Sự phát triển của trẻ sinh non ở tuần 26

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú, Thạc sĩ Đặng Thị Ngoan - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Sinh non là một trong những biến chứng thai kỳ gây ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sinh cực non. Sự phát triển của những trẻ sinh cực non ở tuần thai 26 tuần là khá dè dặt, tuỳ thuộc vào khả năng chăm sóc ý tế của mỗi quốc gia và nhiều yếu tố khác.

Tuy vậy, vẫn có nhiều tiến bộ khả quan trong việc điều trị và chăm sóc những trẻ sinh non 26 tuần giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ về sau.

1. Sinh cực non tháng là gì?

Một thai kỳ bình thường kéo dài khoảng 40 đến 42 tuần. Những thai kỳ vì bất kỳ những nguyên nhân nào đó mà kết thúc và sinh ra em bé ở tuổi thai trước 28 tuần được gọi là sinh cực non. Tiên lượng sống sót càng giảm đi khi tuổi thai càng nhỏ.

  • Những trẻ được sinh ra trước 28 tuần được gọi là sinh cực non tháng
  • Những trẻ được sinh ra từ 28 đến 32 tuần được gọi là sinh rất non tháng
  • Những trẻ được sinh ra từ 32 đến 33 tuần 6 ngày được gọi là sinh non trung bình
  • Và những trẻ được sinh ra từ 34 tuần đến 36 tuần 6 ngày được gọi là sinh non muộn

Tiên lượng cho những trẻ sinh cực non là rất dè dặt. Thời điểm được sinh ra của trẻ sinh non là một yếu tố quan trọng trong điều trị và can thiệp. Trẻ càng sinh non thì càng có khả năng nhiều biến chứng nặng và nghiêm trọng. Mỗi tuần thai được kéo dài sẽ tạo ra sự khác biệt về tỷ lệ sống sót rất đáng kể.

Không phải lúc nào các bác sĩ cũng biết được nguyên nhân của sinh cực non tháng và dự phòng những biến chứng của sinh non. Hơn nữa, các nghiên cứu về tỷ lệ sống sót của trẻ sinh non vẫn còn nhiều hạn chế.

Kết quả các nghiên cứu rất khác nhau tùy thuộc vào quốc gia, các yếu tố liên quan đến chủng tộc, cân nặng của trẻ khi được sinh ra. Tuy vậy, tỷ lệ sống sót của trẻ sinh cực non tháng và sinh non tháng mà mắc những biến chứng về phát triển thần kinh được cải thiện đáng kể từ năm 2000.

Bệnh xơ phổi ở trẻ sinh non
Tiên lượng cho những trẻ sinh cực non là rất dè dặt

2. Sự phát triển của trẻ sinh non 26 tuần

2.1. Cơ hội sống sót của trẻ sinh non 26 tuần

Một em bé được sinh ra từ 20 đến 26 tuần được xem là có thể sống được, hoặc được sinh ra trong thời kỳ cửa sổ mà thai nhi bắt đầu có cơ hội sống sót bên ngoài tử cung. Tuy nghiên, khả năng sống sót là không nhiều, các chuyên gia tại Đại học Y tế Utah cho biết, một đứa trẻ sinh ra trước 24 tuần có ít hơn 50% cơ hội sống sót.

Tuy nhiên, theo phân tích năm 2016 này của hơn 8.300 ca sinh ở Hoa Kỳ, trẻ sinh ra ở tuần thứ 24 có 68% cơ hội sống sót. Một nghiên cứu thuần tập năm 2016 với hơn 6.000 ca sinh cho thấy tỷ lệ sống sót là 60%. (Utah Health ghi nhận tỷ lệ sống sót từ 60 đến 70 phần trăm cho tuổi thai này.)

Trẻ sinh cực non có thể phải đối mặt với một số mốc thời gian và đôi lúc gia đình phải đưa ra những lựa chọn khó khăn. May mắn thay, những tiến bộ trong y học có nghĩa là ngay cả những em bé nhỏ nhất cũng có thể lớn hơn và khỏe hơn trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU).

Liên minh sức khỏe sơ sinh Ireland cho biết, khoảng 40% trẻ sinh ra ở tuần thứ 26 sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe. Một số biến chứng này có thể xảy ra ngay lập tức, hoặc những biến chứng khác xuất hiện sau này trong cuộc đời.

Nếu trẻ sơ sinh được sinh ra ở tuần thứ 26, chúng vẫn được coi là “cực kỳ non tháng”. Nhưng rất nhiều điều có thể cải thiện cho thai nhi đang phát triển chỉ trong vài tuần tuổi thai, làm tăng cơ hội sống sót.

Trẻ sinh ra ở tuần 26 được phát hiện có tỷ lệ sống sót là 89% trong phân tích năm 2016 và 86% trong nghiên cứu thuần tập năm 2016.

Một sự khác biệt lớn góp phần làm tăng tỷ lệ sống sót khi 26 tuần so với 24 tuần là sự phát triển phổi của em bé. Vào khoảng 26 tuần tuổi thai, phần dưới phổi của em bé đã phát triển và phát triển các túi khí nhỏ gọi là phế nang.

Bé vẫn còn quá non tháng để tự thở nhưng phổi của bé sẽ phát triển hơn và khỏe hơn. Trẻ sẽ vẫn phải nằm trong lồng ấp để sưởi ấm với ống thở để giúp cho chúng tăng lượng oxy cung cấp sự sống.

Hình ảnh bé Bảo An phát triển khỏe mạnh sau khi được các bác sĩ tại Vinmec cứu sống khi sinh non ở tuần thứ 25
Trẻ sinh ra ở tuần 26 được phát hiện có tỷ lệ sống sót là 89% trong phân tích năm 2016

2.2. Đặc điểm của trẻ sinh non 26 tuần

tuần thai thứ 26, em bé trong dài khoảng 35cm và nặng khoảng 760 gram. Nhưng trẻ sinh non thường nhỏ so với tuổi của chúng. Một em bé được sinh ra ở tuần thứ 26 có thể chỉ nằm vừa trong lòng bàn tay của người bố. Ở tuổi này, công việc chính của trẻ sinh non là phát triển cơ thể, ngủ và trở nên ổn định về mặt y tế với môi trường bên ngoài tử cung.

Đôi khi bé có thể mở mắt nhưng không thể tập trung. Ánh sáng hoặc các kích thích thị giác khác có thể gây căng thẳng cho hệ thống cơ thể của trẻ. Các bác sĩ thường sẽ che lồng ấp của trẻ và một số đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU) làm mờ đèn vào ban đêm.

Các cử động của em bé thường là giật, co giật hoặc giật mình. Cơ thể của trẻ chưa có nhiều cơ bắp săn chắc và không thể cuộn tròn. Các nhân viên y tế chăm sóc sẽ đặt em bé ở tư thế cuộn tròn, nâng đỡ cơ thể bé bằng gối và giữ ấm cho bé. Điều này giúp trẻ giữ được năng lượng của mình.

Trẻ sinh non thường gặp các vấn đề về hô hấp vì thời điểm này cơ quan hô hấp của trẻ chưa trưởng thành hoàn chỉnh, vì vậy trẻ cũng có thể bị ngừng thở. Điều này thường xảy ra đối với trẻ sinh non. Hơi thở được điều khiển bởi một phần não chưa được phát triển đầy đủ, vì vậy hiện tượng tạm dừng giữa các hơi thở là phổ biến.

Các cấu trúc thính giác và tai của trẻ đã được hình thành đầy đủ nhưng có thể bé rất nhạy cảm với âm thanh bên ngoài. Em bé của bạn có thể nhận thấy giọng nói của bạn nhưng bé vẫn chưa thể trả lời bạn. Trẻ chưa thể bú sữa mẹ.

Da của em bé mỏng manh và nhạy cảm. Các y tá có thể sẽ khuyến khích bạn ‘bế’ trẻ để tăng cảm giác an ủi, nhưng không vuốt ve trẻ.

3. Những biến chứng ở trẻ sinh non 26 tuần tuổi có thể mắc phải

Khoảng 20% trẻ sinh ra ở tuần thứ 26 vẫn có thể gặp một số vấn đề sức khỏe khi chúng lớn lên. Chúng có thể bao gồm các vấn đề với thị giác, thính giác, học tập, nhận thức, hành vi, kỹ năng xã hội. Trẻ sinh ra ở tuần thứ 26 cũng có thể phát triển các vấn đề về tim mạch.

3.1. Da và khả năng giữ nhiệt của cơ thể

Trẻ sinh non sẽ cần phải vào lồng ấp (giống như một tử cung di động) ngay lập tức để giữ ấm cho chúng. Những đứa trẻ sinh cực non như thế này vẫn chưa có cơ hội phát triển mỡ nâu - loại chất béo nằm ngay dưới lớp da giúp tăng khả năng giữ nhiệt cho cơ thể của trẻ. Da của trẻ vào thời điểm này cũng sẽ cực mỏng và dễ bị tổn thương.

3.2. Các vấn đề về hô hấp

Phần phổi dưới và đường thở của em bé chỉ mới bắt đầu phát triển khoảng 24 tuần. Đối với trẻ 26 tuần, phần phổi dưới đã có sự phát triển hơn nhưng vẫn chưa thật sự hoàn chỉnh. Vì vậy, điều này giúp tăng khả năng sống sót cho trẻ ở tuần 26 so với trẻ sinh non ở tuần 24. Tuy vây, trẻ chào đời vào thời điểm này sẽ cần được giúp thở.

3.3. Các vấn đề về thị giác

Vào khoảng tuần thứ 26 trong bụng mẹ, mắt của em bé vẫn đang nhắm nghiền. Mí mắt và mắt của họ chưa phát triển đủ để mở chúng. Em bé của bạn sẽ cần phải được dán bông hoặc gạc mềm lên mắt để bảo vệ bé khỏi ánh sáng, giúp thị giác của bé tiếp tục phát triển.

Trong một số trường hợp, mắt của trẻ có thể không phát triển như mong muốn, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về thị lực hoặc thậm chí mù lòa về sau này.

Bên cạnh đó, một số trường hợp trẻ cần can thiệp thở oxy liều lượng cao và có thể gây nên biến chứng về mắt về sau.

3.4. Các vấn đề về thính giác

Một trẻ sinh non đã có đôi tai hình thành đầy đủ. Em bé của bạn có thể bắt đầu nghe thấy những âm thanh từ bên ngoài khi thai được khoảng 18 tuần tuổi. Tuy nhiên, màng nhĩ của bé vẫn rất mỏng manh và nhạy cảm ở tuần thứ 26. Một số trẻ sinh ra sớm có thể có vấn đề về thính giác hoặc bị điếc.

3.5. Các vấn đề khác

Một số trẻ sinh cực non có thể gặp các vấn đề ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh. Một số trong số này ở mức độ nghiêm trọng. Các biến chứng bao gồm bại não, các vấn đề về học tập và các vấn đề về hành vi.

Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non nhìn chung dễ gặp bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ và pha chế sữa không đảm bảo. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu được) và tiêm vắc-xin đúng lịch. Ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng như biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc thì cần đứa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn theo dõi và điều trị.

Thuốc trợ phổi được sử dụng cho những trường hợp sinh non
Đối với trẻ sinh non 26 tuần, phần phổi dưới đã có sự phát triển hơn nhưng vẫn chưa thật sự hoàn chỉnh

Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non nhìn chung dễ gặp bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ và pha chế sữa không đảm bảo. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu được) và tiêm vắc-xin đúng lịch. Ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng như biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc thì cần đứa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn theo dõi và điều trị.

Để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: raisingchildren.net.au, verywellfamily.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan