Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân sốt mò

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Sơn - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bệnh sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Rickettsia tsutsugamushi gây nên. Bệnh có đặc điểm lâm sàng là sốt kéo dài 2-3 tuần, kèm theo có loét ở da, nổi hạch toàn thân và nổi ban.

1. Nguyên nhân gây bệnh sốt mò

Bệnh sốt mò là bệnh nhiễm trùng cấp tính gây ra bởi Rickettsia tsutsugamushi - vi khuẩn ký sinh nội bào. Ổ chứa mầm bệnh chủ yếu là mò bị nhiễm Rickettsia tsutsugamushi. Mò có thể truyền mầm bệnh qua các loài gặm nhấm và thú nhỏ, truyền dọc mầm bệnh qua trứng xuống đời sau hoặc truyền ngẫu nhiên mầm bệnh sang người. Ổ chứa mầm bệnh thứ yếu là các loài gặm nhấm và thú nhỏ như chuột, sóc, chồn, thỏ, các loài chim, gia súc, gia cầm...

Bệnh truyền sang người qua trung gian là ấu trùng mò. Khi bám vào người, ấu trùng mò thường đốt trong 2 - 3 ngày, sau đó quay trở về mặt đất, trưởng thành và sinh sản ra thế hệ sau. Người bệnh không có khả năng truyền bệnh sốt mò sang người khác. Mò đỏ thường sinh sống ở các bụi cây, bụi cỏ ẩm, nơi có bóng râm hoặc trong hang đá. Con người có thể bị mò nhiễm bệnh đốt khi sinh hoạt hoặc lao động ở khu vực có ổ dịch, đi qua vùng ven sông, ven suối, vào các hang đá, nằm nghỉ trên bãi cỏ...

Ở Việt Nam, bệnh sốt mò xuất hiện quanh năm nhưng chủ yếu về mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, đây là những tháng mưa có độ ẩm cao, điều kiện để ấu trùng mò phát triển.

ấu trùng mò
Ấu trùng mò là nguyên nhân chính gây bệnh sốt mò

2. Bệnh sốt mò có thể nhầm lẫn với bệnh gì?

Dấu hiệu ban đầu là sốt cao và một số triệu chứng khác có thể nhầm với các bệnh sốt thông thường, sốt xuất huyết Dengue, sốt phát ban (sởi), bệnh sốt rét. Hoặc do mệt mỏi, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt, chóng mặt, ù tai, có cơn vã mồ hôi, đau cơ nhiều như trong bệnh sốt vàng da chảy máu (bệnh Leptospirosis). Có những trường hợp biểu hiện li bì, thờ thẫn, u ám như bệnh thương hàn (do vi khuẩn Salmonella). Thậm chí bệnh dễ nhầm lẫn với viêm cầu thận cấp, xuất huyết giảm tiểu cầu...

Chẩn đoán cần dựa vào nốt loét điển hình và triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra chẩn đoán xác định cần phải làm kháng thể đặc hiệu trong máu. Và dựa trên các biểu hiện điển hình như các nốt đốt đóng vảy đen, mọc ở chỗ kín, nách, bẹn cổ...

Xử trí như thế nào khi bé sốt cao co giật (Phần 2)
Với biểu hiện sốt cao, sốt mò rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở trẻ

Tuy nhiên có những lúc bệnh biểu hiện không rõ ràng, khó khăn cho việc chẩn đoán, bệnh cảnh giống như bệnh nhiễm trùng huyết khác, các bác sĩ phải có các xét nghiệm và hội chẩn đúng để phát hiện bệnh sớm, điều trị phù hợp và kịp thời. Nếu không được điều trị kháng sinh sớm và thích hợp, bệnh sốt mò có thể tiến triển nặng dẫn tới biến chứng suy đa tạng trong đó có suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu và tử vong.

Hiện chưa có vắc-xin phòng sốt mò, do đó, để phòng bệnh, người sống trong vùng có bệnh sốt mò lưu hành cần áp dụng những biện pháp phòng chống ấu trùng mò đốt như tránh đi vào khu vực có lùm cây cỏ, mặc quần áo kín, mặc quần áo có ngâm tẩm các hóa chất chống côn trùng như benzyl benzoat, bôi các hóa chất xua côn trùng như diethyltoluamide lên các vùng da hở...

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại. Bệnh viện cung cấp dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp, không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan