Sốt xuất huyết không được uống thuốc gì?

Đặc điểm bệnh sốt xuất huyết là không có thuốc đặc trị. Do vậy người mắc bệnh cần hết sức lưu ý khi điều trị bằng thuốc. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin sốt xuất huyết không được uống thuốc gì.

1. Sốt xuất huyết không được uống thuốc gì?

Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị theo triệu chứng được sử dụng phương pháp giảm đau hạ sốt là chính. Tuy vậy không phải mọi loại thuốc có công dụng giảm đau và hạ sốt đều được sử dụng cho bệnh nhân mắc chứng sốt xuất huyết.

Dưới đây là các loại thuốc chống chỉ định trong điều trị sốt xuất huyết:

  • Aspirin: Sốt xuất huyết không được uống thuốc gì đó chính là Aspirin, một kháng sinh chống nhiễm khuẩn có công dụng giảm đau hạ sốt cho người bệnh. Sự tương tác của thuốc chứa Aspirin sẽ chống tiểu cầu gặp nhau. Khi mật độ tiểu cầu không đảm bảo hoặc quá thưa có thể gây ra xuất huyết hoặc biến chứng nguy hiểm. Với bệnh nhân sốt xuất huyết số lượng tiểu cầu thường giảm mạnh, nếu chảy máu sẽ làm sức khỏe yếu đi nhanh chóng và gây nguy hiểm cho tính mạng.
  • Ibuprofen: Là thuốc chống viêm có công dụng giảm đau hạ sốt cho người bệnh. Tuy nhiên, thuốc này không được sử dụng trong điều trị sốt xuất huyết. Nguyên nhân chính là do bệnh nhân sau khi dùng sẽ dễ bị chảy máu hay tổn thương mạch máu.
  • Thuốc chống viêm không chứa steroid: Thuốc chống viêm có thể hạn chế tổn thương cho bệnh nhân, đặc biệt là trường hợp bị vi-rút tấn công. Bệnh nhân sốt xuất huyết không được phép dùng thuốc chống viêm không chứa steroid vì chúng có khả năng ngăn chặn tập kết tiểu cầu như Aspirin. Khi thuốc gây tương tác nếu bệnh nhân chảy máu sẽ khó cầm, gây mất máu nghiêm trọng.

2. Sốt xuất huyết uống thuốc gì để điều trị?

Bệnh nhân sốt xuất huyết thường không có thuốc điều trị cố định. Đến nay, bệnh nhân mắc chứng sốt xuất huyết được phân ra theo từng mức độ nhiễm bệnh. Với bệnh nhân nhẹ có thể điều trị ngoại trú, những tình huống nghiêm trọng mới cân nhắc điều trị ngoại trú. Chính vì thế, hầu hết bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ được chỉ định riêng và kê đơn thuốc dựa theo nguyên nhân mắc bệnh.

Đầu tiên khi bệnh nhân mắc bệnh sẽ có biểu hiện sốt cao kéo dài gây ra tình trạng mất nướcchất điện giải. Với bệnh nhân sốt cao, chất bù điện giải và bù nước được dùng là Oresol. Oresol có thể bù nước nhưng cũng có phản ứng phụ gây ra mất nước. Vì thế người sử dụng nên lưu ý uống thuốc đúng liều lượng quy định để tránh phản ứng không tốt cho sức khỏe.

Vi-rút gây bệnh sốt xuất huyết không có thuốc đặc trị để tiêu diệt. Do vậy, mục tiêu điều trị được hướng đến là dùng thuốc giảm nhẹ các triệu chứng nguy hiểm. Bệnh nhân sẽ được nâng cao sức khỏe miễn dịch trong thời gian điều trị, chống lại vi-rút gây bệnh cho cơ thể. Nếu bệnh nhân không thể uống Oresol, bác sĩ sẽ chỉ định truyền dịch để bổ sung. Truyền dịch tuy không quá phức tạp nhưng nên được thực hiện dưới theo dõi của bác sĩ và điều dưỡng viên.

Với biểu hiện đau nhức khó chịu và sốt cao, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc hạ sốt và giảm đau để cải thiện. Paracetamol là lựa chọn phổ biến cho tình trạng này. Đây là thuốc không kê đơn dễ dàng sử dụng và khá phổ biến cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng để cân nhắc liều lượng và thời điểm phù hợp.

3. Lưu ý đối với bệnh nhân mắc sốt xuất huyết

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết sẽ suy giảm sức đề kháng do số lượng tiểu cầu giảm mạnh. Vì thế, việc điều trị cần hết sức lưu ý đến những thuốc có tương tác không tốt cho sức khỏe. Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin đặc hiệu vi-rút gây sốt xuất huyết nên đây là một căn bệnh nguy hiểm. Đặc biệt là trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh do bị muỗi đốt.

Phần lớn những bệnh nhân đã mắc sốt xuất huyết đều có thể chữa khỏi. Chỉ một số rất nhỏ xuất hiện biến chứng sau khi mắc bệnh nên rất dễ gây tâm lý chủ quan. Bệnh sốt xuất huyết theo nghiên cứu và kết luận được cho là căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa đến sức khỏe sau khi hồi phục. Với người phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn có thể bị sốc hoặc trụy tim. Thông thường biến chứng của bệnh sẽ xuất hiện sau khoảng 1 tuần tính từ khi mắc sốt xuất huyết.

Mỗi bệnh nhân có sức đề kháng không giống nhau nên cũng mắc bệnh ở mức độ khác nhau. Vì thế không có thuốc cố định điều trị hoặc phòng ngừa bệnh. Mỗi người bệnh cần phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên hoặc bảo vệ bản thân tránh muỗi đốt để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết.

Những loại thuốc có thể sử dụng cho bệnh nhân sốt xuất huyết bạn nên hỏi thêm bác sĩ tư vấn để được hỗ trợ cụ thể. Nếu bạn vẫn thắc mắc bệnh sốt xuất huyết không uống thuốc gì ngoài thuốc hạ sốt và giảm đau thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Với kinh nghiệm và chuyên môn trong nghề các bác sĩ sẽ giúp bạn giải đáp mọi vấn đề để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan