Loạn sản phổi ở trẻ sơ sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Đặng Thị Ngoan - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Loạn sản phổi ở trẻ sơ sinh là bệnh phổi mạn tính, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như xẹp phổi, suy tim hay thậm chí là tử vong. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị loạn sản phổi ở trẻ em.

1. Loạn sản phổi là gì?

Loạn sản phổibệnh phổi mạn tính, thường xảy ra ở trẻ sinh non. Đây là hiện tượng đặc trưng bởi tình trạng biểu mô của các phế quản nhỏ bị sừng hóa và hoại tử, làm giảm chất hoạt động bề mặt (surfactant), mô kẽ tăng sinh dạng sợi, dẫn đến hiện tượng xơ hóa phổi. Nguyên nhân của loạn sản phổi là thông khí áp lực dương với áp lực cao hoặc trong thời gian dài.

Bệnh loạn sản phổi ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Xẹp phổi: Loạn sản phổi gây ra các tổn thương nhu mô phổi kéo dài, xẹp phổi hoặc thậm chí là mất chức năng phổi và không có khả năng hồi phục;
  • Suy tim: Trẻ bị loạn sản phổi được thở máy liên tục và kéo dài, dẫn đến hiện tượng tăng áp lực động mạch phổi, làm ảnh hưởng tới chức năng tim và có thể gây suy tim;
  • Tử vong: Trẻ sơ sinh bị loạn sản phổi sẽ lệ thuộc nhiều vào máy thở và làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Khi bị nhiễm trùng, tình trạng bệnh dễ chuyển biến xấu, diễn biến phức tạp và có nguy cơ tử vong cao.
Suy tim trẻ em
Bệnh loạn sản phổi ở trẻ sơ sinh có thể gây suy tim

2. Chẩn đoán loạn sản phổi ở trẻ sơ sinh

  • Khai thác tiền sử sau sinh: Trẻ sinh non; suy hô hấp sau sinh được hỗ trợ CPAP, thở máy với áp lực cao hoặc nồng độ oxy cao;
  • Khám lâm sàng: Trẻ có dấu hiệu suy hô hấp (thở nhanh, rút lõm lồng ngực và tím tái da, môi nếu ngưng cung cấp Oxy), SaO2 < 90% khi ngưng Oxy;
  • Xét nghiệm: Chụp X-quang; xét nghiệm phết máu, CRP để tầm soát nhiễm trùng; siêu âm tim để loại trừ nguyên nhân suy hô hấp do còn ống động mạch.

Chẩn đoán xác định khi:

Trẻ lệ thuộc Oxy trên 28 ngày và có những dấu hiệu bất thường trên phim X-quang phổi trong từng giai đoạn cụ thể.

Chẩn đoán phân biệt:

Cần chẩn đoán phân biệt loạn sản phổi ở trẻ sơ sinh với các vấn đề sức khỏe khác như:

  • Viêm phổi kéo dài do không đáp ứng kháng sinh: Chẩn đoán bằng cách chụp X-quang phổi tổn thương nhu mô và thực hiện các xét nghiệm nhiễm trùng như phết máu, CRP;
  • Còn ống động mạch: Chẩn đoán bằng cách khám tim âm thổi liên tục hoặc tâm thu và siêu âm tim Doppler.
Ảnh X-quang được tiến hành phân loại
Chẩn đoán loạn sản phổi ở trẻ sơ sinh bằng cách chụp X-quang

3. Điều trị loạn sản phổi ở trẻ sơ sinh

Nguyên tắc điều trị loạn sản phổi ở trẻ sơ sinh là: Hỗ trợ hô hấp, hạn chế dịch và sử dụng thuốc cho trẻ. Phương pháp điều trị cụ thể như sau:

  • Hỗ trợ hô hấp: Cung cấp Oxy cho trẻ với nồng độ thấp nhất sao cho chỉ số SaO2 ở mức 90 - 95%. Nên lựa chọn phương pháp thở Oxy qua cannula, giảm dần lưu lượng Oxy và chuyển dần qua thở Oxy gián đoạn trước khi ngưng cho trẻ thở Oxy. Với những trẻ đang giúp thở, nên giảm áp lực đường thở ở mức thấp nhất, giữ PaCO2 ở mức 45 - 55mmHg và SaO2 ở mức 90 - 95% để tránh gây tăng thông khí phế nang;
  • Hạn chế dịch: Duy trì lượng dịch nhập vào cơ thể bé ở mức 130 - 150 ml/kg/ngày và tăng dần nếu tình trạng suy hô hấp của trẻ được cải thiện;
  • Sử dụng thuốc
  • Theo dõi sức khỏe: Trong thời gian trẻ nằm viện, cần theo dõi chỉ số SaO2 thường xuyên (kể cả lúc trẻ bú, ngủ), xét nghiệm khí máu khi cần thiết (trong giai đoạn còn giúp thở), theo dõi ion đồ mỗi ngày (trong giai đoạn sử dụng thuốc lợi tiểu), HCT xét nghiệm kiểm soát nhiễm trùng thực hiện hàng tuần. Sau khi trẻ xuất viện, cần tái khám định kỳ để theo dõi hô hấp và sự phát triển bình thường trong thời gian 1 - 2 năm.
Khám nhi, khám trước tiêm phòng vacxin
Khi trẻ có biểu hiện sức khỏe bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay

Loạn sản phổi ở trẻ sơ sinh là bệnh nặng, điều trị khó khăn và có thể gây tử vong hoặc để lại những di chứng trầm trọng gây ảnh hưởng tới sự tăng trưởng, phát triển của trẻ. Vì vậy, khi trẻ được xác định bị loạn sản phổi, phụ huynh cần phối hợp với bác sĩ trong việc điều trị bệnh để tránh được những biến chứng, di chứng nguy hiểm.

Khoa nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chính là địa chỉ được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn để thăm khám và điều trị các bệnh lý thường gặp ở trẻ như: Viêm tai giữa, sốt vi khuẩn, sốt virus, viêm phổi ở trẻ,... Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm chuyên môn sẽ giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Bác sĩ Đặng Thị Ngoan từng là giảng viên Bộ môn Nhi - trường Đại học Y dược Hải Phòng. Từng được cấp chứng chỉ về Nhi khoa trong và ngoài nước như: Bệnh viện Westmead, Australia; Trường Đại học Y Hải Phòng

Hiện tại, Bác sĩ Ngoan là bác sĩ Nhi - Sơ sinh tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan