Xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể để làm gì?

Xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể là các xét nghiệm cần thiết trong quá trình khám và kiểm tra sức khỏe định cho bản thân. Nhưng không phải ai cũng biết xét nghiệm này là gì và có ý nghĩa vai trò như thế nào trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh.

1. Kháng nguyên, kháng thể là gì?

Kháng thể là các protein nhỏ lưu thông trong máu, là một phần trong hệ thống miễn dịch và có thể gọi là globulin miễn dịch. Kháng thể được sản xuất bởi các tế bào lympho B hay còn gọi là tế bào bạch cầu. Các kháng thể gắn vào protein và các hóa chất khác nhau mà chúng nhận ra là có nguồn gốc từ bên ngoài vào trong cơ thể. Các protein bên ngoài và hóa chất mà kháng thể gắn lại được gọi là kháng nguyên.

2. Xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể để làm gì?

Bởi vậy xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể nhằm chẩn đoán các bệnh tự miễn hệ thống. các kháng thể khác nhau cáo thể được phát hiện và đo lường trong xét nghiệm máu, đôi khi trong các mẫu xét nghiệm khác như nước bọt. Kết quả xét nghiệm kháng thể có thể giúp chẩn đoán một loại bệnh cụ thể mà chúng ta mắc phải. Nếu xét nghiệm dương tính với kháng thể đặc biệt chứng tỏ bạn đã bị một bệnh nhất định. Tuy nhiên không phải lúc nào kết quả xét nghiệm cũng chắc chắn. Bên cạnh đó, xét nghiệm kháng thể được thực hiện vì nhiều lý do khác nhau đê kết hợp chẩn đoán bệnh.

Trong khi đó một số xét nghiệm có thể xác định các kháng nguyên trên bề mặt của một số vi khuẩn và một số mầm bệnh khác. Các xét nghiệm này có thể phát hiện một bệnh lây nhiễm nhanh hơn mà không cần phải cấy hoặc soi dưới kính hiển vi.

Xét nghiệm kháng nguyên để chẩn đoán bệnh tự miễn
Xét nghiệm kháng nguyên để chẩn đoán các bệnh tự miễn hệ thống

3. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể?

Xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể được bác sĩ chỉ định khi nghi ngờ bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh tự miễn hệ thống. Cụ thể những người này sẽ có dấu hiệu như:

  • Mệt mỏi kéo dài;
  • Sốt nhẹ;
  • Đau giống viêm khớp ở một hay nhiều khớp;
  • Ban đỏ (trong bệnh lupus, ban đỏ dạng cánh bướm trên mặt);
  • Da nhạy cảm với ánh sáng;
  • Rụng tóc;
  • Đau cơ;
  • Tê hay châm chích ở bàn tay hay bàn chân;
  • Viêm và tổn thương nhiều cơ quan và mô, bao gồm thận, phổi, tim, nội tâm mạc, hệ thần kinh trung ương, và các mạch máu.

Bên cạnh đó để chẩn đoán các bệnh như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, viêm đa cơ, xơ cứng bì, hội chứng Sjogren, xét nghiệm kháng nguyên kháng thể cũng sẽ được hiện để chẩn đoán chính xác nhất bệnh.

4. Các xét nghiệm kháng nguyên kháng thể thường gặp

Xét nghiệm kháng nguyên kháng thể hay xét nghiệm miễn dịch được áp dụng rộng rãi trong y khoa để tăng hiệu quả chẩn đoán, điều trị theo dõi sức khỏe. Có thể nhắc đến một số xét nghiệm miễn dịch thường gặp như:

  1. Xét nghiệm tầm soát ung thư tiêu hóa
  2. Xét nghiệm kháng nguyên dị ứng phát hiện các kháng thể của cơ thể chống lại các dị ứng nguyên như phấn hoa hay thực phẩm.
  3. Xét nghiệm phát hiện mầm bệnh như các loại virus như viêm gan B, C, HIV hay HPV, phát hiện vi khuẩn Streptococcus
  4. Chẩn đoán nhồi máu cơ tim, thuyên tắc mạch, xét nghiệm miễn dịch có vai trò phát hiện protein đặc biệt tăng khi người bệnh nhồi máu cơ tim hay thuyên tắc mạch
  5. Xét nghiệm nước tiểu phát hiện nhanh đường, máu, protein hay tế bào viêm trong nước tiểu, phát hiện bệnh đái tháo đường, nhiễm trùng đường tiểu, suy thận...
  6. Xét nghiệm nhanh các loại thuốc như thuốc gây ảo giác như cần sa, thuốc lắc và cocain có trong máu.
  7. Xét nghiệm xác định nhóm máu
Xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể được áp dụng rộng rãi
Xét nghiệm miễn dịch được áp dụng rộng rãi trong y khoa

5. Một số lưu ý cần biết trước khi xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể

  • Các loại thuốc sau có thể gây ra dương tính giả đối với kết quả xét nghiệm kháng nguyên kháng thể: aminosalicylic acid, chlorprothixene, chlorothiazides, griseofulvin, hydralazine, penicillin, phenylbutazone, phenytoin sodium, procainamide, streptomycin, sulfonamides, và tetracyclines.
  • Các thuốc chứa Steroid có thể gây âm tính giả với kết quả xét nghiệm
  • Xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể không dùng để đánh dấu hay theo dõi tiến triển lâm sàng của bệnh lupus ban đỏ hệ thống
  • Một số tình trạng nhiễm trùng, viêm gan tự miễn, xơ gan tắc mật ... có thể cho kết quả xét nghiệm dương tính
  • Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện đúng chỉ định, các quy tắc xét nghiệm kháng nguyên kháng thể

Để xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể, bạn không cần phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm được đánh giá là bình thường khi âm tính ở hiệu giá 1:40. Kết quả bất thường khi hiệu giá tăng có thể bạn đã mắc một trong số các bệnh sau:

Kết quả xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể cần được bác sĩ đọc và tư vấn cụ thể giúp bạn có định hướng điều trị đúng cách và kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ , hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

71.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: