Đau vú khi có bầu là bình thường hay bất thường?

Đau vú khi có bầu là hiện tượng khá phổ biến. Đây là triệu chứng bình thường ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, với một số trường hợp đau nghiêm trọng, mẹ bầu cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

1. Đau quầng vú khi mang thai có sao không?

Trong thời kỳ mang thai, bà bầu thường cảm thấy hai bầu vú căng tức, đau nhẹ vùng quanh vú hoặc ấn vào đau nhói. Đây là hiện tượng bình thường và rất thường gặp ở phụ nữ mang thai. Đôi khi, triệu chứng đau vú khi có bầu còn xuất hiện khá sớm (trong tuần thứ 4 đến tuần thứ 6), có thể kéo dài đến hết tam cá nguyệt đầu tiên, sau đó mức độ đau giảm dần vào tam cá nguyệt thứ 2 nhưng lại tăng lên vào tam cá nguyệt cuối khi gần đến ngày dự sinh.

Tùy mỗi sản phụ sẽ cảm thấy đau ngực ở những mức độ khác nhau. Một số có thể cảm thấy đau nhiều, trong khi số khác chỉ thấy cơn đau thoáng qua vùng quanh vú hoặc đôi khi chỉ là cảm giác nóng rát ở 2 bầu vú.

2. Nguyên nhân đau vú khi có bầu

  • Ợ nóng

Ợ nóng có thể là một nguyên nhân gây đau vùng quanh vú. Khi mang bầu, thai phụ thường thay đổi thói quen ăn uống, đôi khi chế độ ăn không phù hợp sẽ gây ra tình trạng ợ nóng. Ngoài ra, nồng độ nội tiết tố progesterone tăng lên trong thai kỳ dẫn đến giãn cơ trơn tử cung, giãn van ngăn cách dạ dày và thực quản, khiến axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản và gây ra tình trạng ợ nóng.

  • Khó tiêu

Những cơn đau vú thường bắt nguồn từ việc ăn uống khó tiêu, triệu chứng thường nặng hơn đối với giai đoạn cuối thai kỳ, khoảng từ tuần thai thứ 27.

  • Căng cơ vú

Khi mang thai, các cơ bắp và dây chằng ở vùng vú trở nên căng. Đến giai đoạn thai nhi lớn hơn, tử cung mở rộng, gây áp lực lên cơ hoành, xương sườn khiến bà bầu bị đau vú và thở dốc.

  • Nhiễm trùng vú

Những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng vú, đây là nguyên nhân chính dẫn đến đau vú khi có bầu.

  • Căng thẳng

Các thai phụ thường gặp phải tình trạng căng thẳng trong suốt thai kỳ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể gây ra cơn đau vú.

  • Kích thước vú thay đổi

Mang thai khiến cho bầu ngực trở nên to hơn bình thường, ảnh hưởng đến các khớp và cơ vú, khiến thai phụ cảm thấy đau vùng quanh vú và không thoải mái.

  • Chứng nghẽn mạch máu

Tình trạng xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch được gọi là hội chứng nghẽn mạch máu (DVT). Những cục máu đông này có nguy cơ di chuyển theo tĩnh mạch lên phổi, dẫn đến cơn đau vú, tắc nghẽn phổi. Đây là một biến cố nguy hiểm liên quan đến huyết khối tĩnh mạch sâu, có thể gây tử vong.

  • Nhồi máu cơ tim

Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của nhồi máu cơ tim là đau vùng quanh vú, đi kèm với nhức đầu, khó thở, tê chân tê tay và vã mồ hôi lạnh.

Bệnh có nguy cơ xảy ra cao hơn với phụ nữ quen hút thuốc lá, có tiền sử bệnh tiểu đường hoặc mang thai khi đã ngoài 40 tuổi. Do đó, khi nhận thấy biểu hiện đau vú khi có bầu, đặc biệt với những đối tượng nguy cơ cao, cần đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức.

  • Hen suyễn

Phụ nữ mang thai có tiền sử bị suyễn hoặc đang bị suyễn thường sẽ khiến bệnh tái phát và trở nên nặng hơn, đi kèm theo đó là những đợt co thắt vú và đau vú.

  • Phình động mạch vành

Đau quầng vú khi mang thai có thể là một trong những triệu chứng của phình động mạch vành, một bệnh lý liên quan đến tim. Bệnh thường xuất hiện sau khi sinh hoặc một tháng trước khi sinh.

  • Bóc tách động mạch chủ

Tình trạng này xảy ra do rách thành động mạch chủ, dẫn đến xuất huyết vào giữa các lớp thành mạch và làm vỡ động mạch chủ. Biểu hiện phổ biến của tình trạng này là đau tức vùng vú. Mang thai sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra bóc tách động mạch chủ.

  • Bệnh tim bẩm sinh

Khi đã mắc bệnh tim bẩm sinh, bệnh nhân thường được khuyến cáo không nên mang bầu hoặc khi đã có bầu phải được theo dõi sát sao để tránh xảy ra biến chứng nguy kịch. Do đó, đau vú khi có bầu là một trong những triệu chứng điển hình ở những thai phụ mắc bệnh tim bẩm sinh. Trong trường hợp này, thai phụ chú ý đến những cơn đau vú bất chợt và nên đi thăm khám nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào nghi ngờ là biến chứng của bệnh tim.

Đau vú khi có bầu là bình thường hay bất thường?
Ợ nóng có thể là một nguyên nhân gây đau vùng quanh vú

3. Cách giảm đau vú khi mang thai

Nếu biểu hiện đau vú đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng như thở dốc, chóng mặt hoặc các vấn đề về tim mạch thì sản phụ nên đi khám để được chẩn đoán chính xác. Nếu chỉ đau vú thoáng qua, không liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng và không có các yếu tố nguy cơ cần theo dõi sát, thai phụ có thể áp dụng một số phương pháp sau:

  • Thư giãn: Không nên ép cơ thể làm việc quá sức. Thay vào đó, mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tích cực luyện tập các môn thể thao nhẹ nhàng, chẳng hạn như yoga cho bà bầu, bơi, đi bộ.
  • Chú ý tư thế: Luôn ngồi thẳng và đứng thẳng lưng để phổi luôn có tối đa không gian hoạt động. Nếu ngồi sai tư thế, phổi có nguy cơ bị đè ép, gây khó thở, dẫn đến đau vùng quanh vú.
  • Không nằm ngay sau khi ăn: Vì có nguy cơ gây trào ngược, dẫn đến đau tức vú.
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày: Thai phụ nên chia các bữa ăn lớn trong ngày thành nhiều bữa ăn nhỏ hơn, giữ khoảng thời gian giữa các bữa ăn bằng nhau, để tránh bị khó tiêu, trào ngược axit, ợ nóng.
  • Tránh dùng những đồ ăn dễ gây đầy hơi: Tránh uống rượu, caffeine, ăn những món cay và nhiều dầu mỡ, bởi vì những loại thực phẩm này dễ gây ra chứng khó tiêu và đầy hơi.
  • Nằm đệm cao: Kê gối cao khi nằm sẽ giúp mẹ bầu dễ thở hơn, giúp giảm đau vú khi có bầu.
  • Xây dựng lối sống khoa học: Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tập thể dục thường xuyên, đều đặn, tránh hút thuốc và sử dụng các sản phẩm có chứa chất kích thích như caffeine.

Ngoài ra, thai phụ cũng có thử một số biện pháp dân gian sau đây để giảm đau vú khi mang bầu:

  • Dùng trà gừng hoặc trà hoa cúc 1 - 2 lần/ngày;
  • Dùng nước muối súc miệng 3 lần/ngày;
  • Thử uống một ly sữa ấm với mật ong;
  • Trung hòa axit bằng nước dừa.

Đau vú là một triệu chứng phổ biến khi mang thai, tuy nhiên nếu những cơn đau vùng ngực không thuyên giảm, thậm chí ngày càng nặng thêm thì thai phụ cần đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và xử trí phù hợp.

Để đảm bảo sức khỏe của thai phụ và thai nhi, bạn nên lựa chọn đăng ký các gói Thai sản trọn gói tại các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ thăm khám và theo dõi thường xuyên để xử lý kịp thời những phát sinh, rủi ro xảy ra trong suốt thai kỳ và sau khi chuyển dạ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

163.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan