Ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ: Nguy hiểm

Ngủ ngáy có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, đây là một dạng của ngưng thở khi ngủ có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh nếu không sớm điều trị. Vậy ngưng thở khi ngủ là gì và làm sao để nhận biết được dấu hiệu nhận biết căn bệnh này?

1. Ngưng thở khi ngủ là gì?

Một trong những rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng khiến hơi thở của người bệnh gián đoạn trong quá trình ngủ được gọi là ngưng thở khi ngủ. Đây là một rối loạn khá nguy hiểm, nếu người bệnh không phát hiện và tình trạng bệnh ngày càng tăng sẽ khiến số lần ngưng thở trong một đêm diễn ra nhiều lần khiến lượng oxy cung cấp cho não không đủ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe như huyết áp cao, đột quỵ, suy tim, tiểu đường, nhức đầu. Bên cạnh đó, ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ khiến người bệnh mệt mỏi, không tỉnh táo và thiếu tập trung vào buổi sáng hôm sau.

Ngưng thở khi ngủ gồm hai loại là ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ và ngưng thở khi ngủ trung tâm. Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ thường gặp hơn và nguyên do chủ yếu do các mô mềm trong cổ họng chèn xuống gây tắc nghẽn khi ngủ trong khi ngưng thở trung tâm hình thành do cơ quan kiểm soát hoạt động thở gặp vấn đề.

XEM THÊM: Hội chứng ngưng thở khi ngủ: 'Sát thủ thầm lặng'

Liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi được áp dụng cho bệnh nhân mắc suy tim cấp tính
Ngưng thở khi ngủ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch

2. Ngưng thở khi ngủ thường gặp ở nhóm đối tượng nào?

Ngưng thở khi ngủ có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên tình trạng này khá phổ biến ở người trung niên và cao tuổi, đặc biệt là nam giới. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ sau đây có thể tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng ngưng thở khi ngủ:

  • Người thừa cân, béo phì
  • Người từ 40 tuổi trở lên
  • Kích thước cổ lớn, đối với nam giới là từ 17 inch trở lên và ở nữ giới là 16 inch
  • Amidan lớn, lưỡi hoặc xương hàm nhỏ
  • Trong gia đình có người mắc chứng ngưng thở khi ngủ
  • Mũi bị tắc nghẽn do vách ngăn lệch, người mắc bệnh viêm xoang
Béo phì
Người béo phì là đối tượng dễ bị ngưng thở khi ngủ

3. Chẩn đoán ngưng thở khi ngủ như thế nào?

Để chẩn đoán ngưng thở khi ngủ, bác sĩ có thể dựa vào những dấu hiệu hay triệu chứng mà người bệnh gặp phải bao gồm:

  • Ngủ ngáy và ngáy rất to
  • Khi ngủ dậy cổ họng thường đau và khô, cảm giác nghẹt thở hoặc thở hổn hển
  • Thường thấy buồn ngủ, thiếu sức sống vào ngày kế tiếp, giấc ngủ thường không trọn vẹn
  • Hay cảm thấy đau đầu
  • Tâm trạng không ổn định, hay thay đổi cảm xúc và hay quên.
  • Không hứng thú trong chuyện vợ chồng
  • Hay tỉnh dậy trong khi ngủ thậm chí là mất ngủ.

Mặc dù, ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ có khá nhiều biểu hiện xong những biểu hiện đó thường bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác, để đánh giá chính xác xem người bệnh có phải bị ngưng thở khi ngủ hay không, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện xét nghiệm đa ký giấc ngủ. Đây là kỹ thuật xét nghiệm chuyên sâu về giấc ngủ, giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng giấc ngủ của người bệnh. Kết quả của đa ký giấc ngủ được đánh giá là tiêu chuẩn vàng trong theo dõi điều trị các rối loạn giấc ngủ, trong đó có ngưng thở khi ngủ.

Đa ký giấc ngủ được thực hiện như sau:

  • Địa điểm thực hiện trong phòng ngủ dành riêng cho bệnh nhân, thiết kế đẹp, cách âm và lượng ánh sáng vừa đủ, giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ và tạo cảm giác thoải mái như ở nhà.
  • Người bệnh không được sử dụng chất kích thích trước khi thực hiện
  • Thời gian thực hiện từ 21h đến 6 giờ sáng hôm sau, thời gian chuẩn bị trong vòng 1 tiếng.

Kỹ thuật viên sẽ giúp bệnh nhân đặt các thiết bị theo dõi trong đó có máy thở áp lực dương liên tục, tất cả các hoạt động xảy ra khi ngủ của bệnh nhân như điện não đồ, nhịp tim, cử động khi ngủ, tiếng ngáy...

Điều trị ngủ ngáy
Ngủ ngáy là một dấu hiệu của bệnh ngưng thở khi ngủ

4. Ngưng thở khi ngủ được điều trị như nào?

Để điều trị ngưng thở khi ngủ, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân để đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho việc chữa trị. Bệnh nhân có thể điều trị tại nhà bằng cách thay đổi lối sống như hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, hạn chế sử dụng thuốc ngủ. Thay đổi tư thế ngủ để cải thiện lại nhịp thở cũng như tránh các chèn ép trong khi ngủ gây tắc nghẽn đường thở, hạn chế ngủ sấp.

Bên cạnh việc thay đổi lối sống, người bệnh có thể sử dụng những biện pháp hỗ trợ trong điều trị ngưng thở khi ngủ bằng cách đeo mặt nạ qua mũi hoặc miệng nối với một máy giúp mang luồng khí liên tục vào mũi, đường thở của người bệnh sẽ luôn mở và hơi thở sẽ đều đặn hơn. Phương pháp này được gọi là áp lực đường thở dương liên tục, đây là phương pháp điều trị khá phổ biến đối với căn bệnh ngưng thở khi ngủ.

Nếu nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngưng thở khi ngủ là do vách ngăn mũi bị lệch, amidan phì đại hoặc hàm dưới nhỏ... thì bệnh nhân cần phải phẫu thuật để điều chỉnh. Một số phẫu thuật thường thấy trong điều trị ngưng thở khi ngủ:

  • Phẫu thuật mũi đối với trường hợp vách ngăn mũi lệch
  • Phẫu thuật Uvulopalatopharyngoplasty giúp tăng chiều rộng của đường thở
  • Phẫu thuật xương hàm

Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ là một tình trạng bệnh nguy hiểm và có thể để lại nguy hiểm cho người bệnh nếu như không điều trị. Để giúp khách hàng có cơ hội thăm khám và điều trị bệnh sớm, hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã có Gói sàng lọc hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Gói khám sàng lọc hội chứng ngưng thở sẽ thực hiện các thăm khám lâm sàng và các thăm dò hô hấp khi ngủ nhằm phát hiện các biểu hiện ngừng thở, giảm thở, giảm oxy máu trong giấc ngủ của các đối tượng có nguy cơ để chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ và đưa ra phương pháp điều trị.

Trước phẫu thuật bệnh nhân được khám sàng lọc
Bệnh viện Đa khoa Vinmec là một địa điểm an toàn khi điều trị ngưng thở khi ngủ

Những lý do nên chọn Vinmec để khám sàng lọc hội chứng ngưng thở khi ngủ

  • Đội ngũ y - bác sỹ là các chuyên gia đầu ngành, trình độ chuyên môn cao, tận tụy và hết lòng vì lợi ích của bệnh nhân. Với 90% có trình độ trên đại học, 20% là GS, PGS, gần 30% là tiến sĩ, mang đến hiệu quả cao trong điều trị khám chữa bệnh.
  • Dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp.
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
  • Không gian khám chữa bệnh hiện đại, văn minh, sang trọng và tiệt trùng tối đa

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

547 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan