Đau thắt ngực ổn định: Những điều cần biết

Đau thắt ngực ổn định thường ít đe dọa tính mạng người bệnh, nhưng đó có thể là dấu hiệu cảnh báo về những vấn đề nghiêm trọng hơn như nhồi máu cơ tim. Chính vì thế, việc hiểu rõ về triệu chứng và cách điều trị tình trạng này trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Khoa Ngoại Tim mạch - Lồng ngực, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

1. Tổng quan về đau thắt ngực ổn định

1.1 Đau thắt ngực ổn định là gì?

Đau thắt ngực ổn định xuất hiện khi cơ tim không đủ máu giàu oxy để duy trì hoạt động bình thường. Khi bệnh nhân hoạt động với cường độ cao hoặc làm việc trong tình trạng căng thẳng, tim của họ sẽ đập nhanh và mạnh hơn. Theo thời gian, tình trạng đau thắt ngực có thể dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim và đe doạ tính mạng của bệnh nhân.

Đau thắt ngực ổn định có thể là dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim
Đau thắt ngực ổn định có thể là dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim

1.2 Các mức độ của đau thắt ngực ổn định

Theo Hiệp hội Tim mạch Canada - CCS, đau thắt ngực ổn định được phân thành 4 mức độ, mức độ càng cao thì bệnh tác động càng nhiều đến chất lượng cuộc sống, bệnh nhân càng dễ gặp nguy hiểm:

  • Độ 1: tình trạng đau ngực chỉ xuất hiện khi người bệnh thực hiện hoạt động thể lực rất mạnh, không đau khi thực hiện các hoạt động bình thường.
  • Độ 2: cơn đau xuất hiện khi người bệnh đi thang bộ hơn 1 tầng hoặc đi bộ qua hơn 2 dãy nhà, và giới hạn hoạt động thể lực ở mức bình thường nhẹ.
  • Độ 3: Đau ngực khi đi bộ qua từ 1 đến 2 dãy nhà hoặc leo cầu thang, bệnh nhân được bác sĩ yêu cầu hạn chế các hoạt động thể lực thông thường.
  • Độ 4: Đau ngực xuất hiện ngay cả khi làm các công việc nhẹ, thậm chí cả các hoạt động thể lực bình thường cũng có thể kích thích cơn đau xuất hiện.

2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh

2.1 Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân của đau thắt ngực ổn định liên quan đến sự không cân bằng giữa nhu cầu oxy của cơ tim và khả năng cung cấp máu cho động mạch vành. Cơ thể có thể trải qua sự mất cân bằng này khi động mạch bị hẹp do xơ vữa mạch vành, co thắt động mạch vành, thuyên tắc động mạch vành hay còn gọi là Hội chứng mạch vành cấp (mặc dù hiếm gặp), hoặc do huyết khối mạch máu cấp tính. Các yếu tố như gắng sức, cao huyết áp, hẹp van động mạch chủ, hở van động mạch chủbệnh cơ tim phì đại cũng có thể làm tăng khối lượng công việc của tim và do đó gây đau thắt ngực.

Ngoài ra, các rối loạn như xơ vữa động mạch và không cân bằng tưới máu cơ tim cũng có thể là nguyên nhân của đau thắt ngực, đặc biệt khi cung cấp oxy giảm do thiếu máu trầm trọng hoặc thiếu oxy huyết. Điều này có thể làm tăng hoặc làm nặng thêm đau thắt ngực.

2.2 Các yếu tố nguy cơ gây bệnh

Bên cạnh, một số yếu tố gián tiếp gây nguy cơ đau thắt ngực ổn định bao gồm:

  • Hút thuốc lá: nicotin trong thuốc lá tăng cường sự tích tụ cholesterol trên thành mạch, dẫn đến tình trạng xơ vữa.
Hút thuốc lá một trong những yếu tố nguy cơ gây đau thắt ngực ổn định
Hút thuốc lá một trong những yếu tố nguy cơ gây đau thắt ngực ổn định

  • Bệnh đái tháo đường: người mắc bệnh đái tháo đường thường có nồng độ cholesterol cao, đẩy nhanh tốc độ xơ vữa mạch vành, gây nhồi máu cơ tim.
  • Huyết áp cao: áp lực máu lên thành động mạch tăng,làm tổn thương động mạch và tăng tốc độ xơ cứng.
  • Rối loạn lipid máu: rối loạn mỡ máu làm tăng nồng độ chất béo và cholesterol, tăng nguy cơ đau thắt ngực và đau tim.
  • Tiền sử gia đình: nếu có người thân mắc bệnh động mạch vành hoặc đau tim, nguy cơ mắc đau thắt ngực cũng sẽ tăng cao.
  • Tuổi tác: nam giới trên 45 và phụ nữ trên 55 tuổi có nguy cơ cao mắc đau thắt ngực ổn định.
  • Béo phì: người béo phì có nguy cơ đau thắt ngực và mắc các bệnh tim mạch cao
  • Ít vận động: Thiếu vận động, thiếu tập thể dục tăng khả năng tăng cholesterol, béo phì, và huyết áp cao.
  • Căng thẳng, stress: stress có thể làm tăng huyết áp và nguy cơ đau thắt ngực ổn định.

3. Triệu chứng đau thắt ngực ổn định

Khi trải qua đau thắt ngực ổn định, người bệnh sẽ cảm thấy đau tại khu vực lồng ngực, giống như bị bóp chặt hoặc đè nén. Đau có thể lan tỏa từ ngực đến cổ, cánh tay và vai.

Ngoài ra, ngoài đau thắt ngực, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, và vã mồ hôi lạnh. Các cơn đau thường chỉ xuất hiện khi người bệnh đang gắng sức làm một công việc nào đó. Những triệu chứng đau thắt ngực thường chỉ kéo dài tạm thời, khoảng 15 phút, và giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc điều trị.

Các đau thắt ngực thường xuất hiện khi bệnh nhân đang gắng sức
Các đau thắt ngực thường xuất hiện khi bệnh nhân đang gắng sức

4. Phương pháp chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán đau thắt ngực ổn định, ngoài việc khám tổng quát về sức khoẻ và tìm hiểu các triệu chứng bệnh nhân cung cấp, bác sĩ sẽ tiến hành một loạt các phương pháp chẩn đoán để đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Các phương pháp chẩn đoán bao gồm:

  • Điện tâm đồ (ECG): Kiểm tra điện tim để xác định các bất thường về nhịp tim, cơ tim, mạch máu tim.
  • X-quang ngực: Hình ảnh về tim và phổi, có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân và biến chứng của đau thắt ngực.
  • Xét nghiệm máu: Phát hiện các chất phóng thích khi cơ tim bị tổn thương hoặc bị hại tử thông qua các xét nghiệm máu men tim.
  • Siêu âm tim: Đánh giá cấu trúc và chức năng cơ tim
  • Nghiệm pháp gắng sức: Sử dụng các hoạt động như đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe tại chỗ để theo dõi hoạt động của tim khi gắng sức và phát hiện các dấu hiệu của thiếu máu cơ tim.
  • Chụp CT mạch vành: Xem xét động mạch vành để phát hiện các vấn đề như hẹp mạch vành, dị dạng mạch vành
  • Chụp cộng hưởng từ tim (MRI): Cung cấp hình ảnh chi tiết về cấu trúc và chức năng của tim, đồng thời kiểm tra mức độ xơ hóa cơ tim và sẹo cơ tim.
  • Chụp mạch vành qua da là một phương pháp chẩn đoán trong đó sử dụng hình ảnh tia X để kiểm tra trực tiếp bên trong các mạch máu tim. Phương pháp này được coi là tiêu chuẩn vàng trong việc chẩn đoán bệnh mạch vành, một nguyên nhân phổ biến gây ra đau thắt ngực. Quá trình này giúp bác sĩ xác định mức độ hẹp của các động mạch vành và đánh giá tình trạng chung của hệ thống mạch máu tim, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến sự cản trở lưu thông máu ở cơ tim.

5. Nên làm gì khi bị đau thắt ngực ổn định?

Đau thắt ngực ổn định xuất hiện khi cơ tim đang thiếu máu, do đó, người bệnh cần ngay lập tức thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Nghỉ ngơi ngay lập tức, dừng mọi hoạt động hiện tại, nằm nghỉ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, đầu gối nâng cao, nới lỏng quần áo và giữ ấm cho cơ thể.
  • Bước 2: Có thể giảm cơn đau bằng cách tiếp tục sử dụng thuốc giãn mạch.
  • Bước 3: Nếu sau khi sử dụng thuốc giãn mạch được 20 phút mà các cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh cần đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức, để tránh nguy cơ nhồi máu cơ tim.

6. Điều trị và phòng ngừa các đau thắt ngực ổn định

Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng phương pháp, đau thắt ngực ổn định có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, bao gồm suy tim, nhồi máu cơ tim, và đột quỵ.

6.1 Phương pháp điều trị nội khoa:

5. Làm gì khi bị đau thắt ngực ổn định?

Các loại thuốc được chỉ định với mục đích làm giãn động mạch vành, cải thiện lưu lượng máu tới cơ tim, và giảm gánh nặng cho tim.

Ảnh minh hoạ - Sử dụng thuốc giãn động mạch vành có thể cải thiện lưu lượng máu và giảm gánh nặng cho tim
Ảnh minh hoạ - Sử dụng thuốc giãn động mạch vành có thể cải thiện lưu lượng máu và giảm gánh nặng cho tim

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý gây nguy cơ tim mạch, bao gồm thuốc giảm mỡ máu, thuốc hạ huyết áp, và thuốc chống đông máu.

6.2 Phòng ngừa đau thắt ngực ổn định:

Song song với việc sử dụng thuốc điều trị, để phòng ngừa đau thắt ngực ổn định, mọi người có thể áp dụng những thói quen sống lành mạnh sau:

  • Điều chỉnh thói quen sinh hoạt: tạo ra môi trường sống và làm việc phù hợp, đảm bảo thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Hạn chế các thói quen độc hại: ngừng sử dụng thuốc lá, hạn chế tiêu thụ rượu, bia, cà phê và các chất kích thích khác.
  • Kiểm soát các chỉ số sức khỏe: theo dõi và duy trì huyết áp, cân nặng, mức mỡ máu và đường huyết ở mức ổn định.
  • Chế độ dinh dưỡng cân đối: Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh và trái cây tươi, hạn chế thực phẩm giàu chất béo và đường.
  • Tập thể dục thường xuyên: Thực hiện hoạt động thể dục, thể thao mỗi ngày khoảng 30 phút với các môn nhẹ nhàng và phù hợp với thể lực cá nhân.
  • Quản lý tâm lý: Tránh stress, lo lắng và căng thẳng; duy trì giấc ngủ đều đặn và đủ giấc.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Khi xuất hiện các dấu hiệu của đau thắt ngực ổn định, người bệnh cần đến bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp can thiệp phù hợp.
Tập thể dục thường xuyên là một trong những cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Tập thể dục thường xuyên là một trong những cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là lựa chọn hàng đầu để kiểm tra và điều trị các vấn đề về tim mạch nói chung và bệnh đau thắt ngực ổn định nói riêng. Đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp và có kinh nghiệm sẽ sử dụng các phương pháp hiện đại và thiết bị tiên tiến để đảm bảo chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả nhất.

Tại đây, đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm, được đào tạo bài bản sẽ khám, chẩn đoán, tư vấn cho người bệnh bằng những phương pháp tiên tiến, hiện đại; thiết bị công nghệ hiện đại, tiên tiến, đảm bảo cho kết quả chính xác nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan