Đái tháo đường thai kỳ thường được chẩn đoán trong giai đoạn nào của thai kỳ

Bài viết được viết bởi ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc - Bác sĩ Nội tổng quát - Nội tiết, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Đái tháo đường thai kỳ là một tình trạng mà đường máu tăng trong thời kỳ có thai. Tình trạng này ảnh hưởng tới 10% phụ nữ có thai ở Mỹ hàng năm.

1. Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Có hai mức độ đái tháo đường thai kỳ. Mức độ A1 có thể kiểm soát bằng chế độ ăn và luyện tập. Còn những người mức độ A2 cần chích insulin và sử dụng các thuốc khác.

Đái tháo đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi sinh. Nhưng nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe em bé của bạn, làm bạn tăng nguy cơ bị đái tháo đường type 2 sau này. Bạn có thể áp dụng nhiều biện pháp để bạn và em bé khỏe mạnh.

Đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

2. Triệu chứng của đái tháo đường thai kỳ

Những phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ thường không có triệu chứng. Hầu hết họ được phát hiện có đái tháo đường thai kỳ qua test theo dõi trong thai kỳ.

Họ có thể chú ý thấy:

  • Khát hơn bình thường
  • Đói hơn hoặc ăn nhiều hơn bình thường
  • Tiểu nhiều hơn bình thường

3. Nguyên nhân đái tháo đường thai kỳ

Khi bạn ăn, tụy của bạn giải phóng insulin, hormone này giúp vận chuyển đường glucose từ máu vào trong tế bào để tạo năng lượng.

Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo nhiều hormone và những hormone này tạo ra nhiều đường glucose trong máu. Thông thường, cơ thể bạn sẽ sinh ra đủ insulin để giải quyết tình trạng này. Nhưng nếu cơ thể bạn không sinh ra đủ insulin hoặc insulin sinh ra không hiệu dụng thì đường máu của bạn sẽ tăng và bạn bị đái tháo đường thai kỳ.

kháng insulin
Cơ thể mẹ bầu không sản xuất đủ insulin có thể là nguyên nhân đái tháo đường thai kỳ

4. Nguy cơ đái tháo đường thai kỳ

Bạn có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ nếu bạn:

  • Dư cân trước khi mang thai
  • Chủng tộc Mỹ-Phi, châu Á, Tây Ban Nha , hoặc người Mỹ bản xứ
  • Có đường máu cao hơn bình thường nhưng chưa bị đái tháo đường (còn gọi là tình trạng tiền đái tháo đường)
  • Tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường
  • Đã bị đái tháo đường thai kỳ trước đó
  • Có tăng huyết áp hoặc các biến chứng nội khoa khác
  • Sinh ra em bé to (nặng hơn 9 pounds = 4.08kg)
  • Tiền sử thai lưu hoặc sinh em bé có dị tật bẩm sinh
  • Tuổi > 25
Điều trị tăng huyết áp thai kỳ
Mẹ bầu tăng huyết áp có thể tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ

5. Test và chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện vào nửa sau thai kỳ. Bác sĩ của bạn sẽ kiểm tra tình trạng này vào tuần 24 đến 28 thai kỳ hoặc sớm hơn nếu bạn có nguy cơ cao.

Bác sĩ sẽ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT – Oral Glucose Tolerance Test): bạn sẽ được lấy một mẫu đường máu lúc đói buổi sáng (8-12 giờ sau ăn) sau đó uống nước đường y học 75g Glucose, và được lấy mẫu máu sau uống nước đường 1 giờ và 2 giờ.

Trước khi làm test bạn sẽ có ít nhất 3 ngày không có chế độ ăn kiêng (> 150g carbohydrate/ngày) và không giới hạn hoạt động thể lực. Trong quá trình làm nghiệm pháp thì nên ngồi và không hút thuốc lá

Chẩn đoán xác định đái tháo đường thai kỳ khi có 1 trong 3 kết quả đường máu cao hơn giá trị bình thường:

Nếu đường máu lúc đói > 7 mmol/l (126mg/dl ) là chẩn đoán rõ ràng đái tháo đường

6. Điều trị đái tháo đường thai kỳ

Nếu bạn bị đái tháo đường thai kỳ, bạn sẽ cần điều trị càng sớm càng tốt để giữ cho bản thân bạn và em bé khỏe mạnh trong suốt thai kỳ và chuyển dạ. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn:

  • Kiểm tra đường máu 4 lần hoặc nhiều lần hơn trong 1 ngày
  • Keton niệu và các xét nghiệm khác để xem đái tháo đường của bạn có được kiểm soát hay không
  • Chế độ ăn và luyện tập

Bác sĩ sẽ theo dõi trọng lượng của bạn và sự phát triển của thai nhi. Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng insulin để giữ đường máu của bạn đạt mục tiêu điều trị.

Chế độ ăn uống của mẹ
Sản phụ cần có một chế độ ăn uống khoa học nhằm điều trị đái tháo đường thai kỳ

7. Mục tiêu đường máu trong thời kỳ có thai

Theo Hiệp hội đái tháo đường Mỹ (ADA) khuyến cáo mục tiêu đường máu cho phụ nữ có thai:

  • Trước ăn: nhỏ hơn hoặc bằng 95mg/dl
  • Sau ăn 1 giờ: nhỏ hơn hoặc bằng 140mg/dl
  • Sau ăn 2 giờ: nhỏ hơn hoặc bằng 120mg/dl

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec mang đến Chương trình chăm sóc Thai sản trọn gói cho các sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Sản phụ sẽ được tư vấn và kiểm tra sức khỏe dưới sự theo dõi sát sao của các Bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn, giúp các bà mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ cũng như giảm thiểu những biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và con.

Xem thêm : Hướng dẫn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan