Ý nghĩa của xét nghiệm anti Sm trong chẩn đoán Lupus

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là bệnh khá thường gặp trong các bệnh tự miễn, nguyên nhân chủ yếu do cơ thể có những sai lệch về đáp ứng miễn dịch dẫn tới hệ miễn dịch tự chống lại chính các cơ quan trong cơ thể.

1. Xét nghiệm anti-Sm là gì?

Kháng thể anti-Sm là kháng thể gắn kết với ribonucleoprotein có vai trò quan trọng trong thực hành lâm sàng khi kháng trực tiếp 7 protein nhân của tế bào, phức hợp này hình thành liên quan đến quá trình dịch mã của mRNA và hiện diện ở 5 -30% các bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống.

Nhờ vào sự đặc hiệu của kháng thể anti-Sm mà xét nghiệm anti-Sm có ảnh hưởng trong tiêu chuẩn huyết thanh chẩn đoán bệnh Lupus ban đỏ hệ thống.

Xét nghiệm anti-Sm là hệ thống xét nghiệm invitro tự động dựa trên ELISA để xác định lượng kháng thể IgG chống lại protein Sm trong huyết thanh hoặc huyết tương của người bệnh.

2. Ý nghĩa của xét nghiệm anti-Sm trong chẩn đoán Lupus

Xét nghiệm HBeAg
Mẫu xét nghiệm anti-Sm trong chẩn đoán Lupus

Xét nghiệm anti-Sm có độ đặc hiệu khá cao được tìm thấy ở hầu hết những trường hợp mắc phải lupus ban đỏ hệ thống. Mặc dù tỷ lệ dương tính ở các trường hợp mắc bệnh chỉ rơi vào khoảng 20% trong số người mắc bệnh. Nhưng anti-Sm hiến khi nào được tìm thấy ở những bệnh lý miễn dịch khác và chỉ có ở 1% số người khỏe mạnh. Vì vậy, việc xét nghiệm và định lượng anti-Sm rất hữu ích trong việc chẩn đoán xác định bệnh lupus hệ thống.

Tuy nhiên không giống như anti-dsDNA, anti-Sm không tương quan trực tiếp với sự hiện diện của thể lupus gây tổn thương thận và các bằng chứng khoa học cũng cho rằng anti-Sm không có mối liên hệ với các đợt cấp của lupus hoạt động.

3. Chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống dựa vào những yếu tố nào?

Viêm màng phổi và điều trị
Viêm màng phổi là một trong các yếu tố chẩn đoán bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán SLE của Hội bệnh Thấp Hoa kỳ 1997, bệnh Lupus ban đỏ hệ thống được chẩn đoán dựa vào các yếu tố sau:

  • Ban vùng má: Ban đỏ vùng mũi má hình cánh bướm
  • Ban dạng đĩa: Ban đỏ gờ cao, giới hạn rõ có vảy sừng dính chặt khó cậy, dày sừng từng điểm ở nang lông, có teo da
  • Mẫn cảm ánh sáng
  • Loét miệng
  • Viêm khớp: Hai hoặc nhiều khớp ngoại biên sưng, đau, tràn dịch
  • Viêm thanh mạc: Viêm màng phổi, tràn dịch màng phổi, viêm màng tim, tràn dịch màng tim
  • Rối loạn thận: Cặn lắng tế bào, protein niệu trên 500 mg/ ngày
  • Rối loạn hệ thần kinh trung ương: Động kinh hoặc cơn vắng ý thức tâm thần
  • Rối loạn huyết học: Thiếu máu tan huyết có tăng hồng cầu lưới, giảm bạch cầu và tiểu cầu.
  • Rối loạn miễn dịch: Ngoài anti-Sm (+) còn có cả tế bào LE (+), anti-DNA (+)
  • Kháng thể kháng nhân: Ds DNA, SSA và SSB

Nếu có trên 4 tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh nhân sẽ được xác định là mắc bệnh Lupus hệ thống.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: