Protein niệu là gì, có ý nghĩa như thế nào trong chẩn đoán bệnh thận tiết niệu?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp và Gây mê, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Protein niệu là gì và những bệnh lý nào có thể gây ra protein niệu là câu hỏi nhiều người quan tâm. Protein niệu có thể xuất hiện do một số nguyên nhân không phải tổn thương tại thận và cũng là một dấu hiệu có ý nghĩa giúp chẩn đoán các bệnh lý thận tiết niệu. Vậy khi nào protein niệu có thể giúp chẩn đoán bệnh thận tiết niệu?

1. Protein niệu là gì?

Protein niệu là cụm từ để chỉ sự có mặt của protein trong nước tiểu. Bình thường trong nước tiểu không có hoặc có rất ít protein do cơ chế tái hấp thu protein ở thận.

Protein niệu sinh lý là khi mức protein xuất hiện trong nước tiểu dưới 30mg/24 giờ, với microalbumin ( là protein niệu vi thể ) niệu từ 30-300mg/ 24 giờ.

Protein niệu thực sự khi lượng protein trong nước tiểu trên 300mg/ 24 giờ.

2. Chẩn đoán bệnh thận tiết niệu thông qua protein niệu

nước tiểu
Protein niệu là thông số quan trọng trong chẩn đoán các bệnh thận tiết niệu

Protein niệu là thông số quan trọng trong chẩn đoán các bệnh thận tiết niệu

Khi lượng protein niệu xuất hiện không thường xuyên, lượng ít gọi là protein niệu thoáng qua gặp trong trường hợp:

  • Do lao động gắng sức
  • Sốt cao
  • Suy tim phải
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Protein niệu tư thế: Chẩn đoán xác định khi xuất hiện protein niệu khi đứng lâu và hết ở tư thế nằm bằng xét nghiệm protein niệu sau khi người bệnh nghỉ ngơi 2 giờ.
  • Đối với phụ nữ có thai: Đặc biệt là 3 tháng cuối nếu xuất hiện protein niệu, kèm theo tăng huyết áp và phù thì phải chú ý vì rất có thể bị nhiễm độc thai nghén.

Protein niệu xuất hiện thường xuyên là biểu hiện các bệnh lý về thận tiết niệu hoặc do có bất thường về protein huyết tương.

  • Do bất thường về protein huyết tương: Xuất hiện lượng lớn protein trong lượng phân tử thấp, chúng được lọc qua các cầu thận, khi lượng protein này được lọc quá mức tái hấp thu ở các ống thận thì sẽ bị đào thải ra ngoài và xuất hiện nhiều trong nước tiểu. Gặp trong bệnh đa u tủy xương, bệnh tan huyết (tiểu ra hemoglobin) hay do hủy cơ vân (tiểu ra myoglobin).
  • Bệnh thận tiết niệu phân chia mức độ protein niệu để có hướng chẩn đoán bệnh:
    • Khi lượng protein niệu thấp < 1g/24h: Gặp trong các bệnh như viêm thận bể thận, viêm thận kẽ, thận đa nang, xơ mạch thận, tăng huyết áp.
    • Khi lượng protein niệu từ 1-3g/24h: Gặp trong các bệnh lý cầu thận viêm cầu thận cấp và mạn hay bệnh thận đái tháo đường, thường kèm theo các triệu chứng phù mềm, tiểu ít hay vô niệu, tăng huyết áp, tiểu máu...
    • Khi protein niệu cao > 3,5g/24h: Biểu hiện bệnh hội chứng thận hư, thường bao gồm các triệu chứng như giảm protein máu(<60g/l), tăng cholesterol và triglycerid, bệnh nhân phù nhiều,to và phù rất nhanh (do hạ protein máu làm giảm áp lực keo huyết tương, lượng dịch đẩy ra mô kẽ dẫn tới phù nhiều và nhanh).

3. Làm sao để biết mình có protein niệu?

Bằng xét nghiệm nước tiểu có thể định tính và định lượng protein niệu 24 giờ.

  • Để phát hiện có protein trong nước tiểu có thể sử dụng phương pháp định tính như: Đốt nước tiểu, bằng acid sulfosalicylic 3%.
  • Định lượng protein niệu bằng cách gom nước tiểu 24h lại sau đó do lượng nước tiểu 24h: Sau đó sử dụng một trong các phương pháp để định lượng protein niệu bằng phương pháp đo độ đục, bằng phương pháp đo màu, bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ ( phát hiện microalbumin).

4. Xét nghiệm chẩn đoán protein niệu

Xét nghiệm protein niệu chẩn đoán bệnh thận
Chẩn đoán bệnh lý thận tiết niệu bằng xét nghiệm protein niệu

Nên xét nghiệm protein niệu khi:

  • Chức năng thận kém
  • Bệnh tăng huyết áp
  • Bệnh đái tháo đường
  • Mắc các bệnh lý về tim mạch như: Bệnh mạch vành, suy tim...
  • Các bệnh lý hệ thống lupus ban đỏ
  • Có người nhà bị bệnh thận
  • Bệnh nhân tiểu máu
  • Phụ nữ có thai

Thận có chức năng quan trọng là đào thải các chất độc trong cơ thể, giúp cân bằng huyết áp và tạo máu. Xét nghiệm protein niệu nhằm chẩn đoán các bệnh lý thận tiết niệu giúp cho việc điều trị và phòng tránh nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

353.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Người 60 tuổi bị đái tháo đường type 2
    Mắc đái tháo đường cần làm xét nghiệm gì?

    Chào bác sĩ, Bác sĩ cho em hỏi mắc đái tháo đường cần làm xét nghiệm gì? Em cảm ơn bác sĩ.

    Đọc thêm
  • Dentarfar
    Công dụng thuốc Dentarfar

    Dentarfar là kháng sinh nhóm Cephalosporin có tác dụng diệt khuẩn. Thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu - sinh dục, nhiễm khuẩn da và mô mềm,...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Cefadromark
    Công dụng thuốc Cefadromark

    Thuốc Cefadromark có thành phần chính là kháng sinh cephalosporin thế hệ 1. Thuốc có phổ tác dụng trung bình trên các vi khuẩn gram dương và số ít các vi khuẩn gram âm. Kháng sinh Cefadromark được chỉ định ...

    Đọc thêm
  • doribax
    Công dụng thuốc Doribax

    Thuốc Doribax có chứa thành phần chính là Doripenem monohydrate, bào chế dạng bột pha dung dịch tiêm truyền. Thuốc được đóng gói dạng hộp 10 lọ. Toàn bộ thông tin công dụng của thuốc Doribax và chỉ định, chống ...

    Đọc thêm
  • besitabine
    Công dụng thuốc Besitabine

    Besitabine là thuốc bột pha tiêm chứa thành phần Ceftazidime, một kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3. Để dùng thuốc Besitabine an toàn và hiệu quả thì người bệnh nên tham khảo tư vấn từ dược sĩ hoặc bác sĩ ...

    Đọc thêm