Quản lý tiền sản giật trong cả thai kỳ

Bài viết bởi Bác sĩ Trần Thị Huyền Trang - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Việc chẩn đoán sớm tiền sản giật có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp bác sỹ quản lý, chăm sóc và có những can thiệp chính xác và kịp thời, mang lại lợi ích tốt nhất cho cả mẹ và bé.

1. Tiền sản giật(TSG) là gì?

Tiền sản giật (TSG) được định nghĩa là cao huyết áp khởi phát mới kết hợp với protein niệu hoặc khi không có protein niệu thì TSG được định nghĩa là cao huyết áp với mối liên hệ như sau: Giảm tiểu cầu, suy thận, suy gan, phù phổi, triệu chứng não hoặc thị giác, khởi phát sau tuần thứ 20 của thai kỳ.

Mỗi năm có 10 triệu phụ nữ bị TSG hoặc có những rối loạn tăng huyết áp liên quan đến thai kỳ, trong đó khoảng 76.000 người chết liên quan đến TSG và khoảng 500.000 trẻ tử vong do TSG mỗi năm. Việc chẩn đoán sớm tiền sản giật có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp bác sỹ quản lý, chăm sóc và có những can thiệp chính xác và kịp thời, mang lại lợi ích tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Tăng huyết áp thai kỳ
Tiền sản giật là do rối loạn huyết áp thai kỳ kết hợp với một số bệnh khác gây ra

2. Chiến lược quản lý TSG trong suốt thai kỳ

  • Sàng lọc TSG ở quý 1

Sàng lọc tuần 11-14 xác định thai phụ có nguy cơ cao với một thuật toán bao gồm MAP(Mean arterial pressure), UTPI(Mean uterine artery PI) và PlGF:

  • Nhóm nguy cơ cao phát triển TSG trước 37 tuần ≥1 /100(chiếm khoảng 10% thai phụ). Điều trị bằng aspirin (150 mg/ngày) trước khi đi ngủ từ 12 đến 36 tuần làm giảm nguy cơ TSG non tháng đến 60%
  • Nhóm nguy cơ thấp phát triển TSG trước 37 tuần <1/100(chiếm 90% số thai phụ), ít có khả năng hình thành TSG <37 tuần nhưng cần đánh giá lại nguy cơ lúc 22 tuần.
  • Quản lý TSG quý 2

Sử dụng hai xét nghiệm sFlt-1 và PlGF tại thời điểm 20-24 tuần:

  • Nhóm nguy cơ cao phát triển TSG trước 32 tuần ≥1/100 chiếm khoảng 1% số thai phụ, cần phải được theo dõi thường xuyên bằng cách đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểusiêu âm theo dõi tốc độ tăng trưởng của thai trong khoảng 24-31 tuần.
  • Nhóm nguy cơ thấp phát triển TSG trước 32 tuần <1/300). Nhóm này, chiếm khoảng > 80% số thai phụ, ít có khả năng hình thành TSG <36 tuần, nhưng cần đánh giá lại nguy cơ lúc 36 tuần.
  • Nhóm nguy cơ trung bình (nằm giữa 2 nhóm ở trên) chiếm <20% trong tổng số thai phụ và có > 90% trong số này hình thành TSG trong khoảng 32-35 tuần, cần đánh giá lại nguy cơ ở tuổi thai 32 tuần.
Kết quả xét nghiệm
Tiến hành các xét nghiệm quản lý TSG trong suốt thai kỳ

  • Quản lý TSG quý 3

Sử dụng hai xét nghiệm sFlt-1 và PlGF

Tuần 32:

Nhóm nguy cơ cao phát triển TSG trước 36 tuần ≥1/100: Chiếm khoảng 3% số thai phụ và có khoảng 90% sản phụ trong nhóm này hình thành TSG 32-36 tuần, cần phải được theo dõi thường xuyên bằng cách đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu và siêu âm theo dõi tốc độ tăng trưởng của thai

Nhóm nguy cơ thấp (nguy cơ TSG trước 36 tuần <1/300). chiếm > 80% số thai phụ, ít có khả năng hình thành TSG <36 tuần, nhưng cần đánh giá lại nguy cơ lúc 36 tuần.

Tuần 36:

Nhóm nguy cơ cao phát triển TSG trước 40 tuần ≥1/100: chiếm khoảng 20% số thai phụ và khoảng >90% sản phụ trong nhóm này hình thành TSG <40 tuần, cần được theo dõi sát

Nhóm nguy cơ thấp phát triển TSG trước 42 tuần <1/200): chiếm khoảng 40% trong tổng số thai phụ > 99,9% khả năng không hình thành TSG, nếu không có bất cứ chỉ định sản khoa nào thì có thể tiếp tục theo dõi để chờ chuyển dạ tự nhiên.

Nhóm nguy cơ trung bình: Chiếm 60% số thai phụ nguy cơ hình thành TSG >40 tuần🡪 cần đánh giá lại tại thời điểm 40 tuần để quyết định thời gian phù hợp nhất cho chuyển dạ.

Hỗ trợ chẩn đoán và tiên lượng ngắn hạn sử dụng tỉ số sFlt-1/PlGF từ tuần thứ 20 của thai kỳ với những đối tượng có nguy cơ cao:

  • Thai phụ với các dấu hiệu và triệu chứng nghi ngờ TSG ( CHA mới, protein niệu mới, đau thượng vị, đau đầu, rối loạn thị giác, phù, Doppler bất thường (≥ 95th percentile), tăng cân bất thường,..)
  • Thai phụ đã xác định là Tiền sản giật ( dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán cổ điển CHA và protein niệu)

Chẩn đoán TSG khi tỉ số sFLT-1/ PLGF

>= 85 với TSG sớm (khởi phát trước 34 tuần)

>= 110 với TSG sớm (khởi phát sau 34 tuần)

Xét nghiệm lại sau 2-4 ngày để định hướng

Tiên lượng TSG (Khởi phát muộn) ở nhóm “Nghi ngờ TSG”:

Tỉ số sFLT-1/ PLGF >=655 🡪 liên quan đến khả năng phải chấm dứt thai kỳ trong 48h.

phù chân
Phù chân trong thai kỳ có thể là dấu hiệu tiền sản giật

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan