Vấn đề chăm sóc bệnh nhân trong giai đoạn phục hồi của ngộ độc chất gây nghiện

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Ngộ độc chất gây nghiện ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Cần có phương pháp chăm sóc phù hợp bệnh nhân trong giai đoạn phục hồi chất gây nghiện.

1. Tổng quát

Có rất ít tài liệu viết về chăm sóc bệnh nhân ở giai đoạn phục hồi sau nghiện thuốc hoặc rượu. Do có quá nhiều rối loạn cần phải giải quyết khi bệnh nhân kiêng dùng các loại rượu và thuốc cấm; thích hợp nhất là đợi vài tháng trước khi điều trị các rối loạn ít nghiêm trọng.

Bệnh nhân ở giai đoạn hồi phục nên được kiểm tra sàng lọc để chắc chắn rằng họ vẫn tiếp tục kiêng dùng thuốc và rượu. Một số câu hỏi ngắn có thể giúp bác sĩ đánh giá, các bệnh nhân trong chương trình hồi phục tích cực trả lời những câu hỏi này với thái độ minh bạch và cởi mở. Nếu như có người nhà đi kèm, hãy hỏi họ xem bệnh nhân đang làm gì. Sự hỗ trợ tích cực của bệnh nhân là bắt buộc, thậm chí là họ có tái phát trở lại. Người thầy thuốc nên nhấn mạnh sự cần thiết để có những thông tin chính xác về tình trạng quá liều thuốc hiện tại của bệnh nhân, từ đó phòng ngừa các tác dụng phụ nghiêm trọng khi kê đơn thuốc.

Bất cứ một loại thuốc nào cũng có khả năng gây ra tái phát, đặc biệt là những thuốc thay đổi trạng thái tâm thần. Những thuốc kê theo đơn có thể gây ra tái phát bệnh do làm giảm “sức đề kháng của bệnh nhân hoặc do bệnh nhân đã bị “nhờn” những thuốc đã được kê theo đơn từ trước. Dưới đây là những hướng dẫn cho bệnh nhân bị nghiện rượu và thuốc phiện:

  • Bất cứ khi nào có thể sử dụng biện pháp điều trị không dùng thuốc. Khuyến khích bệnh nhân luyện tập thể dục, thiền và thay đổi chế độ ăn. Sử dụng biện pháp châm cứu hoặc phản hồi sinh học trước khi kê đơn thuốc.
  • Tránh các thuốc nhóm benzodiazepin và thuốc mê. Nếu như cần phải dùng thuốc này, nên theo dõi bệnh nhân cẩn thận với phác đồ theo dõi thường xuyên.
  • Cẩn thận trong khi kê đơn các thuốc “kích thích“ như các thuốc hít vào qua đường mũi có thành phần cocain.
  • Sử dụng các thuốc “thay thế” như là thuốc chống trầm cảm với những trường hợp có đau mạn tính hoặc buspirone cho trường hợp lo lắng vì chúng ít có khả năng gây nghiện
  • Lựa chọn thuốc có tác dụng phụ có thể có tác dụng có lợi. Ví dụ như thuốc chẹn beta điều trị tăng huyết áp vì chúng làm giảm lo lắng, một trong những triệu chứng thường gặp trong giai đoạn sớm của thời kỳ hồi phục.
  • Nhận thức được rằng mức độ nhạy cảm đối với thuốc tăng lên sẽ trở thành bất lợi bởi vì các bệnh nhân đã từng nghiện rượu và thuốc. Các bệnh nhân cần được đánh giá một cách cẩn thận tập trung vào các biến chứng đặc biệt từ lần nghiện trước của họ. Những người nghiện chích nên được kiểm tra bệnh viêm gan và bệnh HIV.
  • Trước khi kê đơn thuốc, đợi cho các biến chứng y học cùng với các triệu chứng cai trở về bình thường hoặc giai đoạn sớm của quá trình hồi phục.
  • Dự đoán những thay đổi thông thường xuất hiện trong giai đoạn phục hồi và tư vấn cho bệnh nhân về những thay đổi này để cho bệnh nhân bớt lo lắng và tìm kiếm thuốc chữa.

Những câu hỏi đánh giá sự hồi phục:

  • Bạn có tham gia các buổi gặp gỡ về phục hồi hay chăm sóc sau khi chữa bệnh không ?
  • Bạn tham dự lần cuối một cuộc gặp như thế khi nào ?
  • Bạn có người hỗ trợ không và lần cuối bạn liên lạc với anh ta/chị ta khi nào? Bạn đang thực hiện ở bước nào ? (nếu bệnh nhân đang theo một chương trình 12 bước).

2. Điều trị một số bệnh đặc hiệu

2.1. Bệnh do HIV

Bệnh do HIV là biến chứng thường gặp của nghiện chích thuốc. Hầu hết các bệnh nhân tiêm chích thuốc cũng thường nghiện rượu. Sử dụng thuốc chống virus để điều trị bệnh do HIV ở những bệnh nhân nghiện rượu hoặc thuốc có thể gặp khó khăn. Didanosine (DDI) và zalcitabine (DDC) có thể gây viêm tụy nên chúng không được khuyên dùng cho những người nghiện rượu hoặc bệnh nhân có tiền sử viêm tụy. Lamivudine (Epivir, 3TC) là loại thuốc thuộc nhóm nucleosid tổng hợp mới, chỉ có mỗi loại thuốc này là hiếm khi gây viêm tụy ở người lớn (< 0,5%).

Các bệnh nhân dùng zidovudin (AZT) có thể thấy buồn ngủ, mệt mỏi, rối loạn dạ dày ruột và đau đầu. Các triệu chứng này có thể lẫn với triệu chứng cai opiat, bởi vậy bệnh nhân nên được thông báo về các tác dụng phụ này trước khi bắt đầu điều trị zidovudin.

Các thuốc ức chế protease ít độc hơn các thuốc chống virus khác và có thể là thuốc dùng tốt đối với các bệnh nhân có tiền sử viêm tụy mạn tính. Chúng chuyên hoá ở gan bằng hệ thống men P450 và chúng có thể gây ra các biến chứng đối với các bệnh nhân đang được điều trị bằng methadone. Công thức ritonavir chứa rượu và gây ra phản ứng nặng nề ở những bệnh nhân đang dùng disulfiram. Nó có thể gây tái phát ở những bệnh nhân đang trong giai đoạn phục hồi.

Vấn đề chăm sóc bệnh nhân trong giai đoạn phục hồi của ngộ độc chất gây nghiện
Bệnh do HIV là biến chứng thường gặp của nghiện chích thuốc

2.2. Bệnh lý hô hấp

Các thuốc ho và thuốc cảm theo đơn và không theo đơn có thể làm cho các bệnh nhân trong giai đoạn phục hồi có nguy cơ tái phát nếu như thành phần của chúng có chứa rượu và codein. Dextromethorphan có tác dụng như codein để giảm ho và nó không có thêm các đặc tính khác. Pseudoephedrine là thuốc kích thích và nó nguy hiểm khi ở dạng có thêm cocain.

Hầu hết các thuốc kháng histamin có tác dụng an thần và có khả năng quá liều hoặc gây tái phát, Các triệu chứng dị ứng có thể được điều trị bằng các thuốc kháng histamin không an thần thuộc thế hệ mới như là artemizol hoặc loratadin. Cả hai thuốc này được chuyển hóa tại gan và được chống chỉ định dùng ở những bệnh nhân có bệnh gan nặng vì chúng gây rối loạn nhịp tim, Fexofenadin không chuyển hoá ở gan và nó có thể là thuốc kháng histamin tốt hơn được sử dụng cho các bệnh nhân có bệnh về gan. Các steroid dùng qua mũi có thể điều trị viêm xoang dị ứng, nhưng chúng nên được sử dụng một cách thận trọng khi ở dạng xịt có thêm cocain.

3. Chăm sóc bệnh nhân tiếp tục lạm dụng thuốc

Điều trị các bệnh nhân có các biến chứng về y học trong khi họ lạm dụng rượu hoặc thuốc là rất khó khăn. Mục tiêu đầu tiên là giúp đỡ các bệnh nhân giải quyết việc lạm dụng thuốc và rượu của họ.

Bệnh nhân nên được khuyến khích thực hiện chương trình điều trị quá liều thuốc và rượu. Hầu hết các bệnh nhân có thể được điều trị ngoại trú trừ trường hợp họ có các biến chứng y học hoặc tâm thần nặng nề. Việc điều trị phương pháp giải độc có thể đòi hỏi bệnh nhân phải nằm viện trong một thời gian ngắn. Nếu như một bác sĩ không cảm thấy thoải mái khi điều trị, các bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc thì những bệnh nhân này nên được các bác sĩ khác điều trị. Để ngăn chặn phản ứng nghiêm trọng hoặc có nguy cơ tử vong gây ra bởi lạm dụng thuốc hoặc rượu đồng thời, các bác sĩ cần phải hết sức thận trọng khi kê đơn bất kỳ loại thuốc nào cho hình nhân lạm dụng thuốc hoặc rượu. Sử dụng không đúng thuốc là một vấn đề chính của các bệnh nhân tiếp tục lạm dụng thuốc và rượu.

Bệnh viện Đa Khoa Quốc tế Vinmec với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, cùng với trang thiết bị y tế hiện đại, chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, bạn đọc có thể tin tưởng lựa chọn làm điểm đến để khám và điều trị cho bản thân và gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

242 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan