Làm gì khi sản phụ bị băng huyết sau sinh?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Phương - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác sĩ Lê Thị Phương đã có 29 năm kinh nghiệm trong ngành sản phụ khoa.

Sản phụ bị băng huyết sau sinh (tên tiếng Anh là Postpartum Hemorrhage) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong sản khoa. Băng huyết sau sinh xảy ra khoảng hơn 10% số trường hợp đẻ, 25% số trường hợp tử vong mẹ là do băng huyết nặng sau sinh.

1. Sản phụ bị băng huyết sau sinh nguy hiểm như thế nào?

Nhiều hình thức can thiệp khác nhau đã được Liên đoàn nữ hộ sinh quốc tế (ICM), Liên đoàn sản phụ khoa quốc tế (FIGO), và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề xuất để xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ (sổ nhau), bao gồm việc thực hiện thuốc co hồi tử cung ngay sau khi sinh, kẹp cắt dây rốn sớm và kéo dây rốn có kiểm soát để sổ nhau, thay cho việc xử trí theo dõi (chờ đợi) không can thiệp, chờ nhau bong tự nhiên, kẹp rốn trễ.

Hiện nay, một nguyên nhân khác cũng có thể gây băng huyết sau sinh dù hiếm gặp là lộn tử cung (Traction) do kéo dây rốn quá mạnh trong thời kỳ sổ nhau. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp sản phụ bị băng huyết sau sinh không có yếu tố nguy cơ trước đó.

2. Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới dự phòng băng huyết sau sinh

  • Sử dụng thuốc co tử cung để phòng ngừa băng huyết sau sinh trong giai đoạn ba chuyển dạ được khuyến cáo cho tất cả các ca sinh.
  • Oxytocin (liều lượng 10 IU có thể tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp) là loại thuốc co hồi tử cung được khuyến cáo sử dụng để phòng ngừa băng huyết sau sinh.
  • Tại các cơ sở y tế không có sẵn oxytocin, nên sử dụng các thuốc tăng co ở dạng tiêm (ergometrine /methylergometrine hoặc loại thuốc phối hợp cố định của oxytocin và ergometrine) hoặc misoprostol đường uống (600 mg).
  • Ở các cơ sở không có nhân viên đỡ đẻ đã được đào tạo và không có sẵn oxytocin, việc quản lý Misoprostol (600 μg) được thực hiện bởi nhân viên chăm sóc sức khỏe cộng đồng được khuyến cáo để phòng ngừa băng huyết sau sinh.
  • Tại những cơ sở y tế có nhân viên y tế đã được đào tạo, thủ thuật sổ nhau bằng kéo dây rốn có kiểm soát được thực hiện trong sinh thường nếu rất cần thiết để giảm tối đa lượng máu mất và rút ngắn tối đa thời gian của giai đoạn 3 chuyển dạ.
  • Tại những cơ sở y tế không có nhân viên y tế đã được đào tạo, thủ thuật sổ rau bằng kéo dây rốn không được khuyến cáo thực hiện.

Làm gì khi sản phụ bị băng huyết sau sinh?
Sản phụ bị băng huyết sau sinh rất nguy hiểm, cần được cấp cứu nhanh chóng.

  • Kẹp rốn muộn (1-3 phút sau sinh) được khuyến cáo cho mọi trường hợp sinh trong khi vẫn thực hiện chăm sóc bé sau sinh
  • Kẹp rốn sớm (trước 1 phút sau sinh) không được khuyến cáo, trừ trường hợp bé ngạt và cần hồi sức ngay.
  • Duy trì xoa bóp tử cung không được xem là một can thiệp để ngăn ngừa băng huyết sau sanh ở phụ nữ những người đã được tiêm oxytocin dự phòng.
  • Theo dõi sự co hồi tử cung để phát hiện sớm đờ tử cung cho tất cả sản phụ sau sinh.
  • Mát xa tử cung không được khuyến cáo sử dụng để phòng ngừa băng huyết sau sinh khi sản phụ đã được sử dụng oxytocin.
  • Oxytocin (tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp) là loại thuốc co hồi tử cung được khuyến cáo sử dụng để phòng ngừa băng huyết sau sinh mổ lấy thai.
  • Thủ thuật sổ nhau bằng kéo dây rốn có kiểm soát được khuyến cáo để lấy nhau thai ra khỏi tử cung trong mổ lấy thai.

3. Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới xử trí băng huyết sau sinh

  • Oxytocin truyền tĩnh mạch là loại thuốc co hồi tử cung đầu tay được khuyến cáo điều trị băng huyết sau sanh.
  • Nếu không có sẵn đường truyền Oxytocin hoặc chảy máu không đáp ứng với điều trị bằng oxytocin, thì việc sử dụng ergometrine đường tĩnh mạch, oxytocin-ergometrine phối hợp hoặc thuốc prostaglandin (bao gồm cả misoprostol ngậm dưới lưỡi 800mg) được khuyến cáo.
  • Nên ưu tiên truyền các dung dịch đẳng trương trước khi sử dụng các dung dịch keo trong hồi sức ban đầu cho phụ nữ bị băng huyết sau sinh.
  • Nên dùng acid tranexamic để điều trị băng huyết sau sanh nếu oxytocin và thuốc tăng co khác không cầm máu được hoặc nếu nghi ngờ chảy máu do chấn thương.
  • Xoa tử cung được đề nghị để điều trị băng huyết sau sinh.
  • Nếu sản phụ không đáp ứng với điều trị bằng thuốc tăng co tử cung hoặc không có sẵn thuốc tăng co tử cung, thì nên sử dụng bóng chèn lòng tử cung được khuyến cáo cho điều trị băng huyết sau sinh do đờ tử cung.
  • Nếu các biện pháp khác thất bại và nếu có điều kiện, có thể sử dụng thuyên tắc động mạch tử cung được khuyến cáo như là một điều trị băng huyết sau sinh do đờ tử cung.
  • Nếu máu không ngừng chảy mặc dù sản phụ đã được điều trị bằng các thuốc tăng co tử cung và can thiệp thủ thuật (như xoa bóp tử cung, bóng chèn lòng tử cung) thì can thiệp bằng phẫu thuật được khuyến cáo trong các trường hợp này.
  • Việc chèn tử cung bằng hai tay được khuyến cáo sử dụng tạm thời nhằm chèn ép chờ cho đến khi có biện pháp xử lý thích hợp khác trong điều trị băng huyết sau sinh do đờ tử cung sau khi sinh thường.
  • Việc chẹn động mạch chủ bên ngoài để điều trị băng huyết sau sinh do đờ tử cung sau khi sinh thường được khuyến cáo là một biện pháp tạm thời cho đến khi có phương pháp điều trị khác thích hợp được thực hiện.
  • Việc mặc áo chống sốc không bơm hơi được khuyến cáo là một biện pháp tạm thời cho đến khi chăm sóc thích hợp được thực hiện.
  • Việc sử dụng chèn gạc buồng tử cung không được khuyến cáo cho điều trị băng huyết sau sinh do đờ tử cung sau sinh thường.
  • Nếu nhau thai không sổ tự nhiên, sử dụng Oxytocin 10UI tiêm tĩnh mạch và phối hợp với kéo dây rốn có kiểm soát được khuyến cáo.
  • Sử dụng ergometrine trong chảy máu do sót nhau không được khuyến cáo vì có thể làm co cứng tử cung làm nhau bị giữ lại trong buồng tử cung.
  • Không nên dùng prostaglandin E2 alpha (dinoprostone hoặc sulprostone) trong chảy máu do sót nhau.
  • Nên sử dụng kháng sinh đơn liều (ampicillin hoặc cephalosporin thế hệ I) trong trường hợp bóc nhau nhân tạo.

4. Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về chăm sóc băng huyết sau sinh

Làm gì khi sản phụ bị băng huyết sau sinh?
Chăm sóc sản phụ bị băng huyết sau sinh rất quan trọng
  • Nên sử dụng thường quy phác đồ dự phòng và điều trị cho các sản phụ bị băng huyết sau sinh tại các cơ sở y tế.
  • Nên chuyển tuyến trên những sản phụ có nguy cơ để dự phòng và điều trị băng huyết sau sinh.
  • Việc thực hành trên mô hình trong dự phòng và điều trị băng huyết sau sinh được khuyến cáo trong chương trình đào tạo mới và đào tạo lại nhân viên Y tế.
  • Theo dõi việc sử dụng các thuốc tăng co tử cung sau khi sinh để phòng ngừa băng huyết sau sinh được khuyến cáo.

Băng huyết sau sinh được xác định là mất máu tích lũy 1.000 mL hoặc mất máu do các dấu hiệu hoặc triệu chứng giảm thể tích máu trong vòng 24 giờ sau khi sinh, vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ trên thế giới. Các di chứng thứ phát quan trọng khác từ xuất huyết bao gồm hội chứng suy hô hấp ở người trưởng thành, sốc, đông máu nội mạch lan tỏa, suy thận cấp, mất khả năng sinh sản và hoại tử tuyến yên (hội chứng Sheehan).Người mẹ sau sinh cần được theo dõi và cấp cứu kịp thời khi có hiện tượng băng huyết sau sinh nhằm đảm bảo sự an toàn cho mẹ, tránh biến hậu quả xấu không đáng có.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Aafp.org, app.who.int

5.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan