Vẩy nến là gì? Tất cả những điều bạn cần biết về bệnh vảy nến

Vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến. Người bệnh mắc vảy nến thường bị ngứa ngáy, đau rát, khó chịu, ửng đỏ, bong tróc da. Vảy nến nếu tái đi tái lại nhiều lần có thể gây nhiễm trùng da, viêm khớp, vảy nến mủ, đỏ da toàn thân,...

1. Các loại bệnh vảy nến thường gặp

1.1 Vảy nến thể mảng

Dạng vảy nến này tạo ra những vùng da viêm, đỏ; được bao phủ bởi các lớp vảy hoặc mảng bám có màu bạc trắng. Các vùng da thể hiện tình trạng bệnh này thường được nhận thấy ở đầu gối, khuỷu tay và da đầu.

Vảy nến thể mảng
Vẩy nến thể mảng thường xuất hiện ở khuỷu tay

1.2 Vảy nến thể giọt

Vảy nến thể giọt gây ra các đốm da nhỏ có màu hồng. Các vị trí thường có triệu chứng này thường nằm ở các điểm như phần thân, cánh tay và chân. Các đốm da này thường hiếm khi có độ dày hoặc trồi lên trên bề mặt da như ở dạng vảy nến thể mảng.

1.3 Vảy nến thể mủ

Vảy nến thể mủ thường xuất hiện ở những người trưởng thành. Nó khiến làn da trở nên viêm và xuất hiện những bọc mủ trắng. Dạng vảy nến này thường chỉ giới hạn tại những địa điểm nhỏ hơn trên làn da, như bàn tay hoặc chân, nhưng vẫn có thể lan rộng.

1.4 Vảy nến thể đảo ngược

Dạng vảy nến này gây ra những vùng da viêm nhiễm có màu đỏ sáng óng ánh. Những vùng da này phát triển tại các vùng như nách, ngực, háng, hoặc tại xung quanh các nếp da gấp của bộ phận sinh dục.

1.5 Vảy nến thể đỏ da toàn thân

Dạng vảy nến này khiến làn da người bệnh trông như bị cháy nắng. Các vùng vảy da thường bong tróc theo một mảng lớn. Ở những bệnh nhân mắc dạng vảy nến thể đỏ da toàn thân thì việc bị sốt và ốm nặng là rất dễ xảy ra. Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người mắc phải, hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn bắt đầu nhận thấy các triệu chứng.

Vảy nến thể đỏ da toàn thân
Vảy nến thể đỏ da toàn thân gây nguy hiểm đến tính mạng

2. Vảy nến có lây không?

Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da, vì vậy bệnh không thể truyền từ người này sang người khác được. Việc chạm vào một phần thương tổn do vảy nến trên cơ thể một người sẽ không làm cho người chạm mắc bệnh.

3. Nguyên nhân của vảy nến?

3.1 Hệ miễn dịch

Các bệnh tự miễn là hệ quả khi mà cơ thể tấn công chính bản thân nó. Ở trường hợp bệnh vảy nến, một loại tế bào bạch cầu là tế bào lympho T tấn công nhầm vào các tế bào da.

Ở cơ thể một người bình thường, các tế bào bạch cầu được triển khai để tấn công và phá hủy các vi khuẩn xâm nhập và đối kháng với sự nhiễm trùng.

Trong trường hợp của bệnh vảy nến, các tế bào này có sự nhầm lẫn gây ra sự sản xuất quá nhiều các tế bào da. Điều này khiến những lớp tế bào da mới phát triển quá nhanh, bị đẩy lên bề mặt da và bắt đầu chồng chất với các tế bào da khác. Những tác động lên tế bào da còn khiến các vùng da bị viêm đỏ phát triển.

Tế bào lympho T
Tế bào lympho T tấn công nhầm vào các tế bào da gây ra bệnh vẩy nến

3.2 Yếu tố di truyền

Nếu trong gia đình bạn có một người mắc bệnh vảy nến, thì khả năng bạn mắc căn bệnh này sẽ cao hơn. Có xấp xỉ 2 đến 3% người mắc bệnh vảy nến do di truyền trên tổng số người mắc, theo Tổ chức Vảy nến Quốc gia Hoa Kỳ (NPF).

4. Các tác nhân gây kích hoạt bệnh vảy nến

Những tác nhân kích hoạt bệnh vảy nến phổ biến nhất là:

4.1 Đồ uống chứa cồn

Rượu chứa nồng độ cồn mạnh có thể gây bùng phát bệnh vảy nến. Nếu bạn đang sử dụng rượu một cách quá mức thì những đợt bùng phát vảy nến sẽ xảy đến thường xuyên hơn.

4.2 Thuốc

Một vài loại thuốc được cho rằng là gây kích hoạt bệnh vảy nến. Những loại thuốc này gồm có:

Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid giúp giảm đau hậu phẫu
Một số loại thuốc được cho rằng là gây kích hoạt bệnh vảy nến

4.3 Nhiễm trùng

Nếu bạn đang bị ốm hoặc đang chống chọi với bệnh nhiễm trùng, hệ miễn dịch sẽ đi đến quá tải trong việc kháng lại sự viêm nhiễm. Điều này sẽ dễ khiến một đợt phát bệnh xảy ra hơn. Viêm họng liên cầu khuẩn cũng thường là một tác nhân dẫn đến vảy nến.

5. Chẩn đoán bệnh vảy nến

Có 2 xét nghiệm hoặc kiểm tra cần thiết để chẩn đoán vảy nến.

5.1 Khám lâm sàng

Trong buổi khám lâm sàng này, hãy cho bác sĩ thấy toàn bộ các vùng da có vấn đề. Hơn nữa, hãy cho bác sĩ biết về việc có ai trong gia đình bạn mắc vảy nến hay không.

5.2 Xét nghiệm sinh thiết

Nếu các triệu chứng vẫn chưa rõ ràng hoặc bác sĩ muốn xác nhận lại chẩn đoán của họ, họ có thể lấy một mẫu da nhỏ của bệnh nhân để xét nghiệm sinh thiết.

Xét nghiệm sinh thiết
Xét nghiệm sinh thiết chẩn đoán bệnh vảy nến

6. Các lựa chọn điều trị cho bệnh vảy nến

Vảy nến không có thuốc chữa. Các liệu pháp điều trị thường nhắm đến việc giảm nhẹ sự viêm nhiễm và hình thành vảy da, làm chậm sự phát triển tế bào da và loại bỏ những mảng da bị vảy nến. Các hình thức điều trị vảy nến thường được chia làm 3 loại:

6.1 Điều trị dùng thuốc tại chỗ

Kem bôi và thuốc mỡ được thoa trực tiếp vào vùng da bị vảy nến cho thể rất có ích trong việc làm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến từ nhẹ đến vừa.

Các thuốc tại chỗ sử dụng để điều trị vảy nến là:

Kem bôi tay kem dưỡng ẩm tay
Kem dưỡng ẩm giúp điều trị bệnh

6.2 Các thuốc ức chế miễn dịch

Những loại thuốc này gồm có:

  • Thuốc methotrexate
  • Thuốc ức chế miễn dịch sandimmune
  • Thuốc sinh học
  • Thuốc retinoid

6.3 Quang trị liệu

Cách điều trị vảy nến này sử dụng tia cực tím (UV) hoặc ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng mặt trời giúp tiêu hủy các tế bào bạch cầu hoạt động quá mức đang gây hại đến tế bào da và gây ra quá trình phát triển tế bào da quá nhanh. Cả 2 loại tia UVA và UVB có thể giúp ích trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến từ nhẹ đến vừa.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ tốt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

81.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan