Làm gì khi thủy đậu mọc quá nhiều?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS. TS. BS Huỳnh Thoại Loan - Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác là một trong những chuyên gia hàng đầu về Nhi - Sơ sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh với gần 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh về nội tiết nhi, thận nhi khoa và các vấn đề Nhi - Sơ sinh khác.

Bệnh thủy đậu hay chúng ta vẫn thường gọi là bệnh trái rạ, đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, rất dễ lây lan. Thường sau 1-2 tuần thủy đậu sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp thủy đậu mọc quá nhiều một cách bất thường, khiến cho người bệnh hoang mang, lo lắng. Vậy khi thủy đậu mọc quá nhiều thì cần phải làm gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta giải đáp nỗi băn khoăn trên.

1. Bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây nên. Những biểu hiện ban đầu của bệnh là nổi mụn nước trên da, sốt cao, cơ thể mệt mỏi. Bệnh có khả năng bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát kịp thời. Nếu được chăm sóc cẩn thận thì
sẽ khỏi sau khoảng từ 1-2 tuần.

Thủy đậu rất hiếm khi tái phát ở những người đã từng bị trước đó, bởi sau khi mắc bệnh, cơ thể sẽ tạo miễn dịch với bệnh. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu, virus gây bệnh sẽ xâm nhập vào hệ thống thần kinh và tồn tại ở đây, gây nên bệnh zona.

Bệnh thủy đậu sẽ gây xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

2. Những biến chứng do thủy đậu mọc quá nhiều

Làm gì khi thủy đậu mọc quá nhiều?
Thủy đậu mọc quá nhiều gây khó chịu cho người bệnh.

Thủy đậu là bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, sau khoảng 14-15 ngày ủ bệnh là giai đoạn phát bệnh. Thường bệnh thủy đậu sẽ phát triển qua 3 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Khi ở giai đoạn khởi phát, rất khó để có thể nhận biết các dấu hiệu của bệnh bởi vì ở giai đoạn này bệnh chưa có bất kỳ triệu chứng nào bất thường.
  • Giai đoạn 2: Nốt đỏ giống như ban sởi xuất hiện trên cơ thể và sẽ phát triển thành những nốt phỏng sau vài giờ, lúc này chúng ta rất dễ để nhận biết rằng mình đã mắc bệnh thủy đậu.
  • Giai đoạn 3: Nốt phỏng trên da mọc rất nhanh và mọc thành nhiều đợt cách nhau tầm 2-3 ngày, chính vì thế có nhiều loại nốt (nốt to, nốt nhỏ, nốt phỏng...) cùng xuất hiện trên một vùng da. Khoảng 4-6 ngày sau, nốt đỏ đóng vảy và chuyển màu sẫm. Các nốt này bong vảy và không để lại sẹo khi đã lành bệnh.

Với một số trường hợp thủy đậu mọc quá nhiều trên cơ thể nhất là ở các vị trí như mặt, miệng, vùng kín,... người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Sau đây là một số biến chứng do thủy đậu mọc quá nhiều gây ra:

  • Viêm não, viêm màng não: 1 tuần sau khi những nốt phỏng nước xuất hiện trên da khiến người bệnh khó chịu, ngứa ngáy thì biến chứng này xuất hiện. Viêm não và viêm màng não ở trẻ có thể sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc cho bé như chậm phát triển, động kinh, điếc...
  • Viêm phổi: viêm phổi cũng là biến chứng nguy hiểm do bệnh thủy đậu gây ra. Một số biểu hiện của người bệnh khi bị viêm phổi là sốt cao, khó thở hoặc có thể là ho ra máu. Viêm phổi gây khó khăn cho việc hồi phục bệnh.
  • Viêm cầu thận cấp: Cầu thận có thể bị tấn công bởi virus gây bệnh thủy đậu. Biến chứng này làm cho toàn bộ chức năng lọc máu của thận bị ảnh hưởng gây ra suy thận cấp.
  • Thủy đậu chu sinh: phụ nữ đang mai thai là đối tượng sẽ gặp biến chứng này. Nó có thể gây ra những di chứng nặng nề cho thai nhi trong bụng mẹ và có thể bị tử vong. Biến chứng này còn có thể khiến cho trẻ sinh ra bị dị tật, bại não, đục thủy tinh thể, phát triển chậm, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng...
  • Viêm thanh quản: Các nốt mụn nước ngoài mọc trên da ra thì còn có thể mọc ở cổ họng hoặc vòm họng khi mắc bệnh thủy đậu. Biến chứng này xảy ra khi các nốt mụn bị vỡ và lan ra các vùng xung quanh gây viêm nhiễm.
  • Dây thần kinh trung ương của người bệnh bị tổn thương: dây thần kinh trung ương của bệnh nhân bị thủy đậu rất dễ bị tổn thương bởi virus gây bệnh tồn tại ở dây thần kinh. Biến chứng này có thể khiến cho người bệnh bị liệt thần kinh, rối loạn ngôn ngữ...
  • Viêm tai: viêm tai giữa, tai ngoài.. xảy ra do các nốt phỏng nước ở trong tai vỡ và viêm nhiễm.
  • Zona thần kinh: Sau khi lành bệnh, virus gây bệnh thủy đậu vẫn trú ngụ tại tế bào thần kinh. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ hoạt động trở lại và gây nên bệnh zona.
  • Nhiễm trùng huyết: Khi các virus gây bệnh xâm nhập từ mụn nước vào mạch máu, biến chứng này sẽ xảy ra.

Khi thủy đậu mọc quá nhiều khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, việc gãi ngứa vô tình khiến cho da bị tổn thương, lở loét làm cho nguy cơ bội nhiễm tăng lên và có thể để lại sẹo. Một trong những biến chứng thường gặp nhất khi mắc bệnh thủy đậu kể cả người lớn và trẻ em chính là sẹo rỗ hoặc sẹo thâm.

3. Làm gì khi thủy đậu mọc quá nhiều?

Làm gì khi thủy đậu mọc quá nhiều?
Thủy đậu mọc quá nhiều có thể gây nên tình trạng bội nhiễm da và để lại sẹo

Việc điều trị bệnh thủy đậu không quá khó tuy nhiên nếu điều trị không đúng cách và không kịp thời, bệnh sẽ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm và thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh.

Khi thủy đậu mọc quá nhiều, việc cần thiết và quan trọng nhất chính là đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có sự tư vấn của bác sĩ về hướng điều trị. Sau đây là một số điểm cần lưu ý đối với người bệnh khi bị thủy đậu mọc quá nhiều:

  • Tuyệt đối không sờ, gãi lên nốt phỏng vì khi các nốt bị vỡ sẽ gây nên tình trạng bội nhiễm da và để lại sẹo.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nên dùng nước ấm để tắm rửa. Không nên kiêng nước bởi nó sẽ khiến người bệnh càng thêm ngứa ngáy, khó chịu, vô tình gãi gây xước da khiến cho vi khuẩn tấn công vào các nốt phỏng gây nên tình trạng viêm da, nặng hơn bệnh nhân có thể bị viêm cầu thận hoặc nhiễm khuẩn huyết.
  • Khi mắc bệnh thủy đậu, người bệnh nên tránh tiếp xúc với người khác để hạn chế lây lan bệnh, nên nghỉ ngơi trong phòng sạch sẽ, thoáng khí, thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh.
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh cọ xát lên nốt phỏng
  • Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống chọi lại với bệnh. Chỉ nên kiêng những thức ăn khó tiêu, gây sẹo, gây ngứa...
  • Khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ, tuyệt đối không tự mua thuốc chữa bệnh

Điều trị kịp thời cho bệnh nhân bị thủy đậu là việc hết sức quan trọng, đặc biệt là khi thủy đậu mọc quá nhiều bởi biến chứng mà nó gây ra vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, khi mắc bệnh, tuyệt đối không được chủ quan, không tự ý làm theo các phương pháp dân gian, truyền miệng hoặc tự ý mua thuốc khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chuyên khoa truyền nhiễm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có chức năng tiếp nhận khám, chẩn đoán, điều trị, hợp tác chống dịch bệnh và chăm sóc bệnh nhân bị bệnh do vi khuẩn, ký sinh trùng, các bệnh nhiễm trùng chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Khoa truyền nhiễm còn bao gồm chức năng tổ chức tiêm phòng vắc xin theo chỉ đạo của Bộ Y Tế, thực hiện cả đối với trẻ em và người lớn, trong đó đặc biệt phục vụ những người trưởng thành, điển hình như tiêm vắc xin phòng ngừa virut HPV, viêm gan A, viêm gan B, Zona, Herpes, sốt rét, viêm phổi,...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan