Tế bào lympho B: Những điều cần biết

Tế bào lympho B và lympho T đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Các tế bào này được tạo ra trong tủy xương và lưu hành trong máu, mô bạch huyết. Các tế bào này phối hợp với nhau để bảo vệ cơ thể chống lại các sinh vật lạ, như vi khuẩn, virus và tế bào ung thư.

1. Tế bào lympho B trưởng thành ở đâu?

Tế bào lympho B trưởng thành trong tủy xương và sau đó di chuyển đến các hạch bạch huyết. Tế bào lympho B trở thành tế bào plasma hoặc tế bào nhớ khi các kháng nguyên lạ kích hoạt chúng. Hầu hết các tế bào lympho B trở thành tế bào plasma để sản xuất kháng thể, chỉ một số còn lại là các tế bào nhớ.

Các tế bào plasma tạo ra protein có kích thước lớn gọi là immunoglobulin. Những kháng thể này đóng vai trò là đánh dấu sinh vật lạ xâm nhập vào cơ thể và kéo các kháng thể khác trong dòng máu đến vị trí đã được đánh dấu để tiêu diệt sinh vật gây nhiễm trùng.

2. Tế bào lympho B và quá trình biệt hoá

Tế bào lympho B non (naive B-cell) lưu thông trong máu và thường kết thúc ở lách hoặc các hạch bạch huyết. Nó được kích hoạt bởi một kháng nguyên, có thể là bất kỳ chất nào lạ với cơ thể, chẳng hạn như mảnh virus. Tế bào lympho B bắt đầu biến đổi thành tế bào B huyết tương, có nhiệm vụ sản xuất hàng loạt các kháng thể (10.000 kháng thể mỗi giây) phù hợp với tác nhân xâm nhập.

Mỗi tế bào lympho B huyết tương tạo ra kháng thể chỉ với một kháng nguyên. Hàng triệu tế bào lympho B trong cơ thể chúng ta chống lại nhiều loại nhiễm trùng khác nhau. Trong suốt vòng đời của một tế bào lympho B, nó tạo ra các kháng thể này.

Tế bào lympho B
Tế bào lympho B có tuổi thọ rất cao trong tủy xương khi được kích hoạt trở thành tế bào nhớ

Một số tế bào lympho B được kích hoạt trở thành tế bào nhớ, có tuổi thọ rất cao trong tủy xương, hạch bạch huyết và lá lách. Các tế bào này nhớ kháng nguyên đã gặp phải trước đây từ các chất lạ xâm nhập vào cơ thể và sẵn sàng phản hồi nhanh nếu gặp lại. Đây là những tế bào giúp cho cơ thể có khả năng miễn dịch lâu dài với những nguồn truyền bệnh khác nhau.

Khi bạn được chủng ngừa, vắc-xin chứa các kháng nguyên kích thích các tế bào B tạo ra các kháng thể, sau đó sẽ tấn công loại virus hoặc vi khuẩn mà bạn đã được chủng ngừa. Nguyên lý cơ bản của việc tiêm vắc-xin là bắt chước những gì đang xảy ra trong cơ thể khi bạn bị nhiễm trùng, nhưng nó rất an toàn và không khiến cho cơ thể mắc bệnh. Do các tế bào lympho B có trí nhớ dài hạn nên chúng có thể tạo ra các kháng thể chống lại những vi trùng đó trong nhiều tháng năm sau này.

3. Mục đích của xét nghiệm tế bào lympho B

Xét nghiệm tế bào lympho B có thể được thực hiện nếu bạn có các triệu chứng của bệnh làm suy yếu hệ thống miễn dịch hoặc máu và tủy xương. Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Số lượng tế bào bạch cầu thấp;
  • Các vấn đề về tuyến giáp;
  • Suy gan;
  • Sưng hạch bạch huyết;
  • Nhiễm trùng tái phát hoặc bất thường.
Hạch bạch huyết
Nên xét nghiệm tế bào lympho B khi sưng hạch bạch huyết

4. Kết quả xét nghiệm tế bào lympho B

Hệ thống miễn dịch của bạn rất phức tạp và số lượng tế bào bất thường có thể chỉ ra một loạt các rối loạn.

Các bệnh và rối loạn phổ biến liên quan đến tăng tế bào lympho B bao gồm:

Mức độ giảm của các tế bào lympho B thường liên quan đến:

  • Bẩm sinh hoặc di truyền, rối loạn suy giảm miễn dịch;
  • Một số bệnh ung thư;
  • Một số bệnh ung thư trong các tế bào bạch huyết;
  • Suy giảm miễn dịch mắc phải, chẳng hạn như HIV hoặc AIDS.

Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Tóm lại, tế bào lympho gồm có 2 loại chính đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể, đó là tế bào lympho B và lympho T. Tế bào lympho B trưởng thành trong tủy xương, chịu trách nhiệm về miễn dịch qua trung gian kháng thể. Phản ứng qua trung gian tế bào bắt đầu khi mầm bệnh bị phát hiện bởi một tế bào trình diện kháng nguyên (đại thực bào). Sau khi vi khuẩn bị phá vỡ bởi các enzyme trong tiêu thể (lysosome), các mảnh kháng nguyên được gắn với các phân tử MHC trên bề mặt đại thực bào.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

83.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan