Ngủ 2 tiếng có tốt không?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), người lớn cần ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm. Trong đó trẻ em từ độ tuổi 6 - 12 tuổi cần ngủ đủ 9 giờ - 12 giờ để đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, cuộc sống, công việc bận rộn khiến bạn không phải lúc nào cũng ngủ đủ giấc. Thậm chí, không ít người chỉ có giấc ngủ kéo dài 2 tiếng mỗi ngày. Vậy ngủ 2 tiếng có tốt không?

1. Ngủ 2 tiếng có tốt không?

Ngủ là thời điểm cơ thể sửa chữa các mô, bổ sung nội tiết tố và chuyển ký ức ngắn hạn thành ký ức dài hạn. Nếu bạn bỏ qua giấc ngủ đêm, chức năng thần kinh và tâm trạng sẽ suy giảm đáng kể vào ngày hôm sau. Nếu tính chất công việc khiến bạn thường xuyên phải thức khuya, ngủ ít, thiếu ngủ thì bạn nên ngủ ít nhất 2 tiếng đồng hồ. Như vậy sẽ có lợi cho sức khỏe hơn là việc bạn không ngủ.

Theo CDC, thức trong suốt 18 giờ sẽ gây ra suy giảm tâm thần tương tự như có nồng độ cồn trong máu là 0,05% và thức trong 24 giờ tương đương với 0,10%. Do đó, hậu quả của việc thức trắng tương tự như bạn đang say rượu. Trong khi ngủ, cơ thể sẽ chuyển động qua bốn giai đoạn. Mỗi chu kỳ kéo dài 90 phút. Tốt nhất, bạn nên ngủ ít nhất 90 phút để cơ thể có thời gian trải qua một chu kỳ đầy đủ. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ngủ từ 90 đến 110 phút có thể giúp giảm cảm giác mệt mỏi khi bạn thức giấc so với thời gian ngủ ngắn hơn 60 phút.

XEM THÊM: Khi ngủ nằm nghiêng bên nào tốt hơn?

2. Chu kỳ ngủ hoạt động như thế nào?

Bốn giai đoạn của giấc ngủ có thể được chia thành hai loại: chuyển động mắt nhanh (REM) và chuyển động mắt không nhanh (NREM). NREM chiếm khoảng 75 đến 80% giấc ngủ của bạn.

  • Giai đoạn 1 (NREM) được gọi là N1; Đây là giai đoạn nhẹ nhất của giấc ngủ và kéo dài khoảng 1 đến 5 phút. Sóng não, nhịp thở và nhịp tim đều bắt đầu chậm lại và các cơ được thư giãn.
  • Giai đoạn 2 (NREM) được gọi là N2: Khi này, nhiệt độ cơ thể của bạn giảm xuống trong khi nhịp tim và nhịp thở tiếp tục chậm lại. Giai đoạn 2 kéo dài khoảng 25 phút trong chu kỳ ngủ đầu tiên và dài hơn sau mỗi chu kỳ bổ sung.
  • Giai đoạn 3 (NREM) còn được gọi là N3 hoặc ngủ sâu: Đây là khi cơ thể tự sửa chữa và tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngay cả những tiếng ồn lớn cũng có thể không đánh thức bạn khỏi giai đoạn này của giấc ngủ.
  • Giai đoạn 4 (REM): Giấc ngủ REM là chu kỳ mà bạn dễ mơ nhất và được đặc trưng bởi các cơ bị tê liệt và mắt chuyển động nhanh. Nó thường bắt đầu khoảng 90 phút sau khi bạn chìm vào giấc ngủ. Trong mỗi chu kỳ suốt đêm, giấc ngủ REM sẽ kéo dài hơn.

XEM THÊM: Ngủ sâu bao lâu là đủ?

Ngủ ít
Ngủ ít có thể làm ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ hoạt động giấc ngủ

3. Tác hại của việc không ngủ hoàn toàn

Buồn ngủ được điều chỉnh bởi hai quá trình: đồng hồ sinh học và áp lực giấc ngủ. Trong đó, đồng hồ sinh học là đồng hồ bên trong cơ thể giúp bạn buồn ngủ vào ban đêm và thức giấc vào ban ngày. Áp lực giấc ngủ là một cảm giác mệt mỏi trở nên mạnh mẽ hơn khi bạn thức lâu. Nếu bạn không ngủ, tình trạng buồn ngủ của bạn sẽ tiếp tục trở nên tồi tệ hơn cho đến khi cuối cùng cơ thể có thể được nghỉ ngơi.

So với thức đêm, ngủ từ 1 đến 2 giờ có thể làm giảm áp lực giấc ngủ và khiến bạn cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn vào buổi sáng. Nếu không ngủ đủ giấc, bạn có thể gặp phải một số rủi ro cho sức khỏe như:

  • Kém tập trung
  • Suy giảm trí nhớ tạm thời
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, dễ nổi nóng, cáu gắt
  • Gia tăng triệu chứng đau đớn
  • Dễ căng thẳng

XEM THÊM: Làm thế nào để có thể ngủ ngon?

4. Tác hại của thiếu ngủ

Thiếu ngủ có thể tác động tiêu cực đến khả năng phán đoán và khả năng nhận thức của bạn. Đồng thời, ngủ không đủ giấc còn khiến bạn không tỉnh táo trong công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ như lái xe, làm các công việc máy móc nguy hiểm,....

Theo các chuyên gia, thường xuyên ngủ ít hơn 6 tiếng sẽ làm tăng nguy cơ ngủ gật lên 260% so với thường xuyên ngủ từ 7 đến 9 tiếng. Lái xe khi buồn ngủ cũng chiếm khoảng 1% - 6% vụ tai nạn giao thông. Mặt khác, thiếu ngủ trong một thời gian dài có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe và gây ra nhiều bệnh lý như:

Như vậy có thể thấy ngủ 2 tiếng không đem lại lợi ích cho sức khỏe nhưng nó tốt hơn là bạn không ngủ hoàn toàn. Tốt nhất, bạn nên cố gắng ngủ nhiều hơn 90 phút. Ngủ từ 90 đến 110 phút giúp cơ thể có thời gian hoàn thành một chu kỳ ngủ đầy đủ và có thể giảm thiểu tình trạng trằn trọc khi thức dậy.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

27.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan