Tập sức bền có gắn theo dõi tim mạch

Đối với những bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch, các nhà khoa học cũng tìm ra được những lợi ích to lớn của việc tập luyện thể thao trong phòng chống lại các bệnh lý tim mạch và những biến cố nguy hiểm có thể xảy ra. Kỹ thuật tập sức bền có gắn theo dõi tim mạch là một trong những giai đoạn của phục hồi chức năng tim mạch, trong đó có sự theo dõi và giám sát y tế.

1. Ý nghĩa của tập sức bền có gắn theo dõi tim mạch

Các bệnh liên quan tới tim mạch có nguy cơ cao gặp rủi ro, biến chứng, thậm chí là tử vong nếu quá trình hoạt động thể lực không được lượng giá, thực hiện đúng. Tập sức bền có gắn theo dõi tim mạch là giải pháp phù hợp, áp dụng trong giai đoạn người bệnh phục hồi chức năng tim mạch.

2. Chỉ định tập sức bền có gắn theo dõi tim mạch khi nào?

Chỉ định áp dụng trong các trường hợp:

Chống chỉ định với các trường hợp:

  • Bệnh nhân mắc chứng mạch vành cấp chưa kiểm soát được, cơn đau thắt ngực không ổn định, bị nhồi máu cơ tim trong vòng 1 tháng.
  • Đo nhịp tim >120ck/phút, huyết áp tối đa >180 mmHg hoặc huyết áp tối thiểu >100 mmHg.
  • Suy tim mất bù.
  • Rối loạn nhịp thất, rối loạn nhịp tim không kiểm soát.
  • Có huyết khối trong buồng tim, nguy cơ lấp mạch.
  • Tràn dịch màng ngoài tim mức độ trung bình, nặng
  • Cản trở tống máu của thất trái.
  • Các bệnh toàn thân (nhiễm trùng, viêm tiến triển, tiểu đường, suy thận mất bù).
  • Tăng áp lực động mạch phổi nặng.
  • Bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn Gold IV.
  • Các bệnh lý nội khoa cấp chưa kiểm soát được như suy tim mất bù, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mất bù, chóng mặt cấp.
Chỉ định tập sức bền có gắn theo dõi tim mạch với người mắc bệnh động mạch vành
Chỉ định tập sức bền có gắn theo dõi tim mạch với người mắc bệnh động mạch vành

3. Kỹ thuật tập sức bền có gắn theo dõi tim mạch

3.1. Người thực hiện

  • Bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng
  • Kỹ thuật viên phục hồi chức năng, điều dưỡng
  • 1 bác sĩ cấp cứu sẵn sàng có mặt để xử trí những biến chứng có thể xảy ra.

3.2. Phương tiện, dụng cụ

  • Xe đạp lực kế, thảm lăn có hiển thị nhịp tim, tốc độ.
  • Dụng cụ theo dõi tim mạch: Đo huyết áp, SpO2, đai ngực theo dõi nhịp tim, điện tâm đồ áp dụng tùy trường hợp.
  • Thuốc và các phương tiện cấp cứu: Máy shock điện, máy ghi điện tim, Oxy, thuốc chống loạn nhịp

3.3. Tiến hành

  • Bước 1. Kiểm tra người bệnh trước khi tập

Kiểm tra mạch, huyết áp, SpO2, đeo đai theo dõi nhịp tim, gắn điện cực theo dõi điện tim lên bệnh nhân trong quá trình tập (còn tùy vào chỉ định của bác sĩ đối với các trường hợp cụ thể).

  • Bước 2. Khởi động

Bệnh nhân phải khởi động bằng các bài tập kéo giãn cơ từ 3-5 phút trước khi thực hiện buổi tập chính.

  • Bước 3. Cài đặt các thông số yêu cầu khi tập luyện

Cường độ tập luyện:

Cường độ tập luyện của bệnh nhân được tính dựa theo kết quả đánh giá VO2Max theo phương pháp tối đa hoặc bán tối đa (phương pháp ước lượng) để đảm bảo nhịp tim khi tập nằm trong khoảng nhịp tim cho phép khi tập luyện.

Cường độ trung bình (nhịp tim đích) bằng 40 - 60% nhịp tim tối đa (thời điểm đạt VO2max hoặc tại thời điểm ngưỡng yếm khí).

Có thể tính theo công thức Karvonen: Nhịp tim khi tập = (Nhịp tim tối đa - Nhịp tim nghỉ) x k + Nhịp tim nghỉ.

Trong đó, nhịp tim tối đa tương đương với thời điểm đạt VO2max theo test gắng sức hoặc tương đương với thời điểm nhịp tim đạt ở mức không tăng khi tập luyện, mặc dù tăng cường độ ở test đo VO2max bán tối đa.

Lựa chọn phương thức tập luyện và tiến hành cài đặt các thông số vào máy:

+ Tập luyện sức bền với cường độ không đổi.

+ Tập luyện với cường độ ngắt quãng: Tăng cường độ tập trong 1 khoảng thời gian ngắn, sau đó từ từ giảm cường độ. Ví dụ, 2 phút đầu cài đặt với cường độ 60% VO2Max, sau đó giảm cường độ xuống còn 20 - 30% VO2max trong 4 phút.

  • Bước 4. Bắt đầu tập sức bền

Thực hiện bài tập theo chế độ tập và cường độ chỉ định của bác sĩ, thời gian tập 1 buổi từ 15 - 30 phút, tùy theo tình trạng của người bệnh.

  • Bước 5. Cài đặt giảm dần cường độ tập

Sau khi tập từ 15 - 30 phút với cường độ tập yêu cầu, kỹ thuật viên sẽ cài đặt máy giảm dần cường độ tập (tốc độ bước hay lực kháng trở và duy trì tập với cường độ này trong thời gian khoảng 5 phút),

  • Bước 6. Kiểm tra lại các thông số đo được về mạch, huyết áp, SpO2 đối với người bệnh mắc bệnh phổi mạn tính.

Tổng số buổi tập rèn sức bền có gắn theo dõi tim mạch tối thiểu 20 buổi, mỗi buổi kéo dài từ 20 - 30 phút, thực hành 3 - 5 buổi/tuần.

Khi tập sức bền cần chuẩn bị xe đạp lực kế, thảm lăn có hiển thị nhịp tim, tốc độ
Khi tập sức bền cần chuẩn bị xe đạp lực kế, thảm lăn có hiển thị nhịp tim, tốc độ

4. Lưu ý khi tập sức bền có gắn theo dõi tim mạch

  • Kỹ thuật viên cần theo dõi sát sao nhịp tim trong quá trình tập luyện của bệnh nhân để đảm bảo cường độ tập, đánh giá được sức nặng của bài tập đối với người bệnh. Đánh giá theo thang điểm Borg (duy trì thang điểm Borg ở mức từ 11-13 điểm).
  • Theo dõi các triệu chứng bất thường của bệnh nhân như đau tức ngực, khó thở,...
  • Cần ngừng tập ngay nếu bệnh nhân có dấu hiệu loạn nhịp, thiếu máu cơ tim. Sau đó, cho người bệnh nằm, thở Oxy, thông báo với bác sĩ để xử trí theo phác đồ.

Tóm lại, các bệnh liên quan tới tim mạch có nguy cơ cao gặp rủi ro, biến chứng, thậm chí là tử vong nếu quá trình hoạt động thể lực không được lượng giá, thực hiện đúng. Tập sức bền có gắn theo dõi tim mạch là giải pháp phù hợp, áp dụng trong giai đoạn người bệnh phục hồi chức năng tim mạch.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn: Bộ Y tế

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

334 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan