Lõm ngực bẩm sinh ở trẻ: Triệu chứng và biến chứng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Văn Trọng - Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Nhi, phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Lõm ngực là một biến dạng thành ngực bẩm sinh do sự bất thường trong tăng trưởng của sụn nối xương sườn với xương ức. Điều này gây ra xương ức bị lõm xuống và hình dạng của lõm giống như cái phễu. Dị tật này hay gặp ở bé trai và bệnh càng ngày càng nặng theo sự tăng trưởng của trẻ, đặc biệt khi trẻ ở tuổi dậy thì.

1. Triệu chứng của lõm ngực bẩm sinh

Lõm ngực (tên Tiếng Anh là Pectus excavatum) hay còn gọi là ngực phễu (funnel chest) là tình trạng xương ức và một số xương sườn bị biến dạng bất thường và lõm sâu xuống. Lõm ngực ở trẻ sơ sinh có thể khó phát hiện, những triệu chứng lõm bắt đầu rõ ràng khi trẻ lên 2 đến 3 tuổi. Trong một số trường hợp, lõm ngực mới xuất hiện khi trẻ lớn lên.

Mức độ nghiêm trọng của lõm ngực dao động từ nhẹ đến nặng, nhưng tình trạng có xu hướng trở nên càng ngày càng nặng hơn theo quá trình tăng trưởng của trẻ. Nhiều trẻ khi sinh ra với lõm ngực thì không cần điều trị, do tình trạng lõm ngực rất nhẹ, tuy nhiên có những trường hợp nghiêm trọng hơn thì lõm ngực này có thể đè lên tim và phổi. Tuy nhiên, ảnh hưởng đến tim và phổi thường không đáng kể và chỉ xảy ra khi tập thể dục với cường độ mạnh. Ngoài ra, khoảng 15% trẻ mắc lõm ngực bẩm sinh sẽ phát triển thành vẹo cột sống.

Đối với các trường hợp nhẹ bố mẹ có thể không thấy các dấu hiệu đáng ngờ nào nhưng nếu trường hợp nặng, thì lõm ngực sẽ đè lên phổi và tim, gây ra:

Triệu chứng của lõm ngực bẩm sinh
Hình ảnh lõm ngực bẩm sinh

Ngoài ra, trẻ em có lõm ngực cũng có thể có một bệnh lý khác, chẳng hạn như:

  • Hội chứng Marfan: Đây là một rối loạn ảnh hưởng đến mô liên kết của cơ thể
  • Hội chứng Poland: Là khuyết tật bẩm sinh hiếm gặp được đặc trưng bởi các cơ bị thiếu hoặc kém phát triển ở một bên của cơ thể, đặc biệt kém phát triển hay thiếu hẳn một bên cơ ngực.
  • Còi xương: Đây là rối loạn do thiếu vitamin D, canxi hoặc phốt phát nên dẫn tới trẻ bị mềm và yếu xương
  • Vẹo cột sống
Vẹo cột sống
Trẻ bị vẹo cột sống

2. Biến chứng của lõm ngực

Các trường hợp nghiêm trọng của lõm ngực có thể gây ép tim và phổi hoặc đẩy tim sang một bên. Ngay cả các trường hợp nhẹ cũng có thể dẫn đến các vấn đề về tâm lý của trẻ khi tự ti về ngoại hình của bản thân.

  • Vấn đề về tim và phổi

Nếu mức độ lõm ngực sâu sẽ làm giảm lượng khí mà phổi nở ra để hít không khí vào dẫn đến giảm lượng không khí mà trẻ có thể hít vào. Ngoài ra, vết lõm này cũng đè lên tim khiến tim bị đẩy sang bên trái và làm giảm khả năng co bóp hiệu quả.

  • Vấn đề ngoại hình

Trẻ lõm ngực có xu hướng gập người về phía trước nên trẻ rất tự ti về ngoại hình của mình đến nỗi tránh các hoạt động cùng với gia đình hoặc bạn bè như bơi lội, do vết lõm ở ngực khó ngụy trang hơn với quần áo.

Bác sĩ Trọng đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong Phẫu thuật Nhi và Phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ, và đã sớm trở thành một trong những bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực Phẫu thuật Trẻ em đặc biệt là Phẫu thuật Nội soi và Phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: kidshealth.org, mayoclinic.org

XEM THÊM

Video đề xuất:

Tầm soát thai nhi - Bé khỏe chào đời

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

103.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan