Rủi ro về sức khỏe của thuốc lá điện tử, thuốc lá không khói

Năm 2019 chứng kiến một đợt bùng phát của các trường hợp bị ghi nhận mắc phải những bệnh lý phổi nghiêm trọng có liên quan đến việc sử dụng các thiết bị thuốc lá điện tử. Nguyên do cụ thể của đợt “dịch” này vẫn chưa được xác định, không rõ là do dịch lỏng chứa nicotin trong thuốc lá điện tử hay tetrahydrocannabinol (THC) - Chất kích thích thần kinh chính của cần sa- hay không và liệu những sản phẩm độc hại này được mua bán ngay trên đường phố hay trong những cửa hàng bán lẻ.

1. Thuốc lá điện tử hay "vaping"

Thuốc lá điện tử có rất nhiều tên gọi, và rất đa dạng trong hình thức, từ giống thuốc lá truyền thống, cây bút đến cái USB, một số sử dụng pin, một số khác sạc bằng điện.

Thuốc lá điện tử không đốt sợi thuốc, mà thay vào đó chúng có các khoang nhỏ chứa đầy dịch lỏng, với thành phần là chất tạo hương, nicotin, tetrahydrocannabinol (THC), hoặc dầu cannabinoid (CBD) và các hoá chất khác. Dịch lỏng này bị đốt nóng hóa hơi mà người dùng hút vào, đây cũng là lý do thuốc lá điện tử hay được gọi là vaping – điếu hơi.

Mặc dù đa dạng về chủng loại và nồng độ chất độc tuỳ theo nhãn hiệu và thiết bị, nhưng tất cả các thiết bị thuốc lá điện tử đều chứa chất gây hại. Thuốc lá điện tử chỉ mới xuất hiện trên thị trường Hoa Kỳ từ năm 2016, vì vậy các nghiên cứu về rủi ro về lâu về dài của sản phẩm này vẫn bị giới hạn.

Chính vì vậy, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã thực hiện các biện pháp ban đầu để kiểm soát những sản phẩm này vào năm 2016, nhưng các quy định về thành phần dịch lỏng trong thuốc lá điện tử và thiết bị vẫn có phần hạn chế.

Tính đến tháng 9 năm 2019, đã có hơn 800 ca bệnh phổi nghiêm trọng được ghi nhận, với 12 người tử vong ở Hoa Kỳ. Tất cả những bệnh nhân này đều có điểm chung là đã từng sử dụng thuốc lá điện tử, tuy vậy, vẫn chưa có mối liên hệ nào với một thiết bị hay dịch lỏng trong thuốc lá điện tử cụ thể được xác nhận. Các báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Hoa Kỳ) cho đến nay chỉ ra rằng hầu hết bệnh nhân từ sử dụng sản phẩm có chứa THC, nhưng nhiều người khác cũng từng sử dụng nicotine. Một số trong những bệnh nhân không may này chỉ sử dụng thuốc lá điện tử có chứa nicotin.

Thuốc lá điện tử
Thuốc lá điện tử chứa nhiều rủi ro về sức khỏe

Cũng vì chưa chỉ ra được sản phẩm hay thành phần cụ thể gây bệnh, nên Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Hoa Kỳ) và Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến cáo người dân ngừng sử dụng các sản phẩm này. Trong trường hợp bạn mắc phải bất kỳ triệu chứng nào như ho, khó thở, đau ngực, mệt mỏi hay đau bụng, hãy đi khám bác sĩ ngay.

Nhiều người chuyển sang sử dụng thuốc lá điện tử như một biện pháp để cai thuốc lá, và cũng có một số ít bằng chứng cho thấy biện pháp thực sự có hiệu quả. Mặc dù vậy, thuốc lá điện tử không bao giờ được xem xét như biện pháp để cai thuốc mà người dùng nghĩ đến đầu tiên, cũng do những nguy cơ và mức độ bùng phát của bệnh phổi nguy hiểm gần đây, bạn nên tránh sử dụng thuốc lá điện tử, ít nhất là trong thời điểm này.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chưa đồng ý chấp thuận thuốc lá điện tử là một biện pháp cai thuốc lá. Giới chuyên môn và FDA khuyến cáo người dùng nên áp dụng các phương pháp cai thuốc đã được chứng minh lâm sàng. Nếu bạn từng sử dụng thuốc lá điện tử, đừng nên quay lại dùng thuốc lá truyền thống thay vì sử dụng thuốc lá điện tử mà hãy chọn các biện pháp như miếng dán nicotine, kẹo cao su, viên ngậm và thuốc xịt mũi.

2. Thuốc lá không khói

Các sản phẩm thuốc lá không khói có rất nhiều tên gọi và đa dạng về chủng loại, chúng chứa sợi thuốc lá hoặc hỗn hợp thuốc lá.

Thuốc lá nhai, bao gồm các dạng:

  • Lá rời
  • Sợi thuốc nén lại với nhau, hay gọi là bánh thuốc lá
  • Sợi thuốc bị xoắn lại với nhau hình dây thừng, thường gọi là cuộn thuốc lá

Thuốc lá nhai được ngậm giữa phần má và lợi, thường thì người dùng sẽ nhổ nước thuốc, nhưng người dùng lâu ngày thường nuốt một phần nước thuốc lá này.

Thuốc lá hít. Loại thuốc lá này dưới dạng bột khô hoặc ướt được nghiền mịn, cũng có một số nhãn hiệu được đóng gói dưới dạng túi xài ngay.

Người ta thường hít hoặc nuốt bột thuốc lá khô, hoặc có cách dùng khác, là nhét bột khô vào giữa lợi và môi hoặc má trong, rồi để bột từ từ tan ra.

Snus là loại thuốc lá ngậm có xuất xứ từ Thụy Điển, thường thì nhà sản xuất sẽ đóng gói bột ẩm trong một cái túi, người dùng ngậm thuốc bên má trong để thuốc từ từ tan, túi bọc sau đó sẽ được vứt đi. Các công ty thuốc lá thường tiếp thị snus cho những người hút thuốc vì nó được cho phép sử dụng ở những khu vực không khói thuốc, nhưng những nhà hoạt động vì sức khỏe cộng đồng quan ngại rằng snus chẳng làm gì để giảm số người dùng thuốc lá cả.

Thuốc lá tan là thuốc lá dạng bột nén, nó có dạng như viên kẹo cứng nhỏ tan trong miệng.

Thuốc lá không khói Snus
Thuốc lá không khói có chứa sợi thuốc lá hoặc hỗn hợp thuốc lá.

3. Hiểm nguy từ các sản phẩm thuốc lá không khói

Sử dụng thuốc lá không khói về lâu dài góp phần gây các căn bệnh nguy hiểm, kể cả ung thư và bệnh lý tim mạch.

Một số sản phẩm thuốc lá không khói chứa lượng nicotin gấp 3 đến 4 lần thuốc lá thông thường, không chỉ vậy, các sản phẩm này có các thành phần tăng nguy cơ ung thư khoang miệng và vòng họng.

Thuốc lá dạng nhai có thể gây mảng bám trắng – còn gọi là bạch sản niêm - leukoplakia – bám trên lợi, lưỡi hoặc niêm mạc miệng. Phần lớn bạch sản niêm lành tính, nhưng cũng có trường hợp chúng là dấu hiệu sớm của ung thư. Các ổ ung thư khoang miệng thường xuất hiện ngay gần mảng bạch sản niêm. Ngoài ra, thuốc lá không khói còn gây các vấn đề răng miệng và bệnh về lợi, cũng như sâu răng.

Nhiều người khăng khăng rằng những sản phẩm này ít gây hại hơn thuốc lá truyền thống và có tác dụng trong việc hỗ trợ cai thuốc, nhưng những biện pháp thay thế này chưa được chứng minh lâm sàng. Xin nhớ rằng FDA vẫn chưa đồng ý coi các sản phẩm thuốc lá không khói là biện pháp cai thuốc lá.

4. Shisha – hay còn gọi là water pipes

Một sản phẩm thay thế thuốc lá phổ biến khác là Shisha, hay hookahs như một số người hay gọi. Trên thế giới, shisha có lịch sử hàng thế kỉ, đặc biệt ở Trung Đông, Châu Á và Châu Phi.

Shisha hiện đại thường gồm 4 bộ phận chính:

  • Một chén đặt trên cùng, chứa hỗn hợp thuốc lá và chất làm ngọt
  • Một bình rộng chứa nước
  • Một ống nối chén đựng thuốc và bình nước
  • Một ống cao su gắn vào ống ngậm, cũng là vị trí người dùng “rít” khói
Shisha – hay còn gọi là water pipes
Shisha được sử dụng phổ biến trong giới sinh viên và người trẻ tại Hoa Kỳ.

Các nhà sản xuất chia nhỏ hỗn hợp thuốc lá trong gói để bán với hương vị rất đa dạng. Cũng có người dùng shisha một mình, nhưng thường thì rất đông người cùng hút, cũng như dùng chung một ống ngậm.

Ở Hoa Kỳ, shisha đặc biệt phổ biến trong giới sinh viên và người trẻ. Niềm tin vô căn về sự an toàn của shisha làm nó trở thành xu hướng, người ta cho rằng nước lọc làm khói thuốc an toàn hơn, nhưng chẳng có bằng chứng xác thực nào cả.

5. Nguy cơ tiềm ẩn

Shisha mang lại cho người dùng những nguy cơ như:

Người dùng phơi nhiễm với chất độc y như với thuốc lá truyền thống, nhưng ở lượng cao hơn nhiều như carbon monoxide, kim loại nặng và hóa chất gây ung thư, đặc biệt là:

Các nguy cơ bệnh lý khác bao gồm:

  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh lý đường hô hấp như khí phế thũng, gây khó thở

Chưa kể đến thời gian dùng shisha thường kéo dài đến 1 giờ đồng hồ, càng góp phần làm người dùng phơi nhiễm với nhiều chất độc hại hơn.

Nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm. Sử dụng chung ống ngậm giữa nhiều người tăng nguy cơ lây truyền bệnh và các virus nguy hiểm, nhất là khi người ta không làm sạch ống ngậm cẩn thận.

Nghiện nicotin. Sợi thuốc dùng trong shisha và thuốc lá truyền thống chứa lượng nicotin cao như nhau, và ai cũng biết khả năng gây nghiện của nicotin cao thế nào.

Hút thuốc lá là nguy cơ hàng đầu gây bệnh lý và tử vong sớm ở Hoa Kỳ. Mặc dù số người hút thuốc lá đang giảm từ từ, nhưng những sản phẩm thay thế lại đang được sử dụng ngày càng phổ biến hơn. Một trong số những sản phẩm này là:

  • Thuốc lá điện tử hay còn gọi là "vaping"
  • Thuốc lá không khói
  • Shisha

Những sản phẩm này rất phong phú về kiểu dáng, kích thước và mùi vị.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết tham khảo nguồn: cancer.net

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan