Nguyên nhân gây bệnh đậu mùa

Đậu mùa là bệnh do Variola virus gây nên. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao với các triệu chứng nặng toàn thân và phát ban mụn mủ đặc trưng. Điều trị bệnh có thể bằng cách hỗ trợ và sử dụng thuốc kháng virus. Tuy nhiên, nên tiêm phòng vắc-xin để ngăn ngừa căn bệnh này.

1. Bệnh đậu mùa là bệnh gì?

Bệnh đậu mùa xuất hiện do tình trạng truyền nhiễm cấp tính của Variola virus gây nên. Bệnh được đặc trưng bởi các dấu hiệu như sốt, phát ban và tỷ lệ tử vong khá cao. Từ những năm 1979 bệnh đã được công bố xóa sạch toàn cầu và đánh dấu thành tựu vĩ đại của y học thời đại.

Bệnh đậu mùa có 2 thể chính đó là:

  • Thể bệnh nặng do virus Variola có tỷ lệ tử vong chiếm khoảng 30 đến 50% ở những người chưa từng được tiêm ngừa vắc-xin.
  • Thể bệnh nhẹ hơn với tỷ lệ tử vong 1%.

2 thể bệnh này đều do các chủng virus Variola khác nhau gây nên.

Trong thời gian trước đây bệnh đậu mùa được biết là bệnh đặc hữu, ở những vùng khí hậu ôn đối thì bệnh có thể lưu hành vào mùa đông - xuân, tập trung chủ yếu ở đối tượng trẻ em và thanh niên.

2. Nguyên nhân bệnh đậu mùa là do đâu?

Một trong những nguyên nhân bệnh đậu mùa xuất hiện là do virus Variola thuộc dòng orthopoxvirus, họ Poxviridae gây ra. Virus này thuộc loại virus DNA lớn thiếu đối xứng hai mặt, không giống như những loại virus DNA khác. Virus Variola có cấu tạo khá phức tạp với màng ngoài, 2 thể bên và lý hình quá tạ có chứa phân tử đơn nhân DNA sợi kép.

Vào những năm 1800, một dạng bệnh đậu mùa nữa xuất hiện nhưng mức độ nhẹ hơn và nguyên nhân xác định bệnh cũng do Variola virus. Quá trình thực hiện giải trình tự gen của virus cho thấy những thay đổi trong biểu hiện kiểu gen và giải thích sự khác nhau về động lực của virus.

3. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đậu mùa

Bệnh đậu mùa có 2 thể bệnh. Tuy nhiên, 2 bệnh nhiễm trùng không thể phân biệt được trên lâm sàng ở những bệnh nhân riêng lẻ. Các kỹ thuật chẩn đoán phân tử hiện đại mới có khả năng phân biệt 2 chủng Variola này.

Trên lâm sàng bệnh đậu mùa được chia thành 5 thể liên quan đến mức độ nghiêm trọng. Bệnh đậu mùa nghiêm trọng chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh, người lớn tuổi và những người có tình trạng suy giảm miễn dịch nhưng các triệu chứng sẽ nhẹ hơn với những người đã thực hiện tiêm phòng vắc-xin.

Thể bệnh đậu mùa thông thường:

  • Thời gian bệnh kéo dài từ 10 đến 14 ngày hoặc có thể trong khoảng từ 7 đến 19 ngày. Ở giai đoạn đầu bệnh có thể kéo dài từ 2 - 4 ngày với các dấu hiệu sốt cao, đau đầu dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy, đau lưng và mệt mỏi. Khi sang giai đoạn toàn phát thì bệnh đậu mùa được đặc trưng bởi các tổn thương xuất hiện trên màng nhầy, sau đó khoảng 24 giờ sẽ phát ban trên da.
  • Những tổn thương trong miệng đầu tiên sẽ xuất hiện dưới dạng nốt sần và mụn nước ở dưới lưỡi, vòm họng. Sự lây lan của các chất nhầy có thể theo hướng ly tâm từ khuôn mặt rồi đi tới các chi gân, thân và cuối cùng là các chi xa. Các nốt mẩn tiến triển thành nốt sẩn, mụn nước, mụn mủ và quá trình sốt có thể do tái phát trong giai đoạn mụn mủ. Với thể này có hơn 70% trường hợp người mắc bệnh đậu mùa được chia nhỏ thành 3 loại phát ban.

Thể biến đổi của bệnh đậu mùa:

  • Các triệu chứng có thể tương tự như thể thông thường. Loại trừ các giai đoạn tiến triển của thể biến đổi sẽ nhanh hơn so với các thể còn lại. Bệnh đậu mùa thường gây ra các tổn thương mụn mủ khá nhỏ. Bệnh đậu mùa thể biến đổi thường gặp ở những người đã từng tiêm chủng.

Thể phẳng với bệnh đầu mùa:

  • Được đặc trưng các mụn mủ trắng, phẳng. Bệnh đậu mùa thể phẳng thường xuất hiện ở trẻ em và gây tử vong cho trẻ.

Bệnh đậu mùa thể xuất huyết:

  • Thường khá hiếm gặp, có các tổn thương lên da cũng như niêm mạc và hình thành xuất huyết. Các triệu chứng gây bệnh của thể này có thể khá nghiêm trọng, bao gồm suy tim, chảy máu lan tỏa, ức chế tủy xương dẫn đến tử vong trong vòng 3 đến 4 ngày mắc bệnh. Tuy nhiên, với thể bệnh này khá khó để nhận biết được người bệnh mắc bệnh và tiếp xúc với người bệnh mà không biết. Hơn nữa nhiễm vi khuẩn thứ cấp có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh đầu mùa thể xuất huyết.

Thể không điển hình:

  • Xuất hiện với những người đã thực hiện tiêm chủng hoặc có miễn dịch một phần do bị nhiễm bệnh từ trước đó. Những bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa thể này thường có sốt nhưng không bị phát ban. Sự gia tăng hiệu giá kháng thể sau khi sốt có thể cho thấy bệnh nhân đó đã từng bị nhiễm Variola virus nhưng không xuất hiện dấu hiệu phát ban.

4. Chẩn đoán bệnh đậu mùa

Người bệnh có thể được thực hiện các hoạt động thăm khám, bao gồm chẩn đoán lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm nếu cần thiết.

Chẩn đoán lâm sàng thì hầu hết các bác sĩ thường thông qua các tiêu chuẩn chính và phụ đối với bệnh đậu mùa nhiễm virus Variola. Tuy nhiên, để xác định kết quả chẩn đoán chính xác thì bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm. Những trường hợp này thường có tiền triệu chứng sốt, tổn thương đậu mùa cổ định và ở từng giai đoạn bệnh phát triển.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh đậu mùa bao gồm:

  • Phân lập virus từ hầu họng, kết mạc và nước tiểu, ngoài ra bác sĩ có thể thực hiện thêm ở các vùng tổn thương da trước khi hình thành vảy.
  • Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase nhằm xác định phản ứng chuỗi polymerase của DNA virus Variola để thực hiện chẩn đoán xác định. Thêm vào đó, bác sĩ còn chỉ định thực hiện nuôi cấy virus đậu mùa từ bệnh phẩm bằng PCR.
  • Huyết thanh lọc được thực hiện để chỉ ra những nhiễm trùng orthopoxvirus, tuy nhiên không phải kết quả chẩn đoán bệnh đậu mùa. Các kháng thể huyết thanh xuất hiện vào ngày thứ 6 đến ngày thứ 8 của quá trình nhiễm trùng. Hiệu giá kháng thể có thể tăng lên sau 2 - 3 tuần để chứng minh tình trạng nhiễm virus của người bệnh.
  • Chẩn đoán phân biệt với Varicella, bệnh đậu khỉ và vaccinia.

5. Biến chứng của bệnh đậu mùa tới sức khỏe

Bệnh đậu mùa có thể gây ra các biến chứng cho người bệnh như nhiễm khuẩn thứ phát trên da, viêm giác mạc, loét giác mạc khiến cho người bệnh bị mù loà, viêm phổi do vi khuẩn, viêm khớp do virus và viêm tủy xương, viêm tinh hoàn, viêm não...

6. Các biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa

Để phòng nhiễm virus bệnh đậu mùa đầu tiên có thể áp dụng bằng kiểm soát nhiễm trùng. Với người bệnh có biểu hiện phát ban kèm theo mụn nước hoặc mụn mủ toàn thân cấp tính thì nên thực hiện phòng ngừa tiêu chuẩn thích hợp qua đường không khí và tiếp xúc. Tiếp đó, sử dụng mặt nạ phòng chống độc N95, găng tay cùng với áo choàng. Nếu cần di chuyển người bệnh thì nên dùng tấm che để che các vết ban, sử dụng khẩu trang che miệng và mũi của người bệnh

Nên thực hiện tiêm phòng bệnh đậu mùa để giúp thanh toán toàn cầu căn bệnh này. Mặc dù không cần thực hiện tiêm chủng thường quy cho người dân nói chung nhưng với nhân viên phòng thí nghiệm hoặc nhân viên y tế thì nên thực hiện tiêm chủng định kỳ.

Tóm lại, nguyên nhân bệnh đậu mùa là do Variola virus gây nên. Điều trị bệnh có thể bằng cách hỗ trợ và sử dụng thuốc kháng virus nhưng cách tốt nhất là tiêm vắc-xin để ngăn ngừa căn bệnh này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan