Giảm bạch cầu khi hóa trị ung thư: Ăn thế nào để tránh nhiễm trùng?

Bệnh nhân ung thư thường được điều trị bằng phương pháp hóa trị liệu. Đây là một phương pháp giúp tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển trong cơ thể. Tuy nhiên, phương pháp này dẫn đến hậu quả là giảm bạch cầu do đó dẫn đến dễ nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư. Vậy ung thư ăn gì tránh nhiễm trùng? là câu hỏi mà nhiều người bệnh quan tâm đến.

1. Giảm bạch cầu là gì?

Giảm bạch cầu là một bệnh về máu biểu hiện là sự giảm số lượng tế bào bạch cầu trong máu. Những tế bào này có vai trò rất quan trọng giúp bảo vệ khỏi sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh.

Giảm bạch cầu khi hóa trị ung thư là hệ quả thường gặp khi hóa trị liệu và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư.

2. Nguyên nhân gây giảm bạch khi hóa trị ung thư

Trong quá trình trị liệu, bệnh nhân phải sử dụng các loại thuốc có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, chúng còn có thể tiêu diệt cả tế bào khỏe mạnh bình thường trong đó có tế bào bạch cầu.

Ngoài ra, các hóa chất này cũng tác động lên tế bào tủy xương làm tổn thương các tế bào này. Khi tế bào tủy xương bị tổn thương sẽ làm giảm khả năng sinh các tế bào máu trong đó có bạch cầu. Lúc này hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm nên rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư.

3. Nhận biết giảm bạch cầu bằng cách nào?

Bệnh nhân giảm bạch cầu hạt có thể có triệu chứng mệt mỏi. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào. Bệnh nhân thường phát hiện bệnh qua khám sức khỏe định kỳ hoặc khi có tình trạng nhiễm trùng. Do đó, mọi người cần đi khám sức khỏe thường xuyên và làm xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng của cơ thể.

Ở những bệnh nhân giảm bạch cầu khi hóa trị ung thư, khi có một nhiễm trùng nhẹ cũng cần phải cẩn thận. Nó rất dễ trở nên trầm trọng, gây nguy hiểm tới tính mạng.

Sợ ung thư tái phát xảy ra ở người bệnh sống sót sau ung thư
Giảm bạch cầu khi hóa trị ung thư làm tăng nguy cơ nhiễm trùng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng

4. Những người có khả năng cao bị giảm bạch cầu hạt

Những người có nguy cơ bị giảm bạch cầu gồm:

  • Những người từ trên 70 tuổi
  • Những người mắc một số bệnh lý gây suy giảm miễn dịch như: HIV/AIDS, ghép tạng...

Sau khi hóa trị khoảng từ 7 đến 12 ngày người bệnh sẽ bắt đầu giảm bạch cầu hạt trung tính. Thời gian này có thể thay đổi tùy vào liều thuốc hóa trị và thể trạng của từng người. Bác sĩ sẽ cho người bệnh biết về khả năng giảm bạch cầu khi hóa trị ung thư mà họ có thể mắc phải. Người bệnh cần chú ý các triệu chứng và báo cho bác sĩ khi phát hiện ra.

5. Triệu chứng lâm sàng của nhiễm trùng

Ở những bệnh nhân giảm bạch cầu hạt, khi có một nhiễm trùng nhẹ cũng cần phải cẩn thận. Nó rất dễ trở nên trầm trọng, gây nguy hiểm tới tính mạng. Người bệnh giảm bạch cầu thường có một số triệu chứng sau:

  • Sốt trên 38 độ C
  • Ớn lạnh hoặc đổ mồ hôi.
  • Đau họng hoặc đau miệng, buồn nôn và nôn.
  • Nghẹt mũi, khó thở.
  • Có biểu hiện đau khi đi tiểu, đi tiểu nhiều.
  • Thay đổi tiết dịch âm đạo, âm đạo khô rát.
  • Có triệu chứng sưng, đỏ, đau ở các vết thương
  • Đau bụng, tiêu chảy, đau trực tràng.

6. Một số biện pháp giúp hạn ngăn chặn nhiễm trùng

Ngoài việc điều trị các triệu chứng của bệnh thì việc phòng nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư có vai trò rất quan trọng.

  • Vệ sinh chân tay sạch sẽ.
  • Hạn chế đến những nơi đông người, nếu nhất định phải đến thì cần đeo khẩu trang. Hạn chế việc tiếp xúc với những người bị bệnh nhiễm trùng nếu không cần thiết.
  • Không sử dụng đồ dùng sinh hoạt cá nhân với người khác.
  • Vệ sinh cá nhân hằng ngày.
  • Mối khi làm việc nên mặc quần áo bảo hộ.
  • Sử dụng bàn chải mềm để đánh răng để tránh loét miệng, loét lợi.
  • Vệ sinh nhà ở, môi trường xung quanh sạch sẽ.
  • Thực hiện tiêm phòng cúm trước mỗi mùa dịch.
Người ung thư nên kiêng ăn gì
Cần vệ sinh sạch sẽ và ăn uống khoa học để tránh nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư

7. Ung thư ăn gì tránh nhiễm trùng?

Bệnh nhân ung thư rất dễ bị nhiễm trùng. Do đó, họ cần có chế độ ăn uống đặc biệt để hạn chế tình trạng nhiễm trùng.

  • Không sử dụng các loại thực phẩm ôi thiu, hết hạn sử dụng, nấm mốc.
  • Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, không nên bảo quản quá lâu, nên dùng đồ ăn tươi sống.
  • Thực phẩm sau khi bỏ ra khỏi tủ và rã đông cần được chế biến ngay.
  • Đồ ăn sau khi chế biến chín cần được cất tủ ngay trong vòng 2 giờ và bảo quản tối đa là 24 giờ
  • Nên ăn đồ ăn khi còn ấm.
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi
  • Nên lựa chọn các sản phẩm được đóng gói thành các gói nhỏ để dùng trong thời gian dài, tránh mốc.
  • Không ăn rau sống, buffer, salad

Với những chia sẻ trên, hy vọng đã giải đáp được những băn khoăn của bạn đọc về giảm bạch cầu khi hóa trị ung thư. Ngoài ra, còn giúp bạn đọc biết thêm về ung thư ăn gì tránh nhiễm trùng. Qua đó người bệnh có thể đưa ra chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bản thân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan