Người bị viêm loét dạ dày ăn gì cho đúng?

Viêm loét dạ dày là bệnh lý tiêu hóa thường gặp trong xã hội hiện đại ngày nay. Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ thì việc chú ý đến chế độ ăn hàng ngày cũng rất quan trọng. Vậy người viêm loét dạ dày ăn gì cho đúng?

1. Tổng quan về viêm loét dạ dày

Ổ loét là do sự phá huỷ một vùng có giới hạn nhỏ làm mất lớp niêm mạc dạ dày, có thể lan xuống lớp dưới niêm mạc, lớp cơ, thậm chí đến lớp thanh mạc và có thể gây thủng dạ dày. Cơ chế gây loét chủ yếu do sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố gây loét.

Những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày thường gặp:

  • Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)
  • Thuốc giảm đau và kháng viêm
  • Stress, căng thẳng, lo lắng kéo dài
  • Thói quen ăn uống: ăn uống không điều độ, ăn đồ quá nóng, quá lạnh, đồ khó tiêu, đồ cay chua, ăn quá nhanh,... sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá
  • Chất độc: thủy ngân, acid mạnh,...

Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày:

  • Đau bụng vùng thượng vị
  • Nôn hoặc buồn nôn
  • Ăn không ngon miệng, chán ăn
  • Chướng hơi, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa
  • Mất ngủ, ngủ không ngon
viêm dạ dày ăn gì
Giải đáp viêm dạ dày ăn gì?

2. Người bị viêm loét dạ dày ăn uống thế nào cho đúng?

Điều trị bệnh viêm loét dạ dày cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ đã đưa ra. Tuy nhiên, song song với việc dùng thuốc thì việc ăn uống hàng ngày cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị. Vì vậy, người bệnh cần ăn uống đúng cách tránh để bệnh tình tiến triển nặng, gây biến chứng nghiêm trọng.

2.1 Một số chú ý trong chế độ ăn hàng ngày cho người bị viêm loét dạ dày

  • Thức ăn nên được nấu chín hoặc ninh nhừ, không ăn đồ ăn sống, tái.
  • Chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên ăn quá no hoặc quá đói.
  • Ăn chậm, nhai kỹ khi dùng bữa.
  • Chú ý đến nhiệt độ của đồ ăn: nếu đồ ăn lạnh quá làm dạ dày co bóp mạnh, nếu đồ ăn quá nóng dễ làm xung huyết niêm mạc dạ dày.
  • Nồng độ thức ăn: thức ăn quá đặc hay quá loãng đều ảnh hưởng đến việc tiêu hóa của dạ dày. Nếu đặc quá thức ăn sẽ không thấm đều men tiêu hóa, nếu quá lỏng thì men tiêu hóa sẽ bị pha loãng, sự tiêu hóa sẽ không đạt hiệu quả cao nhất.

2.2 Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?

  • Trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa: Thực phẩm từ trứng, sữa có tác dụng có tác dụng trung hòa aicd dịch vị và rất tốt cho sức khỏe người bị viêm loét dạ dày.
  • Thức ăn giàu protein: Các bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo, người mắc bệnh viêm loét dạ dày nên ăn các thực phẩm bổ sung nguồn protein cho cơ thể như: thịt, cá, các loại hạt giàu protein...
  • Rau củ: Người bệnh nên chọn rau củ non, chế biến bằng cách luộc hoặc hấp sẽ tốt hơn cho dạ dày và giữ lại nhiều chất dinh dưỡng.
  • Hoa quả: Hoa quả chứa nhiều vitamin có lợi và là nguồn thực phẩm rất tốt cho sức khoẻ con người
  • Tinh bột: Người bị viêm loét dạ dày có thể dùng bánh mì, các loại khoai, cơm tẻ,... làm bữa ăn trong ngày. Các loại thực phẩm này không chỉ tạo năng lượng cho cơ thể mà còn giúp dạ dày được bảo vệ.
viêm dạ dày ăn gì
Người bị viêm loét dạ dày nên ăn trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa

2.3 Người bị viêm loét dạ dày không nên ăn gì?

  • Đồ ăn có nhiều mùi vị, hương thơm như thịt rán, vịt quay,... Nhiều bác sĩ cho rằng đồ ăn được chế biến hấp dẫn nhiều mùi vị sẽ kích thích dạ dày tiết dịch vị, không tốt cho bệnh viêm loét dạ dày.
  • Đồ ăn được chế biến sẵn: xúc xích, lạp xưởng,.... Đồ ăn được chế biến sẵn tuy hấp dẫn nhưng đem lại nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe và bệnh viêm loét dạ dày.
  • Sữa chua: Nhiều chuyên gia về dinh dưỡng cho rằng người bị viêm loét dạ dày không nên ăn sữa chua do men trong sữa chua có ảnh hưởng không tốt đến niêm mạc dạ dày.
  • Đồ muối chua: Không nên ăn các đồ muối chua vì lượng muối nhiều, nồng độ acid cao có thể khiến cơn đau dạ dày đột ngột xuất hiện, gây hại cho niêm mạc dạ dày.
  • Các loại quả chua, đu đủ, táo, chuối tiêu: Các loại quả này có thể gây kích ứng nếu bạn đang bị viêm loét dạ dày, vì vậy hạn chế dùng để bảo vệ dạ dày.
  • Cà phê, chè, rượu bia, thuốc lá: Caffein, chất cồn trong bia rượu hay thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và việc điều trị bệnh.

Viêm loét dạ dày là bệnh lý tiêu hóa ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bệnh có thể tiến triển nặng nếu không tuân thủ điều trị hoặc có chế độ ăn không hợp lý. Người bị viêm loét dạ dày nên ăn uống thế nào đã được giải đáp qua bài viết trên, vì vậy mọi người cần lưu ý để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả?
    Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả?

    Cháu bị viêm dạ dày, luôn cảm thấy đầy bụng nhưng không đau. Mặc dù, cháu uống nhiều thuốc rồi nhưng mà vẫn đầy hơi. Bác sĩ có thể cho cháu biết nguyên nhân và phương pháp điều trị viêm ...

    Đọc thêm
  • Arnetine
    Công dụng thuốc Arnetine

    Thuốc Arnetine được bào chế dạng dung dịch tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Thuốc có thành phần chính là Ranitidin HCl, dùng để điều trị viêm loét dạ dày (lành tính hoặc loét hậu phẫu thuật), hội chứng Zollinger-Ellison...

    Đọc thêm
  • thuốc seoprae
    Công dụng thuốc Seoprae

    Thuốc Seoprae được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày, tổn thương niêm mạc dạ dày trong viêm dạ dày cấp tính và đợt cấp của viêm dạ dày mạn tính... Cùng tìm hiểu về công dụng, các ...

    Đọc thêm
  • Prazex 30
    Công dụng thuốc Prazex 30

    Thuốc Prazex 30 thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá và được bào chế ở dạng viên nén. Thuốc Prazex 30 có thành phần chính Lansoprazole được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, thực quản... Tuy ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Tazemy
    Công dụng thuốc Meprafort

    Thuốc Meprafort được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản, hội chứng Zollinger – Ellison... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Meprafort qua bài ...

    Đọc thêm