Tắm nắng cho trẻ đến mấy tháng tuổi có thể dừng?

Tắm nắng phương pháp đơn giản nhất có thể giúp trẻ tổng hợp được vitamin D một cách tự nhiên để trẻ phát triển cao lớn, khỏe mạnh và có hệ xương vững chắc. Vậy cha mẹ nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh đến mấy tháng tuổi?

1. Phụ huynh phơi nắng cho bé đến mấy tháng tuổi?

Thực tế, hiện tại không có bất cứ nghiên cứu nào đặt ra yêu cầu về độ tuổi mà trẻ có thể được tắm nắng để tổng hợp vitamin D, bởi đây là dưỡng chất mà cơ thể vẫn cần bổ sung mỗi ngày, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do vậy, cha mẹ không cần lo lắng về việc nên tắm nắng cho trẻ đến khi nào, bởi chúng ta có thể làm việc này mỗi ngày, kể cả khi bé đã được vài tuổi.

Cha mẹ có thể bắt đầu tắm nắng cho con từ 7 - 10 ngày sau khi sinh. Thời điểm tốt trong ngày để cho trẻ tắm nắng là 6 - 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều, khoảng thời gian này có thể thay đổi tùy vào từng mùa trong năm. Vào những thời điểm này, ánh nắng sẽ không quá gắt, tia hồng ngoại và tia cực tím khá yếu nên sẽ thích hợp và đủ an toàn để giúp bé hấp thụ tốt, thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho cơ thể. Bên cạnh đó, vào sau 5 giờ chiều thì tia X-quang trong ánh mặt trời sẽ giúp bé hấp thụ canxiphốt pho trong cơ thể một cách tốt. Đây là hai thành phần này lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho sự phát triển xương.

Cha mẹ cũng cần lưu ý khoảng thời gian 10 - 16 giờ, tuyệt đối không nên cho bé tiếp xúc với ánh nắng. Bởi da của các em bé vốn rất mỏng manh và nhạy cảm, ánh nắng gay gắt và tia cực tím mạnh xuất hiện vào khoảng thời gian này sẽ gây tổn thương đối với làn da của con.

2. Làm thế nào để tắm nắng cho trẻ đúng cách?

Bên cạnh vấn đề nên phơi nắng cho trẻ đến mấy tháng thì mẹ cũng nên quan tâm đến cách tắm nắng cho con thế nào là đúng. Bởi không phải chỉ cần đưa bé ra ngoài trời nắng là được, mà cha mẹ cũng cần biết thời gian tắm nắng bao lâu là hợp lý, vào các mùa trong năm thì cách tắm nắng cho trẻ có gì khác nhau không.

Sau khi sinh bé được 7 - 10 ngày, ngày đầu tiên, mẹ chỉ nên để lộ một phần da của trẻ rồi cho bé ở trong bóng râm trong khoảng 10 phút. Hai ngày tiếp theo, mẹ làm tương tự và tăng lên 20 phút trong ngày thứ hai, 30 phút cho ngày thứ ba.

Ngày thứ 4, mẹ cho trẻ mặc quần áo để hở từ bàn chân, che mặt và mắt rồi tắm nắng cho bé trong 5 phút ở thân trước và 5 phút ở thân sau. Những ngày tiếp theo, mẹ có thể cho ánh nắng tiếp xúc nhiều hơn với da của bé ở phần đùi, bụng, ngực, và tăng thêm 5 phút mỗi ngày, nhưng thời gian chỉ nên tăng tối đa lên đến 30 phút mỗi ngày.

Nên tắm nắng cho trẻ đến khi nào? Cha mẹ có thể tắm nắng của con mỗi đợt kéo dài khoảng 10 ngày. Mẹ nên cho bé “nghỉ” 15 - 20 ngày rồi mới bắt đầu lại “quy trình”. Đối với trẻ chưa đủ 1 tháng tuổi, mẹ không nhất thiết phải đem con ra ngoài mà có thể bế con đến gần cửa sổ vào lúc sáng sớm và mở cửa kính hoặc màn che để da trẻ tiếp xúc với ánh nắng tốt hơn.

Những ngày lạnh, mẹ nên tắm nắng cho con vào buổi chiều từ 3-5 giờ, vì buổi sáng không khí sẽ lạnh hơn, có thể khiến trẻ dễ gặp phải những vấn đề về hô hấp. Ngược lại, vào mùa hè thì cha mẹ nên ưu tiên phơi nắng bé vào sáng sớm để ánh nắng không quá gắt.

3. Những lưu ý về cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách

Ngoài quan tâm đến thời gian tắm nắng cho trẻ đến mấy tháng tuổi, cha mẹ cũng nên có một số lưu ý khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh sau đây:

  • Cha mẹ nên chọn nơi yên tĩnh, thoáng mát, trong lành, sạch sẽ, tránh gió lùa và khói bụi để tắm nắng cho con.
  • Khi cho trẻ tắm nắng, cha mẹ nên cởi hết quần áo cho trẻ, lấy đồ che gáy, mắt và vùng sinh dục của bé, hạn chế để ánh nắng chiếu thẳng vào mặt, mắt hoặc đầu của trẻ nhằm tránh tác động của tia UV đến các bộ phận này.
  • Trong khi tắm nắng cho con, mẹ cũng có thể trò chuyện với bé, massage, vuốt ve để bé cảm thấy thoải mái và gần gũi với mẹ hơn. Nếu bé có nhu cầu bú mẹ trong khi tắm nắng và điều kiện cho phép, mẹ cũng có thể cho con bú.
  • Để hai chân bé tiếp xúc với ánh nắng trước, sau đó từ từ chuyển đến vùng lưng, bụng, ngực của bé.
  • Nếu sau khi tắm nắng, da bé nổi mẩn đỏ hoặc có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào, cha mẹ nên dừng việc tắm nắng lại để theo dõi. Nếu sau một vài ngày tình trạng da bé không thuyên giảm thì nên đưa bé đến bác sĩ để khám.
  • Khi bé bị ốm hoặc khi trời lạnh thì cha mẹ nên tạm ngừng việc tắm nắng cho con. Nếu vẫn muốn tiếp tục thì cần cho bé mặc kín, chỉ để lộ phần bắp chân, đùi và cánh tay. Ngoài ra, cần tránh để bé tiếp xúc với gió lạnh.
  • Sau khi tắm nắng xong, cha mẹ nên lau khô mồ hôi và cho bé uống một chút nước bổ sung.

Việc tắm nắng từ sớm giúp da trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, từ đó cơ thể bé có thể tự sản sinh đủ vitamin D, chữa chứng vàng da sơ sinh, hạn chế được tình trạng còi xương, đặc biệt ở giai đoạn trẻ sơ sinh. Ngoài ra, ánh nắng mặt trời có tác dụng diệt khuẩn nên có thể giúp chữa chứng hăm tã ở trẻ. Thực tế, cha mẹ không cần quá quan tâm đến việc tắm nắng cho trẻ đến mấy tháng tuổi mà hãy lưu ý tắm nắng cho con đúng phương pháp sẽ giúp bé có sự phát triển tốt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan