Xây dựng khả năng phục hồi sức khỏe cho con bạn

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Cuộc sống đầy rẫy những thử thách khó lường, vì vậy bạn nên giúp con mình có những bước chuẩn bị để đối mặt với bất cứ điều gì phía trước bằng cách xây dựng khả năng phục hồi của chúng.

1. Khả năng phục hồi là gì?

Hầu hết các bậc cha mẹ vẫn nghĩ rằng nhiệm vụ của họ là bảo vệ trẻ khỏi những thời điểm khó khăn hoặc thất bại. Tuy nhiên, những phương pháp này không phải lúc nào cũng hữu ích để có sự chuẩn bị cho tương lai của con bạn. Những cuộc đấu tranh có thể giúp con bạn tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong cuộc sống, mang lại cho chúng sự hài lòng khi vượt qua những trở ngại và cũng từ đó giúp chúng ta tìm ra cách để nuôi dưỡng khả năng phục hồi của đứa trẻ.

Khả năng hồi phục là chất lượng của độ mềm dẻo, khả năng điều chỉnh và linh hoạt mà không bị bẻ gãy. Một người kiên cường thường có phản ứng thành công với khó khăn nghiêm trọng hoặc những khó khăn kinh niên và chiến thắng khi đối mặt với nghịch cảnh. Khả năng phục hồi rất quan trọng vì không ai có thể thoát khỏi những thử thách thường không thể đoán trước trong cuộc sống.

2. Con bạn có kiên cường hoặc có khả năng phục hồi hay không?

Bạn có thể đánh giá khả năng phục hồi hay tính kiên cường của con mình bằng cách quan sát khả năng trẻ đối phó với căng thẳng. Thử chú ý xem phản ứng của trẻ mầm non đối với một cảnh hơi đáng sợ trong một cuốn sách hoặc một chương trình là gì? Cậu bé 9 tuổi của bạn phản ứng như thế nào khi được giao một công việc lớn? Phản ứng sinh học cá nhân của mỗi đứa trẻ đối với căng thẳng đóng một vai trò trong mức độ phục hồi của trẻ.

Một số trẻ nhạy cảm hơn với căng thẳng, trong khi những trẻ khác lại dễ tính hơn. Khả năng thích ứng và phát triển của con bạn khi đối mặt với thử thách cũng được định hình bởi kinh nghiệm và các mối quan hệ. Có thể hình tượng hóa nó giống như hình ảnh của một chiếc bập bênh với những trải nghiệm căng thẳng như mất cha hoặc mẹ hoặc mắc bệnh mãn tính có thể đè nặng lên và dồn về một phía. Nhưng, ở phía bên kia là các mối quan hệ tích cực và các nguồn lực hỗ trợ. Những điều này làm cho trẻ có thể chịu được căng thẳng, điều chỉnh lại được thế cân bằng của bập bênh. Căng thẳng không biến mất nhưng những đứa trẻ cần có công cụ để đạt được sự cân bằng tích cực.

lắng nghe con gái nói chuyện
Hầu hết các bậc cha mẹ vẫn nghĩ rằng nhiệm vụ của họ là bảo vệ trẻ khỏi những thời điểm khó khăn hoặc thất bại

3. Làm thế nào bạn có thể xây dựng khả năng phục hồi của con bạn?

Dù mức độ phục hồi của con bạn đang ở bất kỳ mức nào đi chăng nữa thì bạn vẫn có thể làm rất nhiều điều sau đây để giúp con mình rèn luyện và củng cố đặc điểm này.

3.1 Khuyến khích các mối quan hệ hỗ trợ

Trẻ cần có sự hỗ trợ của một người trưởng thành ổn định, tận tâm cho dù đó là cha mẹ, người chăm sóc hay giáo viên để có thể giúp trẻ cảm thấy rằng chúng có những gì cần thiết để vượt qua nghịch cảnh. Sự kết nối này mang lại cho trẻ nhỏ một khoảng đệm khỏi những căng thẳng của thế giới bên ngoài, tạo ra một không gian được bảo vệ để trẻ lớn lên.

Mối quan hệ kiểu này cũng có thể đóng vai trò như một giá đỡ hỗ trợ trong khi trẻ xây dựng các kỹ năng như kỹ năng tập trung, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng tự chủ để chúng kiểm soát căng thẳng. Khi một đứa trẻ có kỹ năng và tự tin hơn thì các bước đệm hỗ trợ có thể dần dần được dỡ bỏ cho đến khi trẻ có thể đứng một mình.

Trẻ sẽ được hưởng lợi khi có nhiều mối quan hệ hỗ trợ. Các mối quan hệ hỗ trợ có thể đến từ ông bà, cô, huấn luyện viên, giáo viên dạy piano hoặc bạn bè trong gia đình. Bạn nên cân nhắc cách thức để bạn có thể củng cố những mối quan hệ này hoặc tạo ra những mối quan hệ khác có thể giúp ích cho con của mình.

3.2 Thúc đẩy niềm tin cốt lõi

Để giúp con bạn phát triển khả năng phục hồi, hãy giúp trẻ học được điều đó bằng cách cho trẻ học được những điều như:

  • Các quyết định đều có hậu quả của nó: Khi thích hợp, hãy để con bạn trải nghiệm kết quả của các quyết định của chúng. Nếu cha mẹ đưa ra tất cả các quyết định, trẻ có thể hiểu rằng những gì chúng làm đều không quan trọng. Chúng có thể cảm thấy rằng cha mẹ đang nghi ngờ khả năng của chúng trong quá trình ra quyết định hoặc tự mình đưa ra quyết định. Nếu con trai bạn nói rằng nó đã học đủ cho một bài kiểm tra, hãy để kết quả kiểm tra cho thấy con bạn có đúng hay không. Khi con bạn có nhiều lựa chọn hơn, thì chúng sẽ trở nên khôn ngoan hơn, tự tin hơn và có khả năng phục hồi tốt hơn sau những thất bại.
  • Thất bại là một phần của cuộc sống: Nếu con bạn coi thất bại là cơ hội để học hỏi hơn là bỏ cuộc, thì trẻ có nhiều khả năng sẽ thử những điều mới và trở nên giỏi hơn. Dạy trẻ rằng việc thua một trò chơi hoặc một trận bóng đá không phải là một thứ quá nghiêm trọng và nên khuyến khích chúng thử lại. Các kỹ năng là thứ hoàn toàn có thể học được. Khen ngợi con bạn vì đã làm việc chăm chỉ. Nếu con bạn bắt đầu một hoạt động và muốn dừng lại vì cảm thấy không đủ giỏi, hãy khuyến khích con tiếp tục trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này sẽ củng cố ý tưởng không từ bỏ điều gì quá nhanh vì nó khó.
  • Mỗi người đều có thế mạnh riêng: Giúp con bạn khám phá và phát triển những điểm mạnh đặc trưng của mình và tìm kiếm cơ hội để sử dụng chúng. Sử dụng một kỹ năng để giúp đỡ người khác có thể là một động lực tăng cường sự tự tin chính cho trẻ.

3.3 Xây dựng lối tư duy phát triển

Cuộc sống hiếm khi là một chuỗi thành công và bạn hãy nghĩ về những bước đầu tiên của con mình. Nhiều nỗ lực đi bộ ban đầu của anh ấy hoặc cô ấy có lẽ đã kết thúc trong sự thất bại. Nhưng con bạn có thể tiếp tục cố gắng và học cách đi và chạy.

Khi lớn hơn, trẻ sẽ phải thực hiện những nỗ lực lớn hơn và trách nhiệm của bạn là giúp trẻ đứng dậy và thử lại. Hãy đảm bảo rằng trẻ biết rằng quá trình học tập là quan trọng, thành công ngay lập tức không phải lúc nào cũng là mục tiêu và thất bại không phải là điều đáng sợ hay phải tránh. Thay vào đó, hãy giúp con bạn coi thất bại như một sản phẩm phụ tự nhiên của việc học hỏi và thử nghiệm những điều mới.

Có thể hữu ích khi nói về những lần bạn thất bại và những gì bạn học được. Tốt hơn nữa, hãy để con bạn thấy bạn thử những điều mới. Thử chạy đường dài cùng nhau hoặc tham gia lớp học làm gốm. Cả bạn và con bạn đều sẽ rút ra được kinh nghiệm từ những lần cộng tác đó.

Con trai
Khi lớn hơn, trẻ sẽ phải thực hiện những nỗ lực lớn hơn và trách nhiệm của bạn là giúp trẻ đứng dậy và thử lại

3.4 Tạo cơ hội để cho con bạn được học

Cho phép trẻ học hỏi từ thất bại đòi hỏi bạn phải lùi lại và để con bạn có sự tự trải nghiệm về những điều đó. Tuy nhiên, nếu con bạn đang phải đối mặt với một tình huống mà sự an toàn của trẻ bị đe dọa, thì sự can thiệp của bạn là phù hợp và cần thiết. Nhưng nếu việc con bạn không hoàn thành bài tập đúng thời hạn thì hãy để chúng đối mặt với hậu quả. Điều này sẽ giúp trẻ biết các quy tắc áp dụng cho mình và theo dõi tốt hơn các bài tập và thời hạn.

Ngoài ra, hãy dành chỗ cho con bạn tự vận động. Nếu con bạn gặp va chạm trong tình bạn, hãy tránh can thiệp mà thay vào đó, hãy lắng nghe trẻ nói.Thảo luận về những gì trẻ nghĩ là cách tốt để tiến tới. Nếu được hỏi, hãy đưa ra lời khuyên cho trẻ.

3.5 Khám phá sức mạnh của từ “chưa”

Thất bại cũng có thể trở thành nguồn động lực thúc đẩy con bạn làm việc chăm chỉ hơn một chút. Cùng trẻ khám phá xem một lựa chọn khác có thể dẫn đến một kết quả khác như thế nào. Nếu con bạn cảm thấy bị đánh bại và nói, "Con không thể", hãy yêu cầu con thêm từ "chưa" vào cuối câu. Với nỗ lực gia tăng, một chiến lược mới hoặc cả hai trẻ có thể thử lại và có thể với kết quả tốt hơn.

Ngoài ra, hãy nghĩ về những kỳ vọng của bạn. Hãy cân nhắc khả năng của trẻ và đặt vạch chỉ đủ cao để trẻ có thể vươn mình và phát triển. Hoặc bạn có thể để trẻ đưa ra mục tiêu của chính chúng. Nếu các mục tiêu luôn được đặt ra trong tầm tay, trẻ sẽ không bao giờ thất bại hoặc có cơ hội hiểu được năng lực thực sự của mình.

Giúp con bạn xây dựng khả năng phục hồi không phải là một quá trình dễ dàng. Nhưng bằng cách này sẽ cho phép con bạn đối mặt với những thách thức và phát triển các chiến lược để đối phó với chúng để con bạn trở thành một người lớn độc lập.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

103 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan