Phù phổi cấp trong chuyển dạ

Phù phổi cấp trong chuyển dạ là một trong những tai biến sản khoa cần được đặc biệt lưu ý. Bệnh lý thường xảy ra ở các thai phụ mắc bệnh tim, huyết áp tăng, bệnh thận, bệnh nhiễm khuẩn trong lúc mang thai hoặc do truyền dịch nhanh với số lượng nhiều. Phù phổi cấp trong sản khoa nếu phát hiện từ sớm sẽ tránh được cơn phù phổi xảy ra, giảm nguy cơ tử vong ở sản phụ và thai nhi.

1. Tổng quan về phù phổi cấp trong chuyển dạ

Phù phổi cấp là tình trạng tràn ngập đột ngột thanh dịch từ huyết tương thấm từ mao mạch phổi vào phế nang rồi vào hệ thống phế quản. Nói chung phù phổi là tình trạng tích lũy dịch ở gian bào và phế nang.

Phù phổi cấp trong sản khoa có thể xuất hiện trong mọi giai đoạn của thai kỳ:

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơn phù phổi cấp

Những yếu tố ảnh hưởng gây lên tình trạng phù phổi cấp trong sản khoa là:

  • Bệnh lý tim mạch: còn phụ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh tim trong đó điển hình nhất là hẹp van 2 lá với biến chứng chiếm 70-90% là phù phổi. Tình trạng hẹp càng khít, bệnh càng nặng và biến chứng càng nhiều;
  • Số lần sinh nở: Những người đẻ con lần đầu có nguy cơ bệnh tim thấp hơn so với người đẻ nhiều;
  • Tuổi thai nhi: Thai càng lớn biến cố tim sản xảy ra càng nhiều;
Thai nhi 36 tuần tuổi
Tuổi thai cũng gây ảnh hưởng đến cơn phù phổi cấp

Ngoài ra, các yếu tố khác cũng dẫn đến cơn phù phổi cấp như: thiếu máu, nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng, sốt rét và bệnh thận, dị ứng thuốc, nhiễm độc thuốc và các độc chất khác,...

3. Triệu chứng phù phổi cấp trong chuyển dạ

Phù phổi cấp trong sản khoa thường có những triệu chứng như:

  • Thể bán cấp:Thể bệnh này thường hay gặp. Xuất hiện bằng cơn khó thở đột ngột, cảm giác ngứa cổ, thở nhanh gấp gáp, có thể không có đờm bọt.
  • Thể điển hình: Đây là cơn kịch phát, bệnh nhân đột ngột khó thở, nhịp thở nhanh, môi và đầu chi tím, ho nhiều. Tinh thần lo sợ, hốt hoảng, tức ngực, vã mồ hôi, chân tay lạnh. Các triệu chứng dần trở nặng, nhịp tim nhanh >100 lần/phút, kèm theo các tiếng tim bệnh lý.
  • Thể tối cấp: Chỉ diễn tiến trong vài phút nhưng dù là thể nào của phù phổi cấp cũng cho tiên lượng xấu như nhau.
  • Huyết áp có xu hướng tăng cao và thường bị kẹt trong tiền sản giật, các bệnh thận hoặc cơn tăng huyết áp. Có thể huyết áp hạ nếu bị trụy tim mạch, đây là bệnh cảnh nặng thể hiện suy tim mất bùsuy hô hấp cấp.

Phù phổi cấp trong chuyển dạ là một tai biến sản khoa nguy hiểm và rất dễ gây nguy cơ tử vong cho cả mẹ lẫn con nếu không được phát hiện, chẩn đoán và xử trí can thiệp kịp thời, do vậy gia đình cần đặc biệt lưu ý đến những triệu chứng và đưa bệnh nhân đi cấp cứu sớm nhất có thể.

đẻ không đau
Phù phổi cấp trong chuyển dạ gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé

4. Cách xử lý cấp cứu phù phổi cấp

Nếu sản phụ mang thai đã được chẩn đoán xác định phù phổi cấp, việc cấp cứu ban đầu rất quan trọng để cứu sản phụ qua khỏi cơn nguy kịch.

Nếu gia đình thấy thai phụ có biểu hiện khó thở nghi ngờ thì cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và xử lý kịp thời. Các bước xử lý cấp cứu phù phổi cấp như sau:

Bước 1: Kêu gọi người đến giúp đỡ, hỗ trợ cấp cứu thai phụ. Kiểm tra và đánh giá các dấu hiệu sinh tồn như huyết áp, mạch, nhịp thở, nhịp tim phổi...

Bước 2: Bảo đảm thông thoáng đường thở bằng cách:

  • Giữ cho thai phụ nằm cao đầu;
  • Hút đờm dãi để thông thoáng đường hô hấp;
  • Cho thở oxy, thở máy;
  • Lắp đường truyền tĩnh mạch để đưa thuốc vào cơ thể (nếu cần).

Bước 3: Tiêm dưới da cho thai phụ 10mg thuốc Morphin và chuyển lên tuyến trên gấp.

Trong trường hợp phù phổi cấp do huyết động, cần thực hiện các bước:

  • Để thai phụ ngồi thẳng, chân thõng xuống;
  • Đặt garo ở 3 chi và luân chuyển;
  • Đặt nội khí quản và hút bớt đờm dãi cho thông thoáng đường thở;
  • Để thở oxy 60% với dung lượng 8-12 lít/phút;
  • Tiêm tĩnh mạch thuốc lợi tiểu (Lasix 20mg/4 ống);
  • Dùng thuốc trợ tim (Cedilanid 0,4mg/ 1-2 ống);
  • Tiêm dưới da 10mg Morphin;
  • Trích máu tĩnh mạch (khoảng 300ml) nếu cần;
  • Trong trường hợp khẩn có thể phẫu thuật mổ lấy thai hoặc đặt forceps để hỗ trợ sinh khi đủ điều kiện.
Gây tê khi mổ lấy thai
Bệnh nhân có thể được chỉ định mổ lấy thai nếu đủ điều kiện

Nếu phù phổi cấp do tổn thương thì thực hiện các bước:

  • Đặt nội khí quản và cho thai phụ thở máy, thở oxy;
  • Truyền tĩnh mạch thuốc Dopamine;
  • Truyền huyết tương, dùng kháng sinh liều cao;
  • Tiêm tĩnh mạch Methylprednisolon 30mg mỗi 4 giờ/lần;
  • Trong trường hợp khẩn có thể phẫu thuật mổ lấy thai hoặc đặt forceps để hỗ trợ sinh khi đủ điều kiện.

Tất cả các trường hợp sau khi điều trị tích cực trong 30 phút thì liên tục theo dõi, đánh giá khả năng đáp ứng điều trị. Nếu tình trạng khó thở được cải thiện thì tiếp tục điều trị duy trì, đồng thời điều trị nguyên nhân. Nếu tình trạng khó thở không được cải thiện thì tiếp tục điều trị tích cực, tổ chức hội chẩn chuyên khoa hoặc chuyển lên tuyến trên nếu cần thiết.

93 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan