Các tác dụng của củ sen

Trong chúng ta không ai là không biết đến cây sen và nhiều người còn biết rõ những tác dụng mà nó mang lại cho sức khỏe con người. Hoa dùng để trang trí, lá, hạt dùng làm thuốc hoặc nấu chè, thân dùng chế biến món ăn. Vậy tác dụng của củ sen trong việc chữa bệnh là gì?

1. Đặc điểm của củ sen

Sen là loại cây thân rễ, thân thảo sống lâu năm, thường mọc cao đến 150 cm, tán ngang 3 mét. Rễ dài, hơi tròn từ màu trắng đến nâu đỏ. Những chiếc lá lớn nổi trên mặt nước. Các lá có tính thấm nước, hình cầu, lõm hình chén với đường kính 60cm. Thân cây dày, mang hoa cao vài cm trên mặt nước. Hoa lưỡng tính, hình elip thuôn dài đến hình trứng, đường kính khoảng 10-25 cm và có mùi thơm dịu. Cánh hoa màu trắng đến hồng và nhiều. Hoa nở vào buổi sáng và khép lại vào buổi tối. Quả giống như quả hạch, hình trứng thuôn dài, màu nâu, nhẵn với kích thước 1,0 - 2,0 × 7 - 1,5 cm. Quả có hạt màu đen, cứng và hình trứng.

Củ sen có tên gọi theo Đông Y là liên ngẫu, chính là phần rễ của cây sen, nằm phía dưới lớp bùn. Nó có tên khoa học là Rhizoma Nelumbinis.

2. Các tác dụng của củ sen

Tất cả các bộ phận của cây Sen đều có thể ăn được và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Củ sen được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau và làm gia vị cho món ăn. Nó được cấu tạo với một số vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng. Do giàu Vitamin C, nó có lợi cho cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Lượng kali dồi dào giúp giảm mệt mỏi, các vấn đề về tim, cáu kỉnh và huyết áp cao. Các khoáng chất như sắt hỗ trợ sản xuất các tế bào hồng cầu.

2.1. Lưu thông máu

Tác dụng của củ sen là thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp tăng cường oxy hóa các cơ quan và cũng tăng các chức năng và mức năng lượng. Sự hiện diện của đồng và sắt với số lượng có ý nghĩa hỗ trợ sản xuất các tế bào hồng cầu, giảm nguy cơ thiếu máu, tăng lưu lượng máu cũng như sức sống.

tác dụng của củ sen
Tác dụng của củ sen là thúc đẩy tuần hoàn máu

2.2. Kiểm soát huyết áp và tăng cường dòng chảy của máu

Củ sen chứa một lượng đáng kể kali giúp duy trì sự cân bằng của chất lỏng và ngăn ngừa tác động của natri trong máu. Kali hoạt động như một chất giãn mạch giúp thư giãn các mạch máu, giảm độ cứng và co lại, tăng lưu lượng máu và giảm căng thẳng cho hệ thống tim mạch. Kali rất quan trọng cho hoạt động thần kinh, vận chuyển máu và chất lỏng đến não.

2.3. Giảm táo bón

Củ sen chứa nhiều chất xơ giúp tăng lượng phân và dễ đi tiêu. Điều này có thể làm giảm táo bón, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng qua đường tiêu hóa và bài tiết dịch vị, kích thích nhu động ở cơ ruột và dễ đi tiêu.

2.4. Hoạt động chống oxy hóa

Trung bình cứ 100 gam củ sen lại cung cấp lên tới 73% nhu cầu Vitamin C cho cơ thể bạn mỗi ngày. Như chúng ta đã biết Vitamin C là một chất chống oxy hóa được tìm thấy với số lượng lớn. Nó rất quan trọng cho sự hình thành collagen; duy trì sức mạnh và tính toàn vẹn trong các cơ quan, mạch và da. Nó tăng cường các chức năng miễn dịch. Ngoài ra, Vitamin C loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể dẫn đến các tình trạng sức khỏe như bệnh tim và ung thư.

2.5. Ngăn ngừa bệnh tim

Kali là một chất làm giãn mạch và chất xơ có khả năng làm sạch cholesterol. Cùng với lượng kali giúp thông mạch, và chất xơ để giảm bớt cholesterol trong cơ thể, pyridoxine từ củ sen cũng giúp kiểm soát hàm lượng homocystein trong máu. Homocysteine chính là “kẻ thù” gây ra cơn đau tim.

2.6. Điều chỉnh trọng lượng

Tác dụng của củ sen giúp kiểm soát cân nặng do hàm lượng calo thấp và nhiều chất xơ, chất dinh dưỡng. Nó cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng và giúp no trong thời gian dài, làm giảm nguy cơ ăn quá nhiều, rất phù hợp với những người đang ăn kiêng và cũng giúp kiểm soát được bệnh béo phì.

tác dụng của củ sen
Kiểm soát huyết áp là tác dụng của củ sen

2.7. Hàm lượng vitamin A cao

Củ sen là nguồn cung cấp Vitamin A tuyệt vời giúp tăng cường sức khỏe của da, mắt và tóc. Các hoạt động chống oxy hóa ngăn ngừa các bệnh về mắt và thoái hóa điểm vàng, đẩy nhanh quá trình chữa bệnh, giảm viêm và các bệnh về da.

2.8. Thúc đẩy phát triển trí não

Pyridoxine nằm trong nhóm vitamin tổng hợp nhóm B. Nó có khả năng tương tác trực tiếp với các thụ thể thần kinh ở trong não có ảnh hưởng tới tâm trạng cũng như trạng thái tinh thần của bạn. Nó giúp kiểm soát các căn bệnh đau đầu, stress và nóng giận. Bởi hoa sen là biểu tượng của hòa bình và thuần khiết trong hàng thế kỷ qua, củ sen đã chứng minh được công dụng này.

2.9. Chữa chứng rối loạn hô hấp

Nghiên cứu chỉ ra rằng củ sen có lợi cho hệ hô hấp. Nó giúp làm sạch và cung cấp sức mạnh cho hệ hô hấp. Bạn có thể uống trà củ sen để giảm ho. Hương sen tỏa ra từ làn khói giúp làm sạch chất nhầy ở hệ hô hấp. Bạn cũng có thể uống sinh tố củ sen nghiền để trị các bệnh đường hô hấp như bệnh hen suyễn và bệnh lao.

2.10. Trị bệnh dạ dày

Uống sinh tố củ sen pha với gừng có thể điều trị bệnh viêm ruột. Nếu bạn nôn ra máu, sinh tố củ sen (củ sen xay nhuyễn) có thể cầm máu trong trường hợp chảy máu dạ dày hoặc chảy máu thực quản. Nếu chảy máu khi đi ngoài, chảy máu ruột, dạ dày và trực tràng cũng có thể ngăn ngừa nhờ củ sen. Nếu bạn mắc bệnh kể một chứng chảy máu đường ruột nào nêu trên, hãy uống loại sinh tố bổ dưỡng này sẽ giúp giảm nhẹ tình trạng.

2.11. Củ sen giúp giải độc gan, chữa xuất huyết

Tanin trong củ sen có tác dụng cải thiện các tình trạng về gan như bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, gan phì đại. Thêm nữa, củ sen tươi còn giúp thanh nhiệt, giải độc giúp gan khỏe mạnh hơn và hoạt động tốt hơn.

2.12. Chống viêm nhiễm

Viêm là phản ứng có lợi của cơ thể trước các tổn thương. Các triệu chứng chính của viêm là sưng hoặc phù nề, đau, nóng, đỏ tại vùng bị tổn thương. Tuỳ vào vị trí tổn thương ở đâu mà các triệu chứng viêm lại khác nhau và mức độ gây khó chịu cũng khác nhau. Các nhà khoa học cho biết từ chiết xuất methanol đã phân lập được Axit betulinic triterpenoid trong củ sen được đánh giá về hoạt tính chống viêm rõ rệt, đặc biệt là giảm phù nề. Bởi vậy bạn nên sử dụng củ sen hàng ngày sẽ giúp mang lại cảm giác dễ chịu, đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.

2.13. Tác dụng tốt với hạ đường huyết

Được coi là sát thủ thầm lặng của con người, đái tháo đường đang ngày càng gây nên nhiều hệ lụy bởi những biến chứng âm thầm của bệnh. Mối quan tâm chính lớn nhất đó chính là hạ đường huyết. Ngày nay, ngoài việc dùng thuốc hạ đường huyết các bác sĩ vẫn luôn khuyên bệnh nhân nên bổ sung bằng các loại thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.

Theo các nghiên cứu, chiết xuất từ củ sen cho thấy hạ đường huyết đáng kể. Cơ chế hạ đường thông qua tăng dung nạp glucose ở ngoại vi, tăng tiết insulin ở tụy. Sử dụng củ sen thường xuyên sẽ giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết quá mức.

tác dụng của củ sen
Tác dụng của củ sen là giúp kiểm soát cân nặng

3. Tác dụng của củ sen theo Đông Y

  • Ngó sen có vị ngọt, tính mát, quy kinh Tâm, Can, Tỳ.
  • Công dụng: Thanh nhiệt lương huyết, tả vị hỏa, tiêu thực, bổ tâm, thanh nhiệt
  • Chủ trị các chứng ăn nhanh đói, đau dạ dày, thượng vị bị nóng rát, xuất huyết.
  • Liều dùng: 10 đến 20 gam/ngày dạng thuốc sắc hoặc dùng sống. Đối với các chứng đau dạ dày thì phơi khô sao thơm để dùng. Đối với các chứng xuất huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu thì sao tồn tính để dùng.

4. Các bài thuốc dân gian từ củ sen

4.1 Nôn

  • Chuẩn bị: củ sen sống 30 gam, gừng sống 3 gam
  • Thực hiện: Các nguyên liệu này đem giã nát, chỉ vắt lấy nước, dùng uống 2 lần trong ngày.

4.2 Ho ra máu

  • Chuẩn bị: Củ sen 20 gam, trắc bá diệp hoặc bách hợp 20 gam, cỏ nhọ nồi 10 gam
  • Thực hiện: Tất cả đem thái nhỏ, phơi khô, khi dùng đem sắc với 400ml nước cô lại còn 100ml. Dùng uống 2 lần/ngày

4.3 Băng huyết

  • Chuẩn bị: Củ sen sao 8 gam, tam lăng 8 gam, nga truật 8 gam, huyết dụ 8 gam, bồ hoàng 8 gam, bách thảo sương 6 gam.
  • Thực hiện: Tất cả các nguyên liệu đem sắc 1 thang/ngày.

4.4 Tiểu máu

  • Chuẩn bị: Củ sen 12 gam, sinh địa 20 gam, hoạt thạch 16 gam. Tiểu kế 12 gam, mộc thông 12 gam, bồ hoàng 12 gam, đạm trúc diệp 12 gam, sơn chi tử 12 gam. Chích cam thảo 6 gam, đương quy 6 gam.
  • Thực hiện: Tất cả các nguyên liệu đem sắc uống trong ngày.

4.5 Điều hòa huyết áp, thư giãn

  • Trà củ sen: Khi chọn nguyên liệu cần chọn củ sen già, cắt bỏ đầu đuôi và chỗ hỏng, đem ngâm muối, rồi rửa sạch và để ráo.
  • Sau đó thái mỏng củ sen, phơi khô, sao vàng hạ thổ.
  • Mỗi lần dùng 10 đến 20 gam củ sen đã qua sơ chế. Ghi nhớ đun với lửa nhỏ 15 phút, rồi thêm vài lát gừng mỏng (đã nướng cháy vỏ), rắc chút muối nếu cần, nên uống lúc nóng.

5. Những lưu ý khi dùng củ sen

Thực tế, 70 % củ sen là tinh bột nên người bị bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều. Hạn chế với những người mắc bệnh đại tràng hay dạ dày

Nên chế biến kĩ củ sen trước khi ăn để tránh nhiễm các loại ký sinh trùng. Củ sen sống dưới bùn lầy nên rất dễ nhiễm các loại ký sinh trùng, đặc biệt là trùng lát gừng.

Khi bị nhiễm trùng lát gừng, người bệnh sẽ bị đau âm ỉ vùng bụng trên, tiêu hóa không tốt, đi ngoài nhiều, phân có mùi lạ, thiếu máu, mệt mỏi, sưng phù. Vì vậy, cần nấu chín củ sen trước khi ăn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

62.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan