Bữa ăn và Insulin: Thời gian là chìa khóa để kiểm soát

Để kiểm soát tốt lượng đường trong máu, bên cạnh chọn thực phẩm, test đường huyết hàng ngày, bạn còn cần phải xây dựng lịch trình ăn uống, sử dụng thuốc và tập luyện một cách khoa học.

1. Ăn đúng cách để kiểm soát insulin

Bên cạnh loại thức ăn thì thời gian ăn cũng góp phần quan trọng quyết định lượng đường vào máu và tốc độ hấp thụ đường vào máu. Ăn cùng một lượng thực phẩm (đặc biệt là carbs) vào cùng một thời điểm mỗi ngày sẽ giúp giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định. Ngoài ra, khi sắp xếp thời gian ăn uống cố định, bạn sẽ quan tâm hơn đến chọn loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Nếu bạn ăn lúc đói, bạn có thể sẽ ăn đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn. Chúng không tốt cho sức khỏe, và khiến lượng đường huyết tăng khó kiểm soát.

Đối với hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường, thời gian ăn uống nên sắp xếp trong ngày như sau:

  • Ăn sáng trong vòng 1h30 sau khi thức dậy.
  • Ăn một bữa sau mỗi 4 - 5 giờ.
  • Ăn nhẹ giữa các bữa ăn nếu cảm thấy đói.
  • Có thể ăn một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ.

Bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn để tìm ra thực đơn và khoảng thời gian phù hợp để thực hiện nó. Để thực hiện điều này, họ có thể giới thiệu bạn với một chuyên gia dinh dưỡng, người sẽ trực tiếp lên thực đơn cùng bạn dựa vào sở thích và khả năng chi trả. Sau khi bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đã giúp bạn phác thảo thực đơn, bạn nên sắp xếp thời gian thực hiện để quản lý tốt đường huyết.

XEM THÊM: Nên uống thuốc tiểu đường khi nào?

2. Lưu ý khi uống thuốc tiểu đường

Phụ thuộc vào loại bệnh tiểu đường mắc phải mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp, có thể là insulin hoặc loại thuốc khác qua đường uống hoặc đường tiêm. Liều lượng thuốc điều trị tiểu đường được đưa ra phụ thuộc vào lượng carbs bạn đang tiêu thụ mỗi ngày. Do đó, bữa ăn và thuốc cần được thực hiện đúng giờ. Nếu không, lượng đường trong máu có thể tăng hoặc giảm, gây khó kiểm soát.

Có người chỉ được kê đơn dùng insulin một lần mỗi ngày, có người cần dùng nhiều lần với liều lượng cao hơn. Nếu bác sĩ kê đơn nhiều hơn một liều mỗi ngày, chúng có thể bao gồm:

  • Liều cơ bản
  • Liều khác vào giờ ăn
  • Các loại thuốc khác nhau có thể được dùng vào các thời điểm khác nhau. Ví dụ, nếu đó là viên bao, bạn có thể nuốt một viên vào mỗi buổi sáng. Các loại thuốc khác có thể cần dùng chung với bữa ăn.

XEM THÊM: Chế độ dinh dưỡng và luyện tập cho người bệnh tiểu đường

Uống thuốc theo kê đơn
Người dùng lưu ý uống thuốc tiểu đường đúng cách để tình trạng bệnh sớm được cải thiện

3. Tập thể dục cho bệnh tiểu đường

Kết hợp với thực phẩm và thuốc, tập thể dục cũng có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, cụ thể:

  • Giảm lượng đường trong máu
  • Giảm huyết áp
  • Cải thiện lưu thông máu
  • Đốt cháy calo

Lượng đường trong máu thường đạt mức cao nhất trong khoảng 1 giờ sau bữa ăn chính hoặc ăn nhẹ. Sau khi ăn, bạn nên dành thời gian tập thể dục một chút để hạn chế mức tăng lượng đường trong máu. Đó là vì khi các khối cơ hoạt động, đường sẽ được chuyển hóa thành năng lượng để phục vụ cho quá trình tập luyện.

Quá trình tập luyện hoàn toàn nhẹ nhàng chỉ với 10 - 15 phút vận động với các hình thức như:

  • Đi bộ ngắn
  • Dắt chó đi dạo
  • Chơi bóng rổ
  • Dọn dẹp nhà bếp

Nếu muốn tập thể dục với cường độ cao hơn, bạn cần báo bác sĩ vì hoạt động gắng sức có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống.

4. Kiểm tra lượng đường trong máu

Phụ thuộc vào loại bệnh tiểu đường bạn mắc phải và lượng insulin hoặc loại thuốc khác đang dùng mà bác sĩ sẽ đưa ra tần suất kiểm tra đường huyết hàng ngày. Nếu bạn đang dùng insulin nhiều lần trong ngày, bạn có thể cần phải test đường huyết trước mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Trong trường hợp bạn đang dùng insulin tác dụng kéo dài, bạn có thể chỉ cần kiểm tra đường huyết trước bữa sáng và trước bữa tối. Nếu bạn đang dùng thuốc khác nhưng không phải insulin, bạn có thể không cần xét nghiệm hàng ngày.

Theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu nếu bạn tập thể dục cường độ cao. Hoạt động thể chất có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nhiều giờ; ngay cả ngày hôm sau. Do đó, bạn có thể cần kiểm tra lượng đường trong máu trước, trong và sau mỗi lần tập luyện.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan