Tiền sản giật khi mang thai có nguy hiểm không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Thị Thanh Huyền - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Tiền sản giật là một tình trạng ảnh hưởng đến một số phụ nữ mang thai, thường xảy ra trong nửa sau của thai kỳ hoặc ngay sau khi sinh em bé. Vậy tiền sản giật khi mang thai có nguy hiểm không?

1. Tiền sản giật là như thế nào?

Tiền sản giật, trước đây còn được gọi là nhiễm độc thai nghén, đây là tình trạng thai phụ có huyết áp tăng, protein trong nước tiểu, phù chân, tay. Tiền sản giật có thể ở mức từ nhẹ đến nghiêm trọng, thường xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ, mặc dù nó cũng có thể xuất hiện ở những tháng đầu hoặc sau khi sinh.

Tiền sản giật có thể dẫn đến sản giật, một tình trạng gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu và em bé, ở một số trường hợp hiếm có thể gây tử vong, thai chết lưu. Cách chữa trị duy nhất cho chứng tiền sản giật là sinh con. Tuy nhiên, ngay cả sau khi sinh, các triệu chứng của tiền sản giật có thể kéo dài từ 1 đến 6 tuần hoặc hơn.

Bạn có thể tự bảo vệ mình bằng cách tìm hiểu các triệu chứng của tiền sản giật và đến gặp bác sĩ để được chăm sóc trước khi sinh thường xuyên. Phát hiện sớm tiền sản giật có thể làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề lâu dài cho cả mẹ và con.

Các triệu chứng của tiền sản giật thường gặp ở những tháng cuối thai kỳ
Các triệu chứng của tiền sản giật thường gặp ở những tháng cuối thai kỳ

2. Triệu chứng của tiền sản giật

Tiền sản giật có thể xảy ra sớm nhất là khi thai được 20 tuần, nhưng trường hợp này rất hiếm. Các triệu chứng thường bắt đầu sau 34 tuần. Trong một số trường hợp, các triệu chứng phát triển sau khi sinh, thường trong vòng 48 giờ sau sinh. Chúng có xu hướng tự biến mất nhưng có thể kéo dài đến 12 tuần sau khi sinh. Ngoài sưng tấy (còn gọi là phù nề), có protein trong nước tiểu và huyết áp tăng, các triệu chứng tiền sản giật bao gồm:

  • Tăng cân trong 1 hoặc 2 ngày do lượng chất lỏng trong cơ thể tăng nhiều
  • Đau bụng, đặc biệt là ở phía trên bên phải
  • Đau đầu nặng
  • Thay đổi phản xạ
  • Đi tiểu ít hoặc không đi tiểu
  • Chóng mặt
  • Nôn mửa và buồn nôn nghiêm trọng
  • Thay đổi thị lực: mất thị lực, nhạy cảm với ánh sáng, mắt nhìn mờ.

Một số phụ nữ bị tiền sản giật không có bất kỳ triệu chứng nào, vì vậy điều quan trọng là bạn phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra huyết áp thường xuyên và làm xét nghiệm nước tiểu khai mang thai đầy đủ.

Xét nghiệm nước tiểu
xét nghiệm nước tiểu

3. Nguyên nhân gây tiền sản giật

Mặc dù nguyên nhân gây tiền sản giật vẫn chưa được biết, nhưng nó được cho là xảy ra khi có vấn đề với nhau thai, cơ quan liên kết nguồn cung cấp máu của em bé với mẹ. Một số giả thiết cho rằng dinh dưỡng kém hoặc lượng chất béo trong cơ thể cao có thể góp phần gây ra tiền sản giật.

Tiền sản giật nhẹ ảnh hưởng đến 6% các trường hợp mang thai, và các trường hợp nặng phát triển trong khoảng 1 đến 2% các trường hợp mang thai. Có một số yếu tố có thể làm tăng cơ hội phát triển chứng tiền sản giật, chẳng hạn như:

  • Mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao hoặc bệnh thận trước khi bắt đầu mang thai
  • Mắc một bệnh lý khác, chẳng hạn như bệnh lupus hoặc hội chứng kháng phospholipid
  • Đã mắc tiền sản giật trong lần mang thai trước đó

Những yếu tố khác có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc chứng tiền sản giật bao gồm:

  • Gia đình có người thân mắc tiền sản giật
  • Thai phụ trên 40 tuổi
  • Đã ít nhất 10 năm kể từ lần mang thai cuối cùng
  • Sinh đôi hoặc sinh ba
  • Người chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 35 trở lên

Nếu bạn có đồng thời 2 hoặc nhiều hơn trong số các yếu tố này, nguy cơ mắc tiền sản giật trong thai kỳ sẽ cao hơn.

Thai phụ trên 40 tuổi
Thai phụ trên 40 tuổi có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc chứng tiền sản giật

4. Tiền sản giật khi mang thai có nguy hiểm không?

Mặc dù hầu hết các trường hợp tiền sản giật không gây ra vấn đề gì và cải thiện ngay sau khi sinh em bé, nhưng có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và con.

Tiền sản giật có thể khiến nhau thai không nhận đủ máu, điều này khiến con bạn sinh trẻ có cân nặng rất nhẹ, hay còn được gọi là hạn chế tăng trưởng của thai nhi.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của sinh non và các biến chứng về sau cho trẻ, bao gồm khuyết tật học tập, động kinh, bại não và các vấn đề về thính giác và thị lực.

Biến chứng tiền sản giật hiếm gặp nhưng có thể gây nguy hiểm như sau:

Khi tiền sản giật hoặc sản giật làm tổn thương gan và các tế bào máu, bạn có thể bị một biến chứng gọi là hội chứng HELLP. Đó là viết tắt của:

Trẻ sinh non 28 tuần
Tiền sản giật khi mang thai có thể dẫn đến tình trạng sinh non
  • Tan máu (Hemolysis): Đây là tình trạng khi các tế bào hồng cầu mang oxy trong cơ thể bạn bị phá vỡ.
  • Tăng men gan (Elevated liver enzymes)
  • Số lượng tiểu cầu thấp (Low platelet counts): Đây là tình trạng khi bạn không có đủ tiểu cầu, do đó máu của bạn không đông lại như bình thường.

Hội chứng HELLP là một trường hợp cấp cứu y tế. Bạn cần gọi cấp cứu ngay nếu bạn có các triệu chứng sau:

  • Nhìn mờ
  • Đau ngực hoặc đau bụng
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Bụng khó chịu hoặc nôn mửa
  • Phù mặt hoặc tay
  • Chảy máu lợi hoặc mũi

Tiền sản giật cũng có thể khiến nhau thai đột ngột tách khỏi tử cung, được gọi là nhau bong non, có thể dẫn đến thai chết lưu.

Xem thêm: Tiền sản giật - vì sao nguy hiểm?

Rau bong non - tai biến sản khoa nguy hiểm
Hình ảnh nhau bong non

5. Điều trị tiền sản giật như thế nào?

Cách chữa duy nhất cho chứng tiền sản giật và sản giật là sinh con. Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về thời điểm sinh dựa trên quãng đường di chuyển của thai nhi, tình trạng của bé trong bụng mẹ và mức độ nghiêm trọng của chứng tiền sản giật. Nếu thai nhi của bạn đã phát triển tốt, thường là sau 37 tuần hoặc muộn hơn, bác sĩ có thể muốn kích thích chuyển dạ hoặc mổ lấy thai. Điều này sẽ giúp chứng tiền sản giật không trở nên tồi tệ hơn. Nếu em bé của bạn chưa đủ tháng, bác sĩ có thể điều trị chứng tiền sản giật nhẹ cho đến khi em bé của bạn phát triển đủ để được sinh ra một cách an toàn. Càng gần đến ngày dự sinh thì càng tốt cho thai nhi.

Nếu bạn bị tiền sản giật nhẹ, còn được gọi là tiền sản giật mà không có các biểu hiện nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn và chỉ định bạn thực hiện:

  • Nghỉ ngơi tại nhà hoặc tại bệnh viện; nằm nghiêng về bên trái.
  • Theo dõi cẩn thận bằng máy đo nhịp tim thai và siêu âm thường xuyên
  • Thuốc điều trị tăng huyết áp
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn ở lại bệnh viện để theo dõi bạn chặt chẽ. Trong bệnh viện, bạn có thể nhận được:

  • Thuốc giúp ngăn ngừa co giật, giảm huyết áp và ngăn ngừa các vấn đề khác
  • Tiêm steroid để phổi của thai nhi phát triển nhanh hơn
Tiêm corticoid
Tiêm steroid để phổi của thai nhi phát triển nhanh hơn

Các phương pháp điều trị khác bao gồm: Tiêm magie để ngăn ngừa co giật liên quan đến sản giật, sử dụng thuốc hydralazine hoặc một loại thuốc huyết áp khác

Đối với chứng tiền sản giật nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu sản phụ phải sinh con ngay lập tức, ngay cả khi bạn chưa gần đủ tháng. Sau đó, các triệu chứng của tiền sản giật sẽ biến mất trong vòng 1 đến 6 tuần nhưng có thể kéo dài lâu hơn.

Trong quá trình mang thai, việc chủ động khám thai đầy đủ là rất cần thiết. Theo đó, các sản phụ nên tuân thủ theo đúng lịch hẹn khám thai, để được đo huyết áp cũng như đánh giá tình trạng protein trong nước tiểu nhằm phát hiện tình trạng tiền sản giật kịp thời.. Đối với các chị em có nguy cơ cao mắc tiền sản giật như: bị tiểu đường, bệnh thận, mang thai khi tuổi cao, gia đình có người bị tiền sản giật, hay bản thân bị tiền sản giật ở thai kỳ trước cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn, theo dõi sát sao.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: nhs.uk, webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan