Làm thế nào để trẻ chịu uống nhiều nước hơn?

Nước là tốt nhất cho quá trình hydrat hóa và sức khỏe của cơ thể, tất cả chúng ta đều cần nước để tồn tại, nhưng có thể khó khiến trẻ em uống đủ lượng nước được khuyến nghị hàng ngày, đặc biệt là sau khi trẻ có nhiều lựa chọn thay thế nước như sữa mẹ, sữa công thức, socola và nước trái cây.

1. Làm thế nào để trẻ chịu uống nhiều nước hơn?

1.1. Trẻ cần bao nhiêu nước?

Cơ thể mỗi người có khoảng 70% là nước, và trẻ em cũng vậy. Uống nhiều nước rất tốt cho cơ thể đặc biệt đối với trẻ em. Cơ thể trẻ cần nước để khỏe mạnh đặc biệt là khi trẻ hoạt động nhiều. Khi con bạn được cung cấp đủ nước, nó sẽ giúp hạ thân nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa, giữ cho não và cơ bắp của chúng hoạt động ở hiệu suất cao nhất, và thậm chí bôi trơn các khớp.

Tùy thuộc vào độ tuổi, chiều cao, cân nặng mà nhu cầu nước của mỗi trẻ lại khác nhau. Trẻ em trên 1 tuổi cần uống khoảng 60ml nước cho 1 kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Lý tưởng nhất là mỗi trẻ có thể uống được 6-8 cốc nước mỗi ngày. Lượng nước này đã bao gồm sữa, nước trái cây và một số đồ uống khác.

Trẻ bị mất nước là nguyên nhân gây sốc giảm thể tích tuần hoàn
Khi trời nóng nên cho trẻ uống nhiều nước giúp trẻ tránh kiệt sức và mất nước

Ngoài ra lượng nước mỗi ngày cho trẻ còn phụ thuộc vào thời tiết và các hoạt động của trẻ. Khi trời nóng, những em bé năng động có thể thêm một cốc nước cho một giờ hoạt động, và có thể cần nhiều hơn nếu trẻ mất nhiều mồ hôi do tuyến mồ hôi của trẻ chưa phát triển như người lớn, cơ thể mất nhiều thời gian để làm mát, uống nhiều nước giúp trẻ tránh kiệt sức và mất nước.

Khi trời lạnh trẻ uống nhiều nước ấm để giữ ấm cho cơ thể và tránh tình trạng nhiễm trùng. Tiêu chảy và nôn cũng gây mất nước, nếu không bồi phụ nước kịp thời cơ thể sẽ bị mất nước nghiêm trọng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vậy nên hãy cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày và nhiều hơn khi trẻ cảm thấy không khỏe.

1.2. Những loại thức uống tốt cho trẻ

Sữa chua
Sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

Sữa là một lựa chọn tốt để bổ sung nước cho trẻ nhưng cũng chỉ nên cho trẻ uống khoảng 500 - 700ml mỗi ngày, thay vì uống các loại sữa có hương thơm thì nên dùng những loại sữa có ít chất béo và đường. Nếu trẻ không thích uống sữa, có thể cho trẻ ăn sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Nước trái cây bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết nhưng khuyến cáo chỉ bổ sung khoảng 120 - 200ml mỗi ngày, thay vì cho con uống các loại nước đóng chai, nước ngọt có gas bạn nên cho trẻ uống những loại nước ép trái cây nguyên chất.

Ngoài ra, để bổ sung nước bạn có thể cho trẻ ăn thêm một số loại trái cây, rau củ như dưa hấu, dâu tây chứa khoảng 90-99% là nước. Các loại rau diếp cá, cải bó xôi, cũng chứa lượng nước tương tự. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng uống nhiều nước ép mà không ăn hoa quả sẽ dễ dẫn đến thiếu chất xơ, có thể gây táo bón.

2. Một vài mẹo để trẻ uống nước nhiều hơn

Hãy chuẩn bị một cốc nước ấm dành cho trẻ uống một chút trước khi đi ngủ hay khi thức dậy vào mỗi buổi sáng
Hãy chuẩn bị một cốc nước ấm dành cho trẻ uống một chút trước khi đi ngủ hay khi thức dậy vào mỗi buổi sáng

2.1. Nước luôn sẵn sàng bất cứ khi nào trẻ cần

Khi trẻ đang vui vẻ, bạn hãy đưa cho trẻ chai nước, có thể trẻ sẽ từ chối uống nhưng hãy yêu cầu trẻ uống vài ngụm nhỏ. Lâu dần sẽ tạo cho trẻ thói quen uống nước nhiều hơn mà không cần chờ đến khi thật khát nước. Luôn để vật dụng chứa nước trong tầm với của trẻ, để bất kỳ khi nào trẻ muốn đều có thể uống được. Chuẩn bị một cốc nước ấm cạnh giường cho trẻ để trẻ có thể uống một chút trước khi đi ngủ hay khi thức dậy vào mỗi buổi sáng.

2.2. Hãy là một tấm gương

Trẻ em có một thói quen là hay bắt chước những việc người lớn làm. Và công cụ giảng dạy tốt nhất đó là trở thành một tấm gương tốt để con noi theo, đổ đầy chai nước của bạn và hãy để con nhìn thấy bạn uống hết chai nước đó trong cả ngày.

2.3. Làm cho việc uống nước trở nên thú vị

Trẻ sẽ thích thú với việc uống nước khi có một chiếc cốc riêng, một ống hút riêng với những hình thù ngộ nghĩnh liên quan đến sở thích của trẻ như: Khủng long, công chúa, máy bay, ô tô, nàng tiên ....Một bình nước nhỏ xinh có quai đeo thuận tiện sẽ là lựa chọn tốt mỗi khi cho con ra ngoài dạo chơi hay đi đâu đó, để trẻ có thể uống nước bất cứ khi nào trẻ muốn mà không phải chờ đợi cha mẹ đưa cho chúng.

Lưu ý tất cả các loại cốc ông hút hay bình nước dành cho trẻ đều phải được chế biến từ nhựa không chứa BPA (bisphenol A).

BPA là gì
Các loại cốc ông hút hay bình nước dành cho trẻ đều phải được chế biến từ nhựa không chứa BPA

2.4. Thỉnh thoảng thay đổi hương vị

Thay vì chỉ bổ sung nhu cầu nước cho cơ thể bằng nước lọc, đôi lúc hay thay đổi khẩu vị cho trẻ bằng cốc nước ép cam, nước ép dưa hấu,....hoặc đơn giản như thêm vài lát chanh, vài lát gừng hoặc một ít lá bạc hà vào cốc nước... đó sẽ là trải nghiệm mới đầy thú vị cho trẻ.

Đưa ra 2 cốc nước với hương vị khác nhau để trẻ tự lựa chọn sẽ cho trẻ cảm giác như mình là một người lớn khiến trẻ hào hứng hơn với việc uống nước.

Một gợi ý khác đó là cùng trẻ chế biến món kem bằng nước trái cây hoặc sữa, thêm một vài quả mọng như nho, kiwi, mâm xôi, dâu, việt quất...rồi sau đó cùng trẻ thưởng thức chúng.

2.5. Để việc uống nước thành một trò chơi vui nhộn

Giảm bớt áp lực về việc phải uống nhiều nước cho con bằng cách biến nó thành một phần trong giờ chơi. Ví dụ như cùng trẻ tổ chức một bữa tiệc trà nho nhỏ và trong đó những cốc trà sẽ là nước thật, cụng ly và cùng thưởng thức thôi.

Khi trẻ còn bú mẹ hoặc uống sữa công thức, việc trẻ hấp thụ bao nhiêu nước không quan trọng bằng việc trẻ học cách uống từng chút một.

2.6. Việc uống nước sẽ thành một quy trình

Cố gắng để xây dựng việc uống nước thành một quy trình cần thiết phải thực hiện sau mỗi khi làm một việc gì đó như: uống nước sau khi ăn xong, uống nước sau khi vui chơi,uống nước sau khi làm một công việc, uống nước khi về tới nhà sau một ngày bận rộn bên ngoài... biến uống nước thành phần thưởng cho sự nỗ lực.

Hạn chế cho trẻ uống nhiều đồ ngọt
Hạn chế cho trẻ uống nhiều đồ ngọt hay sữa

2.7. Hạn chế đường

Trẻ con luôn thích ngọt. Sẽ rất khó khăn để khiến trẻ từ bỏ việc uống nhiều đồ ngọt hay sữa, nhưng hãy hạn chế nó ở mức tối thiểu. Nước trái cây hay sữa chứa hàm lượng calo cao khiến trẻ nhanh no và không còn thích thú với bữa ăn nữa. Quá nhiều đường trong khẩu phần ăn của trẻ khiến trẻ dễ bị béo phì, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ về sau. Sữa có thể uống hàng ngày nhưng nên uống vào buổi sáng và không uống quá nhiều. Nước trái cây có thể uống mà không cho thêm đường. Hoặc cũng có thể ăn trái cây thay vì uống nước ép, vừa có nhiều chất xơ, vừa khiến trẻ tiếp cận được nhiều loại trái cây hơn.

2.8. Thêm nhiều thực phẩm chứa nước

Nước lọc không phải là lựa chọn duy nhất. Đừng quên súp, sinh tố, sữa chua uống, trà thảo mộc....cũng là những lựa chọn để trẻ nạp thêm nước cho cơ thể, hay đó cũng là cách để trẻ có thêm được những loại trái cây và rau củ trong khẩu phần ăn hàng ngày.

2.9. Khuyến khích bằng phần thưởng

Đưa ra mục tiêu uống nước mỗi ngày cho từng thành viên trong gia đình. Và khi ai đó hoàn thành mục tiêu đề ra sẽ được một phần thưởng nho nhỏ và lời khen từ các thành viên khác trong gia đình. Trẻ em rất hiếu thắng và khi trẻ chiến thắng một ai đó sẽ là động lực cho trẻ cố gắng hơn nữa.

3. Những triệu chứng của trẻ bị mất nước cần can thiệp của bác sĩ.

Nước tiểu màu vàng đậm là dấu hiệu trẻ mất nước mức độ nhẹ
Nước tiểu màu vàng đậm là dấu hiệu trẻ mất nước mức độ nhẹ

Bổ sung nước hàng ngày rất tốt cho cơ thể trẻ, ngay cả khi trẻ khỏe mạnh. Nếu trẻ có dấu hiệu không được khỏe mà lại không chịu uống nước thì đó là điều đáng lo ngại.

Một số dấu hiệu trẻ mất nước nhẹ:

  • Chóng mặt hoặc choáng váng
  • Buồn nôn hoặc đau đầu
  • Nước tiểu màu vàng đậm hoặc nâu (nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt)
  • Tã ướt ít hơn bình thường, hoặc trẻ lớn sẽ không đi vệ sinh nhiều
  • Khô môi, lưỡi miệng, hoặc cổ họng.

Dấu hiệu trẻ mất nước nặng

  • Cực kỳ khát (đưa nước cho trẻ uống vồ vập)
  • Hôn mê hoặc hoạt động kém bình thường
  • Bàn chân, bàn tay lạnh
  • Thở nhanh hơn bình thường, nhịp tim nhanh
  • Cáu kỉnh, buồn ngủ hoặc bứt rứt khó chịu.

Tập cho con thói quen uống nhiều nước rất khó với các bà mẹ có con mới biết đi hoặc trên 2 tuổi, việc đó thực sự cần sự kiên nhẫn của bạn. Nhưng đừng biến nó thành chiến trường hay khoan nhượng. Như Essential Baby nói, " Đừng để bị cám dỗ mà thay nước uống bằng nước hoa quả, nếu không sau này sẽ rất khó chuyển sang uống nước lọc." Chỉ cần đảm bảo nước luôn có khi trẻ cần, để trẻ thấy bạn uống nước như một điều tất nhiên (ghi nhớ cho trẻ thấy vẻ hạnh phúc của bạn khi được uống nước), và ngoài nước trẻ không còn sự lựa chọn nào khác.

Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Nguồn tham khảo: babycenter.com, intermountainhealthcare.org, newidea.com.au

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

30.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan