Lưu ý nếu lưu trữ và hút sữa khi đi làm

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Châu - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Hút sữa khi đi làm luôn là vấn đề được nhiều bà mẹ quan tâm nhất sau thời gian ở cữ và chuẩn bị quay lại với công việc. Để có đủ sữa cho bé bú và chất lượng sữa khi vắt ra được đảm bảo, mẹ cần lập cho mình một kế hoạch chi tiết trước đó.

1. Các bà mẹ có thể làm gì để chuẩn bị việc cho con bú sau khi đi làm trở lại?

Để việc cho con bú sau đi làm trở lại được chuẩn bị tốt nhất, các bà mẹ có thể chủ động thực hiện các việc sau:

  • Tham gia một lớp học về nuôi con bằng sữa mẹ, có thể được tổ chức tại bệnh viện nơi bạn dự định hoặc đã sinh con. Các lớp học này sẽ cung cấp những lời khuyên về cách trở lại làm việc và tiếp tục cho con bú như thế nào.
  • Tham gia nhóm hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ để trao đổi với các bà mẹ khác về cách sử dụng máy hút sữahút sữa khi đi làm như thế nào.
  • Xem những video về những bà mẹ đã cho con bú thành công, kể cả sau khi đi làm trở lại.
  • Thảo luận về các kiểu lịch trình làm việc khác nhau với sếp của bạn, chẳng hạn như bắt đầu làm việc bán thời gian lúc mới quay lại công việc hoặc chia ca làm việc thích hợp với khung thời gian hút sữa khi làm việc.
  • Tìm hiểu về các quyền của phụ nữ theo luật pháp về thời gian nghỉ dành cho bà mẹ cho con bú. Luật có thể quy định yêu cầu một số người sử dụng lao động cung cấp thời gian nghỉ hợp lý để người lao động hút sữa khi làm việc trong 1 năm sau khi sinh con. Chúng bao gồm cả việc chuẩn bị không gian, chức năng riêng cho việc hút sữa và thời gian để phụ nữ sử dụng máy hút sữa cầm tay mỗi khi họ cần.
  • Nói chuyện với những phụ nữ khác ở công ty của bạn. Hãy hỏi giám đốc chính sách hỗ trợ phụ nữ cho con bú, người giám sát của bạn, giám đốc chương trình chăm sóc sức khỏe, văn phòng nhân sự của nhân viên hoặc đồng nghiệp khác nếu họ biết những phụ nữ khác đã cho con bú sau khi đi làm trở lại.
  • Khám phá các lựa chọn chăm sóc trẻ em. Tìm hiểu xem có cơ sở giữ trẻ gần nơi bạn làm việc hay không để bạn có thể đến thăm và cho con bú trong giờ ăn trưa hoặc những giờ nghỉ khác.

2. Có thể làm gì trong thời gian nghỉ sinh để giúp việc cho con bú thành công hơn sau khi đi làm trở lại?

Trong thời gian nghỉ sinh mẹ có thể làm một số vấn đề sau:

  • Dành càng nhiều thời gian nghỉ càng tốt. Nghỉ phép ít nhất sáu tuần để cơ thể phục hồi sau khi sinh con và ổn định thói quen cho con bú tốt.
  • Tập vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy hút sữa vài ngày hoặc vài tuần trước khi bạn phải đi làm lại. Bạn có thể cảm thấy rất khác khi sử dụng máy hút sữa cầm tay so với việc cho con bú sữa mẹ trực tiếp.
  • Máy hút sữa có thể là phương pháp tốt nhất để hút sữa nhanh chóng trong quá trình làm việc. Máy hút sữa có thể cho phép bạn vừa làm việc vừa hút sữa, nếu bạn làm công việc văn phòng.
  • Giúp bé thích nghi với việc uống sữa mẹ từ bình hoặc cốc. Ban đầu có thể hữu ích nếu nhờ người khác đưa bình hoặc cốc cho bé. Chỉ nên cho bé bú bình khi bé được ít nhất một tháng. Em bé sau sinh có thể bắt đầu uống từ cốc khi 3 hoặc 4 tháng tuổi.
  • Nói chuyện với gia đình và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc con của bạn về mong muốn được duy trì nguyên tắc nuôi con bằng sữa mẹ càng lâu càng tốt. Hãy cho họ biết bạn sẽ cần sự hỗ trợ của họ và cách họ có thể giúp bạn tốt nhất.
Bạn nên tập hút sữa bằng tay hoặc bằng máy hút sữa trước khi đi làm trở lại
Bạn có thể tập hút sữa bằng tay hoặc máy hút sữa khi đang nghỉ sinh

3. Tần suất hút sữa khi làm việc nên là bao nhiêu?

Tại nơi làm việc, bạn sẽ cần phải hút sữa đúng vào khoảng thời gian bạn cho em bé bú ở nhà. Theo nguyên tắc chung, trong những tháng đầu đời, trẻ cần bú mẹ từ 8 đến 12 lần trong 24 giờ. Khi trẻ lớn hơn, số lần bú có thể giảm xuống.

Quá trình hút sữa có thể mất khoảng 10 - 15 phút khi bạn đã quen với việc sử dụng máy hút sữa của mình. Đôi khi có thể mất nhiều thời gian hơn. Nhiều phụ nữ sử dụng thời gian nghỉ ngơi giữa ca và giờ nghỉ trưa của họ để hút sữa. Một số phụ nữ chấp nhận đi làm sớm hoặc ở lại muộn để tăng thời gian cần thiết cho việc hút sữa. Tùy theo tính chất công việc và lượng sữa mà bạn nên cân nhắc thời gian hút sữa sao cho phù hợp.

4. Cách hút sữa khi đi làm

Nếu không thể cho trẻ bú mẹ trực tiếp, hãy đảm bảo hút sữa một cách đều đặn trong các khung giờ cố định trong ngày. Điều này sẽ giúp cơ thể tiếp tục tạo sữa.

Trước khi hút sữa, hãy rửa tay sạch bằng xà phòng và nước. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng nước rửa tay nhanh có cồn có ít nhất 60% cồn. Đảm bảo rằng vùng da vú được hút sữa, các bộ phận của máy hút sữa và bình đựng phải sạch sẽ. Bạn không cần phải rửa vú và núm vú trước khi bơm.

Một số cách hút sữa phổ biến mà nhiều bà mẹ đang áp dụng bao gồm:

  • Hút sữa bằng tay: Bạn dùng tay bóp và ấn vào bầu vú để tống xuất sữa. Phương pháp này yêu cầu thực hành, kỹ năng và sự phối hợp. Vắt sữa bằng tay dễ dàng thực hiện và có thể nhanh như dùng máy hút sữa. Đây là phương án tốt nếu bạn không thường xuyên xa con. Tất cả các bà mẹ nên học cách vắt sữa bằng tay trong trường hợp khẩn cấp. Một điểm cộng khác của việc vắt sữa bằng tay là hoàn toàn miễn phí.
  • Máy hút sữa: trên thị trường hiện nay có nhiều loại máy hút sữa cầm tay chạy bằng pin hoặc cắm vào ổ điện đa dạng cho các bà mẹ dễ lựa chọn. Việc sử dụng máy hút sữa khi đi làm có thể dễ dàng hơn với một số mẹ. Tùy thuộc vào loại máy mà có thể hút sữa một bên vú hoặc cả hai bên vú cùng lúc. Hút sữa từ cả hai vú cùng một lúc có thể thu được nhiều sữa hơn trong thời gian ngắn hơn, điều này rất hữu ích nếu bạn phải quay lại làm việc hoặc đi học toàn thời gian. Lưu ý vệ sinh các phần của máy hút sữa giữa các lần sử dụng.
vắt sữa bằng máy
Sử dụng máy hút sữa mang lại nhiều tiện lợi cho các mẹ khi đi làm hoặc đi học trở lại.

5. Cách bảo quản và lưu trữ sữa mẹ

Sau mỗi lần hút sữa, bạn nên:

  • Giữ sữa ở nhiệt độ phòng. Sữa mẹ có thể sử dụng trong tối đa 4 giờ sau khi bơm ở nhiệt độ phòng (lên đến 77 ° F).
  • Làm lạnh sữa. Sữa mẹ để trong ngăn mát tủ lạnh có thể sử dụng được đến 4 ngày.
  • Đặt sữa vào ngăn đá. Nếu bạn không sử dụng sữa mẹ ngay hãy đông lạnh sữa mẹ ngay sau khi hút.
  • Sử dụng túi chườm mát. Bạn có thể cho sữa mẹ vào túi làm lạnh hoặc ngăn mát cách nhiệt với túi đá đông lạnh trong tối đa 24 giờ sau khi hút sữa. Sau 24 giờ trong ngăn mát, sữa mẹ nên được bảo quản lạnh hoặc đông lạnh.
  • Khi bảo quản sữa mẹ, hãy sử dụng túi trữ sữa mẹ chuyên dụng, được sản xuất để trữ đông sữa mẹ. Bạn cũng có thể sử dụng bình thủy tinh sạch hoặc bình nhựa cứng không chứa BPA có nắp đậy kín. Không sử dụng các thùng chứa có số tái chế 7, có thể chứa BPA. Không sử dụng miếng lót bình sữa dùng một lần hoặc các loại túi nhựa khác để đựng sữa mẹ.

Mẹo làm đông sữa

  • Dán nhãn rõ ràng trên hộp đựng sữa với thông tin ngày hút sữa và tên của con bạn.
  • Chia rõ và đông lạnh với từng lượng nhỏ sữa cho những lần cho ăn sau.
  • Không nên đổ sữa quá đầy vào túi đựng. Chừa khoảng cách khoảng 2cm từ mức sữa đến miệng túi, vì sữa sẽ to hơn khi đông lạnh.
  • Chờ cho đến khi sữa đông lại hoàn toàn.
  • Bảo quản sữa ở phía sau của ngăn đá, không phải trên kệ của cửa ngăn đá
Sau khi dùng máy hút sữa hoặc thủ công thì sữa mẹ cần được bảo quản
Sau khi dùng máy hút sữa hoặc thủ công thì sữa mẹ cần được bảo quản

Mẹo rã đông và hâm nóng sữa

  • Trước tiên hãy rã đông sữa mẹ theo thứ tự thời gian, ưu tiên túi sữa cũ nhất.
  • Sữa mẹ không cần hâm nóng. Một số bà mẹ thích cho trẻ bú ở nhiệt độ phòng. Một số mẹ lựa chọn nhiệt độ lạnh.
  • Rã đông bình sữa hoặc túi sữa đông lạnh bằng cách cho vào ngăn mát tủ lạnh và để qua đêm.

Nếu quyết định hâm nóng sữa mẹ, bạn nên tiến hành theo các bước:

  • Đậy kín hộp trong khi hâm nóng.
  • Giữ túi sữa dưới vòi nước ấm đang chảy hoặc đặt trong một thùng chứa nước ấm.
  • Không bao giờ cho bình hoặc túi sữa mẹ vào lò vi sóng. Lò vi sóng tạo ra các điểm nóng có thể làm bỏng con bạn và làm hỏng sữa.
  • Kiểm tra nhiệt độ trước khi cho bé ăn bằng cách nhỏ một ít vào cổ tay của bạn. Sữa phải ấm, không nóng.
  • Xoay sữa để trộn chất béo có thể đã tách ra. Không lắc sữa.
  • Sử dụng sữa mẹ trong vòng 24 giờ sau khi rã đông trong tủ lạnh. Điều này có nghĩa là 24 giờ kể từ khi sữa mẹ không còn đông đá, không phải kể từ khi bạn lấy sữa ra khỏi tủ đông.
  • Sau khi sữa mẹ được rã đông đến nhiệt độ phòng hoặc làm ấm sau khi để trong tủ lạnh hoặc tủ đông, hãy sử dụng nó trong vòng 2 giờ.
  • Không làm đông lạnh lại sữa mẹ sau khi đã rã đông.

Trên đây là những lưu ý quan trọng khi hút sữa khi đi làm, các bà mẹ cần chú ý để quá trình vắt và bảo quản sữa mẹ được đảm bảo tốt nhất cho trẻ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan