Cảnh giác với dị vật trong mũi

Tình trạng dị vật trong mũi thường gặp ở trẻ em trong lúc chơi đùa, hiếu động, tò mò khám phá cuộc sống xung quanh. Cha mẹ cần cảnh giác với trường hợp con trẻ bị mắc dị vật trong mũi và cần biết cách xử lý kịp thời, tránh tối đa những hậu quả gây ra.

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng các bác sĩ Tai - Mũi - Họng - Khoa khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Trẻ nhỏ từ đang tập đi từ đến 8 tuổi, đa phần đều ít nhất 1 lần mắc phải tình trạng có dị vật trong mũi. Bởi đây là độ tuổi trẻ có khả năng cầm nắm vật tự cho vào trong mồm, mũi của mình. Cụ thể phổ biến các dị vật trẻ có thể cho vào mũi có thể kể đến như: mảnh đồ chơi nhỏ, gôm, khăn giấy, đất sét, thức ăn, đá cuội, bông tai, pin, cúc áo, ... Các vật này khi chui được vào mũi dưới tác động của trẻ có thể gây ra các hậu quả vô cùng nguy hiểm về đường hô hấp của trẻ.

1. Dấu hiệu cho biết dị vật trong mũi trẻ

Đối với người lớn, khi mắc dị vật trong mũi có thể tự tìm cách xử lý loại bỏ chúng ra nhanh chóng, nhưng đối với dị vật trong mũi trẻ em sẽ gây nguy hiểm vì không thể chủ động xử lý. Bên cạnh cha mẹ phát hiện ngay trẻ vừa đưa dị vật vào mũi, thì trong phần lớn trường hợp cha mẹ không hề biết trẻ đã đưa vật vào mũi trong quá trình chơi đùa. Bởi vậy phải dựa vào các dấu hiệu, biểu hiện tức thời hoặc sau đó mới phát hiện ra. Theo đó, nếu có dị vật trong mũi trẻ, con trẻ sẽ có các biểu hiện sau:

  • Chảy nước mũi: bởi khi có dị vật kẹt trong mũi sẽ kích thích niêm mạc mũi tiết chất này, chảy nước mũi có thể màu xám hoặc có máu, thậm chí có mùi hôi là khi dị vật ở trong mũi đã gây nhiễm trùng mũi. Một số trường hợp dị vật làm trầy xước niêm mạc mũi, chảy máu mũi, tuy nhiên phần lớn máu chảy ngược vào trong bị trẻ nuốt xuống họng, dễ gây tình trạng buồn nôn, nôn ra máu.
  • Khó thở: Trẻ khó thở, thở khó khăn, thở khò khè bởi dị vật gây tắc nghẽn đường thở, không khí khó di chuyển lưu thông, chặn bớt khoang mũi tạo ra âm thanh khi thở.
Dị vật trong mũi trẻ
Nếu có dị vật trong mũi trẻ, con trẻ sẽ có các biểu hiện như: chảy nước mũi, chảy máu mũi, khó khở, thở khò khè...

2. Cha mẹ phải làm gì khi phát hiện dị vật trong mũi trẻ?

Nếu nghi ngờ hoặc biết chính xác con có dị vật trong mũi, cha mẹ cần biết cách để giúp con bằng cách:

  • Tuyệt đối không cố lấy dị vật ra ngoài bằng tăm bông hoặc các dụng cụ khác, vô tình có thể khiến dị vật vào sâu bên trong mũi của bé
  • Dặn con không nên cố hít thở mạnh, nên dạy con hít thở bằng miệng
  • Hỉ mũi nhẹ nhàng có thể giúp dị vật rơi ra ngoài, nhưng không cố hỉ ra bằng được hoặc thực hiện nhiều lần
  • Nhẹ ngành loại bỏ dị vật bằng nhíp nếu có thể thấy chúng rõ ràng
  • Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời.

3. Chẩn đoán dị vật trong mũi

Khi phát hiện con có các dấu hiệu nói trên cần đưa con ngay đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa khám và xử lý hiệu quả kịp thời. Bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ nằm ngửa, dùng đèn soi vào mũi để tìm kiếm và xác định vị trí của dị vật trong mũi. Nếu nghi ngờ dị vật đã đi vào quá sâu bên trong khoang mũi, trẻ cần được chỉ định chụp CT. Trong một số trường hợp cụ thể, cần kiểm tra vùng đầu cổ của trẻ, vì rất có khả năng dị vật xuất hiện ở cả lỗ tai, hai lỗ mũi...

Tùy vào tình trạng cụ thể của trẻ mà bác sĩ sẽ thực hiện gắp dị vật ra bằng các kỹ thuật được sử dụng như ống mềm hút dị vật, nhíp dài hoặc dụng cụ có quai hoặc móc ở đầu.

Sau khi lấy dị vật trẻ cần được khám lại sau 1 tuần nếu không có triệu chứng bất thường nào khác. Nếu có hiện tượng chảy nước mũi liên tục, chảy máu, hoặc có khó chịu, cha mẹ cần đưa con tái khám ngay với bác sĩ chuyên khoa.

Dị vật trong mũi trẻ
Khi phát hiện có dị vật trong mũi trẻ cần đưa con ngay đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa khám và xử lý hiệu quả kịp thời

4. Phòng ngừa dị vật trong mũi

Việc có dị vật trong mũi trẻ là khó tránh khỏi ở độ tuổi trẻ nhỏ ham chơi và chưa nhận biết được sự nguy hiểm. Bởi vậy, cha mẹ cần quan sát khi trẻ chơi để ngăn chặn các hành động đưa dị vật lên mũi, hạn chế tối đa mua các đồ chơi có chi tiết nhỏ.

Với trẻ lớn hơn, khi đã có hiểu biết, cha mẹ cần giáo dục con không bỏ dị vật vào trong mũi, giúp con nhận thức được sự nguy hiểm từ các dị vật này, giải thích chi tiết cho về chức năng của đường hô hấp, những nguy hiểm có thể gặp phải nếu đưa vật lạ trong mũi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan