Phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Văn Trọng - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Phình đại tràng bẩm sinh là bệnh lý liên quan đến đại tràng thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể gặp ở cả trẻ sơ sinh. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở trẻ. Bệnh phình đại tràng rất dễ phát hiện và có thể được điều trị triệt để, nhưng nếu để muộn, bệnh có thể gây nhiều biến chứng rất nguy hiểm.

1. Phình đại tràng bẩm sinh là gì?

Bệnh phình đại tràng bẩm sinh (còn gọi là bệnh giãn đại tràng bẩm sinh hay bệnh Hirschsprung) là hiện tượng đại tràng bị giãn ra do thiếu các tế bào thần kinh trong cơ ruột già ở trẻ, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn ruột già. Phần ruột phía trên chỗ tắc nghẽn phình lên, kết quả gây căng trướng bụng và khiến việc đại tiện của trẻ trở nên bất thường.

2. Nguyên nhân gây bệnh phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ em?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh lý phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ và đây là bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền.

Trong thời kỳ bào thai, ống tiêu hóa của trẻ không được phát triển toàn diện, sự thiếu hụt tế bào hạch ở các đám rối thần kinh giữa hai lớp cơ của ống hậu môn là nguyên nhân chính gây ra sự mất nhu động tự động của cơ ruột, khiến ruột của trẻ không co bóp bình thường và trẻ không đại tiện được.

Di truyền
Phình đại tràng là bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền

3. Dấu hiệu phình đại tràng bẩm sinh

Các dấu hiệu và triệu chứng phình đại tràng bẩm sinh thay đổi tùy theo từng mức độ khác nhau của bệnh. Thông thường các triệu chứng sẽ xuất hiện ngay sau khi trẻ được sinh ra, nhưng đôi khi chúng không rõ ràng cho đến khi trẻ lớn lên.

  • Đối với trẻ sơ sinh dấu hiệu dễ nhận biết nhất chính là trẻ không đi phân su sau hơn 24 giờ, bụng trẻ căng trướng, nôn và có dấu hiệu mất nước. Khi được kích thích hậu môn bằng ống thông, trẻ đi ra phân nhiều, giống hiện tượng tháo nút tắc ở cống nước.
  • Đối với trẻ lớn, triệu chứng điển hình chính là táo bón kéo dài, không tự đại tiện được mà phải tháo thụt, kích thích. Phân đi ra không thành khuôn, có mùi rất thối và màu đen (do vi khuẩn tích tụ lên men).

4. Hậu quả của bệnh phình đại tràng bẩm sinh

Trẻ
Phình đại tràng bẩm sinh khiến trẻ ăn uống kém, dẫn đến hiện tượng suy dinh dưỡng

Phình đại tràng bẩm sinh khiến trẻ ăn uống kém, dẫn đến hiện tượng suy dinh dưỡng, kém phát triển về thể chất và tinh thần ở trẻ. Ngoài ra, bệnh còn có những biến chứng nguy hiểm như:

Chính vì vậy, trẻ cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để giảm bớt những nguy cơ từ bệnh phình đại tràng bẩm sinh.

Để điều trị bệnh hiệu quả còn tùy thuộc vào nguyên nhân mắc bệnh mà bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp điều trị khác nhau như phẫu thuật cắt bỏ đoạn đại tràng bị tổn thương và nối lại đoạn lành phía trên với ống hậu môn. Ngoài trình độ chuyên môn của bác sĩ, cơ sở y tế cũng là một trong những yếu tố quyết định nên sự thành công trong quá trình điều trị.

Nội soi đại trực tràng và mọi quy trình kỹ thuật khác thực hiện tại Vinmec đều được kiểm soát nghiêm ngặt, đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, đảm bảo an toàn và chất lượng cho người bệnh.

Trước mỗi ca thực hiện, hệ thống máy nội soi đều được đảm bảo vô trùng, đem đến tính an toàn tuyệt đối đến người bệnh. Sau khi thủ thuật kết thúc, ống nội soi được vệ sinh bằng máy rửa dây soi tự động của chính hãng Olympus dưới hệ thống lọc nước RO.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

57K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan