Chụp MRI vùng chậu: Những điều cần chuẩn bị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Công Trình - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh.

Chụp MRI vùng chậu hay chụp cộng hưởng từ vùng chậu sử dụng máy có từ trường mạnh và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh các cấu trúc bên trong và gần xương chậu như bàng quang, tuyến tiền liệt và các cơ quan sinh sản...

1. Chụp MRI vùng chậu là gì?

Chụp MRI sử dụng từ trường và sóng radio để chụp hình ảnh bên trong cơ thể bạn mà không cần rạch vết mổ. Việc chụp cho phép bác sĩ nhìn thấy các mô mềm của cơ thể, chẳng hạn như cơ bắp và các cơ quan mà bị xương cản trở tầm nhìn.

Chụp MRI vùng chậu đặc biệt giúp bác sĩ nhìn thấy xương, các cơ quan, mạch máu, cơ quan sinh sản và nhiều cơ quan trọng khác.

Chụp MRI giúp bác sĩ phát hiện các vấn đề tiềm ẩn bị nghi ngờ trong các chẩn đoán hình ảnh khác, chẳng hạn như siêu âm. Các bác sĩ cũng sử dụng chụp MRI vùng chậu để chẩn đoán đau hông không rõ nguyên nhân, tim kiếm dấu hiệu di căn của một số bệnh ung thư hoặc hiểu rõ hơn nguyên nhân gây ra các triệu chứng mà bạn đang gặp phải.

Chụp MRI không sử dụng bức xạ, không giống như chụp X-quangchụp CT, do đó, kỹ thuật này được xem là phương pháp thay thế an toàn hơn, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai hoặc trẻ nhỏ.

Chụp MRI vùng chậu
Chụp MRI vùng chậu cho phép chẩn đoán hình ảnh về xương, các cơ quan, mạch máu, cơ quan sinh sản và nhiều cơ quan trọng khác.

2. Tại sao tôi cần chụp MRI vùng chậu?

Vì vùng xương chậu có cơ quan sinh sản, do đó bác sĩ có thể chỉ định kỹ thuật này vì nhiều lý do khác nhau tùy thuộc vào giới của bạn.

Chụp MRI vùng chậu là một kỹ thuật chẩn đoán hữu hiệu cho cả hai giới nếu bạn có:

  • Dị tật bẩm sinh
  • Chấn thương ở vùng xương chậu
  • Kết quả X-quang bất thường
  • Đau ở vùng bụng dưới hoặc đau vùng chậu
  • Không giải thích được nguyên nhân đi tiểu hoặc đại tiện khó
  • Ung thư (hoặc nghi ngờ ung thư) trong cơ quan sinh sản, bàng quang, trực tràng hoặc đường tiết niệu

Đối với phụ nữ, bác sĩ có thể yêu cầu chụp MRI vùng chậu để điều tra thêm bạn có các triệu chứng như:

  • Âm đạo khô
  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Khối u hoặc khối bất thường trong vùng xương chậu (chẳng hạn như u xơ tử cung)
  • Đau không giải thích được ở vùng bụng dưới hoặc vùng chậu

Đối với nam giới, MRI vùng chậu có thể tìm kiếm các nguyên nhân của triệu chứng như:

  • Một tinh hoàn không xuống bìu
  • Cục u ở bìu hoặc tinh hoàn, hoặc sưng ở khu vực bìu hoặc tinh hoàn

Bác sĩ sẽ giải thích lý do tại sao chỉ định thực hiện chụp MRI vùng chậu cho bạn để bạn hiểu và phối hợp cùng bác sĩ và nhân viên Y tế thuận lợi trong việc tiến hành chụp.

đau vùng chậu
Chụp MRI vùng chậu được chỉ định khi người bệnh xuất hiện triệu chứng đau vùng xương chậu

3. Những rủi ro của chụp MRI vùng chậu là gì?

Có một vài rủi ro khi chụp MRI vì kỹ thuật không sử dụng bức xạ. Tuy nhiên, những rủi ro này chỉ xuất hiện ở những người có thiết bị cấy ghép chứa kim loại người. Các nam châm được sử dụng trong chụp MRI có thể gây ra vấn đề cho máy điều hòa nhịp tim hoặc khiến ốc vít hoặc ghim cấy ghép bị xê dịch trong cơ thể.

Đó đó, hãy chắc chắn nói với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thiết bị cấy ghép nào trong cơ thể, ví dụ:

  • Khớp nhân tạo
  • Van tim nhân tạo
  • Tấm kim loại hoặc ốc vít từ phẫu thuật chỉnh hình
  • Máy tạo nhịp tim
  • Clip kim loại trong phẫu thuật phình động mạch
  • Viên đạn hoặc các mảnh kim loại khác

Một biến chứng có thể phát sinh là phản ứng dị ứng với thuốc cản quang. Loại thuốc cản quang phổ biến nhất là gadolinium. Tuy nhiên, Hiệp hội X-quang Bắc Mỹ tuyên bố rằng những phản ứng dị ứng này thường nhẹ và dễ dàng kiểm soát bằng thuốc. Phụ nữ được khuyên không nên cho con bú 24 đến 48 giờ sau khi được tiêm thuốc cản quang.

Nếu bạn là người có hội chứng sợ không gian kín hoặc khó chịu trong không gian kín, bạn có thể sẽ cảm thấy không thoải mái khi ở trong máy MRI. Do đó, Bác sĩ có thể kê thuốc chống lo âu để làm giảm cảm giác khó chịu.

Các loại van tim nhân tạo
Bệnh nhân có van tim nhân tạo cần thông báo cho bác sĩ trước khi tiến hành chụp MRI

4. Quy trình thực hiện chụp MRI vùng chậu

4.1 Bước chuẩn bị chụp MRI vùng chậu

Trước khi thực hiện kỹ thuật này, hãy nói với bác sĩ nếu bạn có máy tạo nhịp tim hoặc bất kỳ loại kim loại nào khác được cấy vào cơ thể. Tùy thuộc vào loại máy tạo nhịp tim mà bạn đang có, bác sĩ có thể đề xuất phương pháp chẩn đoán khác để kiểm tra vùng xương chậu của bạn, chẳng hạn như chụp CT. Tuy nhiên, một số loại máy tạo nhịp tim có thể được lập trình lại trước khi chụp MRI để máy không bị gián đoạn.

Ngoài ra, vì chụp MRI sử dụng nam châm nên máy này có thể hút kim loại. Hãy cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ loại kim loại trong cơ thể từ phẫu thuật hoặc tai nạn. Bạn cũng cần phải loại bỏ tất cả kim loại trên cơ thể, như trang sức và đeo tay trước khi chụp. Và bạn sẽ mặc áo choàng của bệnh viện để bất kỳ kim loại nào sót lại trên quần áo của bạn cũng sẽ không ảnh hưởng đến quá trình chụp.

Một số loại chụp MRI có tiêm thuốc cản quang vào máu đường tĩnh mạch. Điều này giúp hình ảnh rõ ràng hơn về các mạch máu trong khu vực đó. Thuốc cản quang thường điển hình là gadolinium, đôi khi có thể gây ra phản ứng dị ứng. Hãy cho bác sĩ về bất kỳ dị ứng nào bạn mà có hoặc nếu bạn đã bị dị ứng với thuốc cản quang trong quá khứ.

Trong một số trường hợp, bạn sẽ cần làm sạch đường ruột trước khi chụp. Bạn cũng có thể cần phải nhịn ăn trong bốn đến sáu giờ trước khi chụp. Phụ nữ có thể cần uống nhiều nước để căng bàng quang, tùy thuộc vào mục đích của chụp MRI.

Nhịn ăn
Người bệnh có thể phải nhịn ăn trong bốn đến sáu giờ trước khi chụp MRI

4.2 Quy trình chụp MRI vùng chậu

Từ trường do máy MRI sẽ tạo ra các tín hiệu mờ, sau đó máy sẽ ghi lại dưới dạng hình ảnh. Nếu bạn phải sử dụng thuốc cản quang, điều dưỡng hoặc bác sĩ sẽ thuốc này nó vào máu của bạn thông qua đường truyền tĩnh mạch. Bạn có thể cần đợi thuốc cản quang lưu thông trong cơ thể trước khi bắt đầu chụp.

Máy MRI trông giống như một chiếc bánh rán bằng kim loại và nhựa lớn với một chiếc ghế dài từ từ trượt đưa bạn vào trung tâm của máy. Bạn sẽ an toàn trong quá trình chụp nếu bạn làm theo hướng dẫn của bác sĩ và loại bỏ tất cả kim loại. Bạn sẽ nằm ngửa trên bàn trượt để tiến vào bên trong máy. Và bạn có thể nhận được kê một cái gối hoặc chăn để giúp bạn thoải mái hơn khi nằm trên băng ghế.

Kỹ thuật viên có thể đặt các cuộn dây nhỏ xung quanh vùng xương chậu của bạn để cải thiện chất lượng của hình ảnh quét. Hoặc một trong những cuộn dây có thể cần phải đi vào bên trong trực tràng nếu bác sĩ cần chú trọng kiểm tra tuyến tiền liệt hoặc trực tràng của bạn.

Kỹ thuật viên sẽ ở trong một phòng khác và điều khiển từ xa chuyển động của băng ghế. Nhưng họ sẽ có thể giao tiếp với bạn thông qua micro.

Máy có thể tạo ra một số tiếng rít lớn và tiếng ồn lớn khi chụp ảnh. Nhiều bệnh viện cung cấp thêm nút tai, trong khi những bệnh viện khác có TV hoặc tai nghe để giúp bạn bớt khó chịu.

Khi máy chụp ảnh, kỹ thuật viên sẽ yêu cầu bạn nín thở trong vài giây. Một MRI vùng chậu điển hình kéo dài khoảng 30 đến 60 phút.

bơm thuốc cản quang
Khi chụp MRI xương chậu bạn có thể phải tiêm thuốc cản quang

5. Điều gì xảy ra sau khi chụp MRI vùng chậu?

Sau khi chụp MRI vùng chậu, bạn có thể ra khỏi khoa/trung tâm chẩn đoán hình ảnh, trừ khi bác sĩ có dặn dò khác. Nếu bạn có sử dụng thuốc an thần, bạn sẽ phải đợi cho đến khi thuốc hết tác dụng hoặc có ai đó đưa bạn về nhà sau khi chụp.

Khi có kết quả, bác sĩ sẽ xem xét và giải thích kết quả với bạn. Bác sĩ của bạn có thể muốn yêu cầu thêm các xét nghiệm hoặc kỹ thuật chẩn đoán khác để thu thập thêm thông tin phục vụ cho chẩn đoán cuối cùng. Nếu bác sĩ đã kết luận, họ có thể yêu cầu bạn bắt đầu điều trị lý mà bạn phải gặp phải.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • amphenol
    Công dụng thuốc Amphenol-40

    Amphenol là loại dung dịch được sử dụng để pha loãng các loại thuốc cần dùng bằng đường tiêm truyền trước khi vào cơ thể. Bên cạnh đó, thuốc cũng được sử dụng để cung cấp một lượng nước, điện ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • metalyse
    Công dụng thuốc Metalyse

    Thuốc Metalyse có thành phần chính là tenecteplase và được bào chế dưới dạng thuốc tiêm tĩnh mạch. Vậy công dụng chính của thuốc Metalyse là gì và nên được sử dụng như thế nào?

    Đọc thêm
  • Bortenat 2mg
    Công dụng thuốc Bortenat 2mg

    Thuốc Bortenat 2mg là thuốc thuộc nhóm thuốc chống ung thư chỉ được sử dụng bởi nhân viên y tế có chuyên môn. Đây là một loại thuốc độc tế bào, có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. ...

    Đọc thêm
  • Protovan
    Công dụng thuốc Protovan Injection

    Thuốc Protovan thuộc nhóm thuốc gây tê, gây mê được bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm truyền. Thành phần chính của thuốc Protovan là propofol được chỉ định trong khởi mê hoặc duy trì gây mê khi phẫu thuật, ...

    Đọc thêm
  • thuốc DepoDur
    Tác dụng của thuốc DepoDur

    DepoDur là thuốc kê đơn, được chỉ định giảm đau cấp tính hay đau nghiêm trọng cấp tính. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc DepoDur, người bệnh cũng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, ...

    Đọc thêm