Tập vận động sau phẫu thuật gân

Gân là bộ phận thiết yếu trong bộ máy vận động, dễ bị tổn thương và khó hồi phục. Do đặc điểm của gân là chia thành sợi, lại rất ít mạch máu nuôi dưỡng nên gân rất dễ hoại tử. Nếu gân bị viêm thì sẽ có nguy cơ bị dính và khó cử động. Vì vậy tập vận động sau phẫu thuật gân là điều cần thiết và bắt buộc để phục hồi vận động sau mổ gân.

1. Vì sao cần phải tập vận động sau phẫu thuật gân?

Gân để hoạt động cần sự bôi trơn của chất dịch nhầy trong bao gân, nếu bao gân bị viêm thì sẽ xuất hiện tình trạng gân bị viêm dính ngay và khó cử động. Vì thế, những vùng hay có nhiều gân sau khi phẫu thuật gân sẽ có di chứng như; tay bị co quắp hoặc bị vẹo cứng. Để cử động được như ban đầu việc luyện tập và vận động sau phẫu thuật gân là điều vô cùng cần thiết.

Tuy nhiên vận động sau mổ gân cũng không hề dễ dàng. Nếu thực hiện bài tập quá sớm sẽ khiến vết khâu nối gân có thể bị rách toạc khiến hỏng mối nối còn nếu tập muộn lại sẽ bị viêm dính gân và khó có thể phục hồi được như cũ.

2. Các bài tập vận động sau phẫu thuật gân ở tay

Tay là bộ phận tham gia vào hoạt động con người nhiều nhất. Để tăng sức mạnh, sau khi phẫu thuật gân bàn tay bệnh nhân cần thực hiện các bài tập phù hợp, phụ thuộc vào gân nào được tác động, vùng nào được phẫu thuật chỉnh hình.

2.1 Bài tập vận động sau phẫu thuật gân ở bàn tay

Sau phẫu thuật ở gân bàn tay có hai dạng di chứng phổ biến nhất là tay bị co quắp lại và gặp khó khăn khi tay duỗi ngửa ra.

2.1.1 Tay co quắp

Tay co quắp là tình trạng bàn tay có các ngón tay bị co lại, khép lại và rất khó khăn khi mở.

Với dạng bàn tay bị co quắp sẽ cần thực hiện bài tập búng dây chun.

Bài tập búng dây chun: Để một vài dây chun trên một mặt phẳng, ví dụ nền nhà. Đánh dấu hai vạch cách nhau khoảng 1m. Bệnh nhân sẽ sẽ dùng tay, búng gảy các dây chun để chúng bật về phía trước, thực hiện búng gẩy bằng cả 5 đầu ngón tay. Từ vạch này cho đến vạch kia. Động tác búng dây chun sẽ giúp gân dần duỗi ra, chống bị co quắp.

Thực hiện một ngày hai lần, sáng 1 lần, chiều 1 lần. Mỗi lần khoảng 30 phút.

2.1.2 Tay, ngón tay bị duỗi cứng ra và khó khăn khi gấp lại

Còn với tay duỗi cứng, có thể áp dụng với bài tập bóp bóng.

Bài tập bóp bóng: Bài tập này ngược với búng dây chun, bệnh nhân thực hiện đặt vào lòng bàn tay một quả bóng cao su có kích thích bằng một quả bi-a. Sau đó nhẹ nhàng bóp bóng vào để giữ bóng lại.

Thực hiện một ngày hai lần, sáng 1 lần, chiều 1 lần. Mỗi lần khoảng 30 phút.

2.2 Bài tập vận động sau phẫu thuật gân ở cơ ngửa cẳng tay

Cơ ngửa cẳng tay nằm ở phần lưng cánh tay, chúng có nhiệm vụ giúp ngửa cẳng tay và bàn tay. gân ở cơ ngửa cẳng tay có vị trí ở cổ tay và 1 phần ở khuỷu tay.

Bài tập vận động sau phẫu thuật gân ở cơ ngửa cẳng tay để tránh bị cứng gân bao gồm: Ngửa bàn tay và quay ngửa gậy.

Phẫu thuật gân
Sau phẫu thuật gân, người bệnh cần thực hiện các bài tập để nhanh chóng phục hồi

2.2.1 Bài tập ngửa cẳng tay

Ngửa bàn tay là bài tập đơn giản nhất, tuy nhiên đây là động tác ban đầu để thực hiện các bài tập khác.

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân ngồi thẳng lưng, thân người ngồi vuông góc với đùi, gối thẳng.
  • Cánh tay để thẳng với thân người, cẳng tay và khuỷu tay vuông góc với cánh tay.
  • Lòng bàn tay và ngón tay hướng xuống dưới. để cổ và ngón tay thả lỏng.
  • Từ từ ngửa cẳng tay lên sao cho bàn tay và ngón tay ngửa hướng lên trên. Sau đó thực hiện trở bàn tay hướng xuống phía dưới.

Bệnh nhân cần thực hiện bài tập này 2 tiếng 1 ngày, sáng và chiều mỗi lần 1 tiếng. Tập 4 phút thì nghỉ 1 phút. Mới đầu để tập rất khó khăn nên chỉ nên thực hiện sấp 1 nửa, dần quen thì thực hiện sấp hoàn toàn. Tập vận động cơ ngửa bàn tay giúp vững gân và gân được trơn tru.

2.2.2 Phương pháp tập quay ngửa gỗ

Sử dụng một cây gậy gỗ thẳng. Gậy có chiều khảng dài khoảng 80cm, đường kính 4cm. Chia gậy gỗ thành hai phần bằng nhau. chia và đánh dấu thành 5, 10, 15, 20, 25, 30cm.

  • Cầm gậy ở bị trí đánh dấu mốc 30cm, đây là điểm gần giữa nhất, cầm gậy ở đoạn trên sao cho gậy gỗ thẳng, đoạn dưới sẽ dài hơn đoạn trên. Mục đích nhằm tạo ra sức nặng ở phía dưới nhiều hơn. Lưu ý khi cầm gậy, người bệnh thực hiện đứng thẳng, chân bước đi thoải mái, tay để trong tư thế khuỷu tay vuông góc, cẳng tay hướng ra trước.
  • Thực quay ngửa gậy gỗ sao cho đầu dưới hất lên trên, đạt tới tư thế nằm ngang.

Thực hiện bài tập quay ngửa cầm gỗ sẽ giúp làm tăng sức mạnh cơ ngửa cẳng tay.

2.2.3 Bài tập vận động sau phẫu thuật gân ở cơ sấp cẳng tay

Cơ sấp cẳng tay nằm phần cẳng tay, trong đó phần bụng tay có nhiệm vụ thực hiện để sấp bàn tay, cẳng tay. Cơ sấp sẽ nằm ở phần bụng, vùng tay này có da trắng.

Bài tập vận động tương tự như bài tập vận động sau phẫu thuật tân ở cơ ngửa cẳng tay. Thực hiện bài tập từ nhẹ đến nặng: sấp bàn tay và quay sấp gậy gỗ.

Sấp bàn tay là bài tập ban đầu nhẹ nhất để phục hồi trơn tru trước khi thực hiện các tập nặng hơn.

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân ngồi thẳng lưng, thân người ngồi vuông góc với đùi, gối thẳng.
  • Cánh tay để thẳng với thân người, cẳng tay và khuỷu tay vuông góc với cánh tay.
  • Lòng bàn tay và ngón tay hướng lên phía trên. Để cổ và ngón tay thả lỏng.
  • Tiến hành sấp cẳng tay, để bàn tay chuyển từ tư thế ngửa lên trên sang tư thế úp bàn tay xuống dưới. Sau đó lật ngửa bàn tay lại, rồi lại tiếp tục úp sấp.

Bệnh nhân cần thực hiện bài tập này 2 tiếng 1 ngày, sáng và chiều mỗi lần 1 tiếng. Tập 4 phút thì nghỉ 1 phút. Mới đầu để tập rất khó khăn nên chỉ nên thực hiện sấp 1 nửa, dần quen thì dần thực hiện sấp hoàn toàn. Tập vận động cơ ngửa bàn tay giúp vững gân và gân được trơn tru.

Quay sấp gậy gỗ giúp phục hồi sức mạnh của cơ sấp. bài tập thực hiện cũng tương tự như bài tập vận động ở cơ ngửa.

Tiến hành nhẹ nhàng quay sấp gậy gỗ, hất đầu dưới của gậy lên trên và ra ngoài, cho đến khi gậy gỗ nằm ngang là được. Sau đó đưa gậy về vị trí đứng thẳng ban đầu. Thực hiện hai động tác: quay sấp gậy gỗ và đưa về vị trí cũ được tính là 1 lần tập.

Một ngày tập hai buổi, sáng và chiều. Mỗi phiên gồm 10 - 15 lần tập, các phiên tập nghỉ cách nhau từ 5 - 7 phút để cho dịch kịp tái tạo. Bài tập này sẽ giúp làm tăng sức mạnh cơ. Sau khi thực hiện nắm đoạn 30 dễ dàng, tăng dần bài tập bằng cách nắm vào các đoạn cao hơn, 20, 15, 10 và 5cm. Tập cho đến khi nào tay sấp thuần thục mà ít gặp trở ngại.

Việc phục hồi chức năng sau phẫu thuật gân đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình vận động sau này. Vì vậy, để ngăn ngừa việc mất khả năng vận động, sau phẫu thuật gân cần lựa chọn những bài tập phù hợp với từng giai đoạn và càng tập sớm càng tốt.

Phẫu thuật gân
Những bài tập phục hồi chức năng giúp ngăn ngừa việc mất khả năng vận động sau phẫu thuật gân

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan