ăn uống hàng ngày cân bằng, bổ sung các loại thức ăn có chứa chất sắt. Bổ sung các loại hạt và cốm cereal có bổ sung thêm chất sắt.
  • Các nguồn thực phẩm dồi dào chất sắt cha mẹ có thể cho trẻ ăn bao gồm: Lòng đỏ trứng, thịt đỏ, khoai tây, cà chua, mật đường và nho khô, nấu khoai tây để nguyên vỏ.
  • Ngoài ra, các mẹ nên xay sinh tố, cho trẻ ăn ăn cả phần ruột xay trong nước trái cây.

Thiếu máu não gây ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần của trẻ, vì vậy cha mẹ cần chú ý biểu hiện của trẻ để phát hiện kịp thời nếu trẻ bị thiếu máu não. Bổ sung chất sắt qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày cùng với điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, tình trạng thiếu máu của trẻ sẽ được cải thiện nhanh chóng, giúp thẻ khỏe mạnh, thông minh hơn.

Tình trạng thiếu máu thiếu sắt có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ, do đó, cha mẹ cần quan sát và bổ sung kịp thời nguồn vitamin quan trọng này.

Ngoài bổ sung qua chế độ ăn uống, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm hỗ trợ có chứa sắt và các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

>> Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm: Thiếu sắt có thể gây bệnh gì? Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phan Đình Thủy Tiên - Bác sĩ Nội Tổng Quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: thaythuocvietnam.vn

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan