Gây tê đám rối thần kinh cánh tay

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thiều Trung - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Gây tê đám rối thần kinh cánh tay là một kỹ thuật mới và còn chưa được ứng dụng rộng rãi, tuy nhiên, nhờ ứng dụng máy siêu âm nên kỹ thuật cho phép bác sĩ nhìn rõ cấu trúc thần kinh mạch máu trong đám rối thần kinh cánh tay và các tổ chức lân cận, đảm bảo thực hiện gây tê chính xác, tránh các tai biến không đáng có.

1. Tìm hiểu về đám rối thần kinh cánh tay

Đám rối thần kinh cánh tay trên cơ thể người được bắt nguồn từ các rễ thần kinh cổ C5, C6, C7 và C8, nhiều trường hợp có thêm nhánh nối từ C4, D1, D2. Các rễ thần kinh này tập hợp lại thành 3 thân nhất, khi ra khỏi mức của cơ bậc thang, chúng gặp động mạch dưới đòn và phân chia thành các nhánh trước và nhánh sau.

Trước khi vào tới hõm nách, các dây thần kinh mũ và dây thần kinh cơ bì đã được tách ra khỏi đám rối khiến cho việc gây tê các dây thần kinh trở nên rất khó khăn, thường thì bác sĩ sẽ phải tiêm thuốc tê cho người bệnh. Tất cả các dây thần kinh cánh tay và mạch máu kể từ chỗ xuất phát của chúng cho tới hõm nách đều nằm trong một khoang tế bào tương đối kín, phía trước chúng là gân cổ giữa, phía sau chúng là cân liên đốt sống, phía trong chúng là hai cột dọc, phía ngoài chúng là cân cổ nông, trừ dây thần kinh mũ và dây thần kinh cơ bì tách ra sớm còn lại các thân thần kinh lớn đều nằm trong bao cân này.

2. Nguyên lý gây tê đám rối thần kinh cánh tay

Điều quan trọng khi gây tê đám rối thần kinh cánh tay là gây tê toàn bộ các nhánh thần kinh, muốn làm được điều này thì cần sử dụng lượng thuốc tê lớn. Chính vì thế, khi tiêm thuốc gây tê cho người bệnh nếu vị trí càng ở phần trên của xương đòn và càng gần với cột sốt thì khả năng làm tê toàn bộ các nhánh thần kinh càng dễ.

Thất bại dễ gặp trong gây tê đám rối thần kinh cánh tay là do lượng thuốc tê không đủ lớn hoặc tiêm ra ngoài bao cân thần kinh và mạch máu.

Một nguyên tắc cần phải nhớ có liên quan trực tiếp đến gây tê đám rối thần kinh cánh tay chính là: Ở phía trên và phía trong đám rối thần kinh cánh tay là các lỗ chia xát với tuỷ sống nên cần phải chú ý đặc biệt khi gây tê theo đường giữa các cơ bậc thang có thể chọc vào tủy sống gây ra biến chứng gây tê tuỷ sống toàn bộ. Ngoài ra, ở bên dưới của đám rối thần kinh cánh tay có đỉnh màng phổi nên nếu không cẩn thận có thể chọc vào màng phổi.

Gây tê tủy sống trong phẫu thuật,
Gây tê đám rối thần kinh cánh tay có thể gây tê tuỷ sống

3. Chỉ định và chống chỉ định gây tê đám rối thần kinh cánh tay

Chỉ định gây tê đám rối thần kinh cánh tay trong trường hợp:

  • Thực hiện khi tiến hành các phẫu thuật nằm ở chi trên
  • Cho các bệnh nhân có chống chỉ định gây mê toàn thân
  • Điều trị đau do bị viêm thần kinh, đau giữa các mỏm cụt, đau ở tay khi luyện tập.
  • Các trường hợp thiếu máu của chi gây cảm giác đau
  • Các cuộc mổ từ khuỷu tay đến bàn tay
  • Các phẫu thuật được tiến hành ở 1/3 dưới cánh tay trở xuống bàn tay
  • Các phẫu thuật ở vùng vai trở xuống bàn tay

Chống chỉ định của gây tê đám rối thần kinh cánh tay trong trường hợp:

  • Người bệnh có tổn thương thần kinh ngoại vi hoặc trung ương của chi trên từ trước.
  • Bị nhiễm trùng tại chỗ chọc kim
  • Người bệnh rối loạn đông máu và đang điều trị bằng các thuốc chống đông.
  • Các bệnh nhân loạn nhịp tim, có rối loạn dẫn truyền nhĩ thất
  • Các bệnh nhân có suy gan
  • Các bệnh nhân sốt cao ác tính hoặc có tiền sử đái porphyrin
  • Bệnh nhân đã có tiền sử hoặc đang bị tràn khí màng phổi, bệnh nhân có suy hô hấp nặng.

4. Quy trình gây tê đám rối thần kinh cánh tay

  • Bước 1: Bệnh nhân nằm ngửa, 2 tay duỗi thẳng và khép theo trục thân thẳng người, bàn tay ngửa, đầu quay về bên đối diện, kê một gối mỏng dưới vai để cổ hơi ưỡn.
  • Bước 2: Tiến hành sát trùng da và chuẩn bị đầu do siêu âm
  • Bước 3: Đầu dò siêu âm sau khi bôi gen sẽ được bọc trong một găng tay vô khuẩn và đặt ở cổ bệnh nhân ngang mức sụn nhãn. Từ mặt cắt này, bác sĩ quan sát trên màn hình siêu âm sẽ thấy: tuyến giáp, cơ bậc thang trước và cơ bậc thang giữa, động mạch cảnh trong và hai bó cơ, nằm giữa cơ bậc thang trước và cơ bậc thang giữa là đám rối thần kinh cánh tay. Sau khi nhìn rõ cấu trúc thần kinh, mạch máu trong bao đám rối thần kinh cánh tay và các tổ chức lân cận, bác sĩ sẽ đưa kim vào trong bao thần kinh để tiến hành gây tê chính xác.
Gây tê khoang cùng
Gây tê đám rối thần kinh cánh tay cần được thực hiện đúng quy trình

5. Ưu nhược điểm của gây tê đám rối thần kinh cánh tay

Ưu điểm:

  • Gây tê đám rối thần kinh cánh tay không ảnh hưởng đến nhịp tim, huyết áp và độ bão hòa oxy.
  • Đây là một kỹ thuật đơn giản, dễ làm, ít độc hại, ít ảnh hưởng tới chức năng sinh lý của bệnh nhân
  • Việc theo dõi, chăm sóc trong và sau mổ nhẹ nhàng, giảm đau sau mổ tốt
  • Chi phí thấp
  • Gây tê đám rối thần kinh cánh tay dưới hướng dẫn của siêu âm sẽ an toàn, ít ảnh hưởng tới chức năng sinh lý.

Nhược điểm

Về bản chất, gây tê đám rối thần kinh cánh tay vẫn là chọc dò theo mốc giải phẫu, không rõ đường đi và đích đến của kim gây tê nên tỷ lệ xảy ra biến chứng như xuyên vào thần kinh, mạch máu hay chọc vào đỉnh phổi làm liệt cơ hoành, tràn khí hoặc tràn máu màng phổi và tai biến đáng sợ nhất là chọc vào tủy sống cổ khiến bệnh nhân có thể tử vong...

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan