Vì sao cơ thể trẻ không hấp thụ chất dinh dưỡng?

Trẻ không hấp thụ chất dinh dưỡng hay còn gọi là hội chứng kém hấp thu. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trên, bao gồm bất thường trong thành ruột, không thể sản xuất enzym tiêu hóa và bất thường trong hệ vi sinh đường ruột.

1. Hội chứng kém hấp thu là gì?

Hội chứng kém hấp thu là tình trạng mà cơ thể trẻ không hấp thu chất dinh dưỡng từ đường tiêu hóa. Hậu quả của chứng kém hấp thu là trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng, chậm lớn. Hội chứng kém hấp thu có những đặc điểm lâm sàng bao gồm:

  • Thay đổi về tăng trưởng và cân nặng: Giảm chỉ số biểu đồ phát triển chiều cao và cân nặng, sự hấp thu năng lượng không đầy đủ sẽ dẫn tới tình trạng trẻ nhẹ cân và chậm phát triển.
  • Tiêu chảy kéo dài: Tiêu chảy kéo dài trong thời gian ít nhất 3 lần mỗi ngày và trong hơn 4 tuần, phân lỏng hoặc lượng phân nhiều hơn 200g/ngày là một trong những đặc điểm của hội chứng kém hấp thu.
  • Chứng tiêu phân mỡ: Là một triệu chứng dư mỡ trong phân và phân lơn cợn, có màu nhờ và mùi tanh. Phân của trẻ nổi lềnh bềnh trên mặt nước và rất khó có thể xả sạch, sau khi xả nước vẫn còn lại một đường váng mỡ xung quanh bồn cầu.
  • Những dấu hiệu của triệu chứng thiếu chất như: Tình trạng thiếu sắt không thiếu máu, thiếu máu do thiếu sắt, phù do suy dinh dưỡng, chảy máu do thiếu vitamin K, thiếu folat hoặc thiếu vitamin B12.
Trẻ không hấp thụ chất dinh dưỡng khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng
Trẻ không hấp thụ chất dinh dưỡng khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng

2. Vì sao trẻ không hấp thụ chất dinh dưỡng?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng cơ thể trẻ không hấp thụ chất dinh dưỡng bao gồm:

2.1. Nguyên nhân từ niêm mạc

  • Bệnh celiac thường thấy ở trẻ nhỏ do dị ứng với chất gluten trong chế độ ăn uống dẫn tới teo các vi nhung mao. Hậu quả là giảm diện tích bề mặt cho việc hấp thu. Chế độ ăn uống của trẻ nghiêm ngặt, hoàn toàn không có chất gluten sẽ làm thay đổi hoàn toàn quá trình này.
  • Không dung nạp sữa bò cũng là một trong những nguyên nhân kém hấp thu ở trẻ.
  • Không dung nạp sữa đậu nành
  • Chứng kém hấp thu không dung nạp được fructose: Giảm tình trạng kém hấp thu fructose bằng cách sử dụng glucose.
  • Nhiễm trùng: Lao ruột, bệnh nhiễm khuẩn giardia, nhiễm ký sinh trùng giun móc,...

2.2. Nguyên nhân từ trong ống tiêu hóa

  • Thiểu năng tuyến tụy: Bệnh viêm tụy mãn tính, bệnh xơ nang, hội chứng zollinger-ellison, ung thư tụy, bệnh xơ nang,...
  • Giảm tiết dịch mật do vàng da tắc mật hoặc do bệnh của hồi tràng cuối.

2.3. Nguyên nhân do cấu trúc ống tiêu hóa

  • Thức ăn bị đẩy nhanh tới ruột do hậu quả của những loại phẫu thuật như phẫu thuật nối vị tràng, sau phẫu thuật cắt dạ dày, sau phẫu thuật cắt dây thần kinh phế vị.
  • Hội chứng tăng sinh vi khuẩn ruột non thường đi kèm với chứng kém hấp thu
  • Rò ruột
  • Tắc nghẽn túi thừa
  • Bệnh crohn’s
  • Bệnh thoái hóa tinh bột
  • Hội chứng ruột ngắn
  • Viêm ruột do tia xạ
  • Bệnh thiếu máu mạc treo ruột
  • Bệnh viêm thực quản tăng eosin
Hội chứng kém hấp thu
Hội chứng kém hấp thu là một trong những nguyên nhân khiến trẻ không hấp thụ chất dinh dưỡng

2.4. Nguyên nhân ngoài đường tiêu hóa

Tóm lại, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ không hấp thụ chất dinh dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng, nhẹ cân, còi cọc và chậm lớn. Do đó, khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường như chán ăn, tiêu chảy,... cần cho trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.

Bên cạnh đó, để phòng ngừa tình trạng này, bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

938 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan